Bạn đang xem bài viết 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Ăn Dặm Thơm Ngon, Bổ Dưỡng, Không Bị Ngán được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Yến mạch là một trong những loại thực phẩm lành tính và ít gây dị ứng nhất, mẹ có thể yên tâm cho bé ăn dặm. Có rất nhiều món ăn với yến mạch cho bé ăn dặm, trong bài viết này mình xin chia sẻ 4 món ăn dễ làm và bổ dưỡng nhất với yến mạch.
Yến mạch chứa nhiều dưỡng chất với hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, đây là các chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, giúp trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hoá, nguồn chất chống oxy hoá hiệu quả,… giúp bé ăn ngon và phát triển toàn diện như:
vitamin B (B1 B2, B3, B6),
vitamin K
vitamin E
canxi
phốt pho
sắt
magie
natri
kẽm
kali,…
Cháo yến mạch trứng gà cung cấp nhiều vitamin và chất xơ giúp bé phát triển tối đa, với món này nên cho bé ăn từ 8 tháng tuổi trở lên và mỗi tuần ăn khoảng 2 – 3 bữa là đủ, vì yến mạch nhiều chất xơ quá không tốt cho hệ tiêu hoá non nớt của bé. Cách nấu khá đơn giản:
Nguyên liệu nấu cháo yến mạch trứng gà
Yến mạch: 60g.
Trứng gà: 1 quả.
Sữa công thức: 250ml.
Đường trắng
Các bước làm cháo yến mạch trứng gà
Bước 1: Ngâm yến mạch với nước khoảng 30 phút trước khi nấu cho yến mạch nở ra.
Bước 2: Cho nước vào nồi đun sôi, sau đó đập trứng vào. Đến khi trứng chín, đóng thành hình thì cho yến mạch vào nấu chín mềm.
Bước 3: Tiếp tục cho sữa vào, thêm đường và nêm cho vừa ăn đến khi sôi thì tắt bếp. Múc ra chén để nguội ấm ấm và cho bé ăn.
Nguyên liệu nấu cháo yến mạch thịt bò cần tây
10g thịt bò.
2 nhánh cần tây.
50g bột yến mạch, 1 thìa dầu oliu.
100ml nước.
Các bước làm cháo yến mạch thịt bò
Bước 1: Ngâm yến mạch với nước khoảng 30 phút cho nở.
Bước 2: Xay nhuyễn cần tây bằng máy xay sinh tố.
Bước 3: Cho yến mạch và cần tây xay vào nồi nấu chín, tiếp theo cho thịt bò vào nấu khoảng 1 phút sau đó nêm cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Bước 4: Múc ra chén để nguội ấm ấm rồi cho bé ăn dặm.
Bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là chất đường bột và vitamin A giúp bé phát triển thị lực và bổ sung năng lượng cho bé. Cháo yến mạch thịt bò nên cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên và mỗi tuần ăn khoảng 2 – 3 lần.
Nguyên liệu nấu cháo yến mạch bí đỏ
40g yến mạch loại hạt cán mỏng.
100g bí đỏ.
1 muỗng phô mai tươi.
Gia vị: dầu oliu, đường.
Các bước nấu cháo yến mạch bí đỏ
Bước 1: Ngâm yến mạch với nước khoảng 30 phút cho nở.
Bước 2: Bí đỏ thái lát rồi cho vào nồi nấu chín với nước, rồi cho vào máy xay nhuyễn.
Bước 3: Cho yến mạch vào nồi với nước đến khi chín.
Bước 4: Cho bí đỏ đã xay vào nồi yến mạch đã nấu chỉn, trộn đều và nêm vừa ăn, nấu thêm khoảng 3 phút rồi tắt bếp.
Advertisement
Bước 5: Múc ra chén để ấm ấm rồi cho bé ăn dặm.
Món cháo yến mạch cho bé ăn dặm này có thể dùng cho bé từ 1 tuổi. Cháo yến mạch thịt bằm cà rốt mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào và đầy đủ, cho bé phát triển toàn diện.
Nguyên liệu làm cháo yến mạch thịt bằm
30g yến mạch.
20g thịt bằm.
20g cà rốt.
Hành lá thái nhỏ.
Các bước làm cháo yến mạch thịt băm
Bước 1: Ngâm yến mạch với nước khoảng 30 phút cho nở.
Bước 2: Xay nhuyễn cà rốt và thịt băm và nấu trong 10 phút.
Bước 3: Cho tiếp yến mạch vào nấu khoảng 3 phút
Bước 4: Nêm gia vị cho vừa ăn cho dầu ăn vào và cho thêm ít hành lá, nấu thêm khoảng 1 phút rồi tắt bếp.
Lưu lý khi nấu cháo yến mạch cho béCách Nấu Cháo Óc Chó Cho Bé Thật Ngon Và Bổ Dưỡng
Cách nấu cháo quả óc chó cùng bông cải xanh, thịt bằm
Nguyên liệu:
3 quả óc chó tách vỏ
70g bông cải xanh
50g gạo
1 thìa dầu ô liu
Cách làm:
Bước 1: Vo gạo, ngâm với nước khoảng 4 tiếng để khi nấu cháo sẽ nhanh nhừ hơn. Bông cải xanh ngâm nước muối loãng sau đó mang đi rửa lại cho sạch.
Bước 2: Bắc nồi nước lên bếp, luộc chín bông cải rồi vớt ra để ráo.
Bước 3: Bắc lên bếp một nồi nước khác rồi cho gạo và óc chó vào. Nấu đến khi thấy cháo chín nhừ thì tắt bếp.
Bước 4: Cho hỗn hợp cháo óc chó cùng bông cải xanh vào cối xay thật nhuyễn. Đổ cháo ra bát, thêm ít dầu ô liu vào khuấy lên là bé có thể ăn được.
2. Cách nấu cháo quả óc chó gạo lứt và cá hồi
Nguyên liệu:
200g nhân hạt óc chó
100g gạo lứt
100g cá hồi
Dầu ô liu
Cách làm:
Bước 1: Ngâm gạo lứt khoảng 8 tiếng (nên ngâm qua đêm để tiết kiệm thời gian) cho hạt gạo nở mềm.
Bước 2: Hấp chín cá hồi sau đó xé nhỏ, cho vào mộ cái bát.
Bước 3: Bắc nồi nước lên bếp, cho hạt óc chó và gạo lứt vào nấu đến khi chín nhừ.
Bước 4: Nêm nếm vừa miệng rồi cho hỗn hợp vào cối xay nhuyễn. Cuối cùng hãy múc cháo ra bát, cho thêm ít dầu ô liu và cá hồi vào, trộn đều lên và cho bé dùng.
Những điều cần biết khi nấu cháo hạt óc chó cho bé
Hạt óc chó tuy tốt cho nhưng không thể lạm dụng quá nhiều nhất là đối với trẻ em. Trẻ nhỏ dễ dị ứng với các loại hạt dinh dưỡng điển hình như đậu phộng, hạt óc chó, macca. Cho nên đối với trẻ ăn dặm chỉ nên dùng dầu hạt óc chó với lượng nhỏ, nếu dùng nhiều lần bé vẫn không có dấu hiệu dị ứng với hạt thì mới nên dùng hạt mắc ca cho bé.
Hạt óc chó khi đập nát để nấu cháo vẫn có thể khiến trẻ khó ăn, sặc ho nên các mẹ có thể nghiền nát thành bột mịn để chế biến thành nhiều món ăn phù hợp.
Lưu ý khi cho bé ăn cháo hạt óc chó
Đối với bé ăn dặm trong 2 tháng đầu không nên cho bé ăn cháo nấu cùng quả óc chó, thậm chí cả dầu hạt óc chó
Chỉ nên cho trẻ từ 2 tuổi trở nên dùng cháo hạt óc chó và cần xay thật nhuyễn. Bạn có thể nghiền nát hạt óc chó thành bột mịn và nấu cùng cháo cho trẻ dễ ăn.
Trẻ nhỏ có thể dị ứng với hạt óc chó nên cần thận trọng khi thấy có các dấu hiệu như tiêu chảy, phân lỏng, liên hệ ngay các bác sĩ chuyên khoa nhi đồng để được hỗ trợ.
Đối với trẻ bị bệnh, hoặc yếu trong người cũng không nên cho bé dùng cháo nấu với hạt óc chó vì sẽ khiến bé khó tiêu do lượng dầu chứa trong hạt cao.
Video hướng dẫn cách nấu cháo óc chó ngon, giúp phát triển trí não cho bé
Thông tin cách nấu cháo óc chó ngon, giúp phát triển trí não cho bé
Thời gian chuẩn bị nấu món ăn: 10M
Thời gian nấu ăn: 30M
Tổng thời gian nấu ăn: 40M
Món ăn tại nhà dành cho : 3 người
Món ăn cho bữa : sáng, trưa, tối
Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam
Tổng calories có trong món ăn: 724 calories
Đăng bởi: Hợp Lê
Từ khoá: Cách nấu cháo óc chó cho bé thật ngon và bổ dưỡng
Cách Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm Theo Từng Giai Đoạn
Topchon sẽ chia sẻ với mẹ chi tiết cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo từng giai đoạn, từ việc chọn nguyên liệu, đến tỷ lệ gạo – nước chuẩn. Và cách giúp mẹ nấu cháo nhừ mềm mà vẫn giữ được hàm lượng dưỡng chất cao nhất trong các loại thực phẩm.
1. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm trong giai đoạn bé từ 4-6 tháng tuổi
Bé trong giai đoạn 4-6 tháng tuổi, được khuyến khích nên dùng bột ăn dặm nhiều hơn. Tuy nhiên, khi trẻ đã mọc răng mẹ có thể chọn phương án nấu cháo cho bé ăn dặm để giúp bé hoàn thiện cơ hàm và khả năng nhai tốt hơn.
1.1. Cách chọn nguyên liệu
Trong giai đoạn này, món cháo rau củ là thích hợp nhất cho con.
Nguyên liệu mẹ nên chọn để nấu cháo cho con là các loại rau có lá mềm như: mồng tơi, cải bó xôi, rau dền, rau đay,…
Mẹ cũng có thể chọn thêm các loại củ quả như: cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ,…
Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế sử dụng các loại ngũ cốc khó tiêu hóa như lúa mì, lúa mạch, đậu phộng (lạc), hạt điều,…
Lưu ý:
Mẹ chỉ nên nấu cháo cùng với 1 loại nguyên liệu để bé tập quen dần và dễ dàng tiêu hóa hơn. Khi con lớn hơn, mẹ có thể dùng nhiều loại nguyên liệu để bổ sung dưỡng chất hiệu quả cho bé.
1.2. Tỷ lệ gạo và nước chuẩn nhất khi nấu cháo
Tỷ lệ gạo nước phù hợp nhất là 1:15, có nghĩa là khi mẹ dùng 20gr gạo thì cần dùng 300ml nước để nấu cháo cho con.
Đây là tỷ lệ giúp cháo nhừ mềm, không quá đặc. Mẹ có thể dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn cháo để con dễ tiêu hóa hơn.
2. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm trong giai đoạn bé từ 7-12 tháng tuổi
2.1. Cách chọn nguyên liệu
Đây là giai đoạn mẹ có thể kết hợp nhiều loại nguyên liệu để nấu cháo cho con.
Bên cạnh các loại rau, củ, quả mẹ có thể chọn thêm các nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật như thịt, tôm, trứng, cá, gà, bò,… để bổ sung thêm đạm cho bữa ăn của trẻ.
Mẹ nên chọn thịt nạc và các loại cá chứa nhiều omega-3.
Mẹ nên hạn chế các loại hải sản có vỏ cứng như ốc, trai, sò, hào để nấu cho con.
Mách nhỏ:
– Mẹ chỉ nên cho con ăn cá khoảng 3 lần/ tuần.
– Trọng lượng đạm có nguồn gốc từ động vật chỉ nên dùng khoảng 15gr/phần ăn.
2.2. Tỷ lệ gạo và nước chuẩn nhất khi nấu cháo
Tỷ lệ gạo nước phù hợp nhất trong giai đoạn này là 1:8, có nghĩa là khi mẹ dùng 30gr gạo thì cần dùng 250ml nước để nấu cháo cho con.
Mẹ nên tăng dần độ đặc, cũng khi xay mẹ nên xay lợn cợn để con tập nhai.
Đến khi con khoảng 10 tháng, mẹ có thể dùng tỷ lệ gao – nước là 1:6, có nghĩa là khi mẹ dùng 40gr gạo thì cần dùng 250ml nước để nấu cháo cho con.
3. Cách nấu cháo nhừ mềm mà vẫn giữ được hàm lượng dưỡng chất cao nhất
Trên thị trường đã có nồi nấu cháo chuyên dụng dành cho bé. Chiếc nồi nấu cháo cho bé có cấu tạo giống như chiếc nồi cơm điện mini nhưng ưu việt hơn nhờ tính năng điều chỉnh nhiệt độ và hẹn giờ.
Sau thời gian hẹn giờ, nồi nấu cháo cho bé sẽ tự động ngắt điện.
Khi sử dụng nồi nấu cháo cho bé, mẹ chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu và bật nút. Sau khoảng 1,5-2 giờ là bé sẽ có nồi cháo ngon lành.
Nồi hoạt động theo phương pháp nấu chậm và hoạt động ở nhiệt độ từ 70-135 độ C nên giúp giữ được hàm lượng dưỡng chất cao nhất có trong thực phẩm.
Khi sử dụng nồi nấu cháo cho bé, mẹ sẽ có nhiều thời gian để chơi với con hoặc nghỉ ngơi thư giãn. Đặc biệt, là mẹ sẽ không bao giờ sợ cháo bị trào, bị khét.
Lazada
Shopee
* Mách mẹ mẹo hay
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm an toàn nhất là mẹ nên nấu riêng từng loại nguyên liệu và quan sát xem con có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không.
Nếu sau khi ăn cháo mà con xuất hiện những dấu hiệu như nổi mẩn đỏ, ngứa da, đỏ mắt, khó thở… thì mẹ không nên tiếp tục sử dụng loại nguyên liệu này để nấu cháo cho con nữa.
Đánh giá bài viết
Cách Nấu Chè Dưỡng Nhan Tuyết Yến Thơm Ngon Bổ Dưỡng Tại Nhà
Cách nấu chè dưỡng nhan tuyết yến (còn gọi là chè tuyết yến nhựa đào) ngon là sự kết hợp khéo léo giữa các loại nguyên liệu để làm nên món chè tốt cho diện mạo và sức khỏe phái đẹp.
Trong bài viết này, Minstore mách bạn công thức nấu chè dưỡng nhan tuyết yến đang “sốt” trên khắp các trang mạng về ẩm thực trong thời gian qua.
Công dụng của chè dưỡng nhan tuyết yến
Trước khi tìm hiểu về công dụng thì hãy xem tuyết yến là gì. Tuyết yến là một chất tiết ra từ phần bột gỗ trong lõi của cây Gum Tragacanth thuộc chi Sterculia, còn nhựa đào là chất tiết ra từ phần vỏ của cây này.
Tuyết yến có nguồn gốc từ vùng cao nguyên và sa mạc khô hạn phía đông Địa Trung Hải, phía Bắc và Tây Nam châu Á, một số ít ở Đông Nam Á, Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Malaysia…
Lúc vừa mới tiết ra, tuyết yến có màu trắng trong suốt, vị chua, sau khi gặp nước sẽ bị oxy hóa nên có màu thẫm dần. Sau khi ngâm tuyến yến sẽ không còn vị chua nữa.
Tuyết yến
Do thành phần chính của chè là tuyết yến nên món chè có nhiều công dụng của nguyên liệu này như: giúp ổn định cholesterol trong máu; chống huyết khối và bình ổn huyết áp; chữa trị bệnh tiểu đường; giúp phòng ngừa các biến chứng tim mạch, tai biến; giúp tăng cường sức khỏe, giảm tình trạng căng thẳng mệt mỏi; giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc; thanh lọc cơ thể; làm đẹp, giảm béo…
Tuyết yến tốt như vậy, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều. Trung bình mỗi người chỉ cần dùng từ 3 – 5g tuyết yến/một ngày. Chỉ cần 5 -10g tuyết yến ngâm sau 12 tiếng nở ra cũng đủ cho 4 – 6 người dùng. Khi ngâm tuyết yến xong, bạn nhớ nhặt tạp chất đổ ra rổ rồi lọc cho ráo bớt nước.
Tuyết yến, nhựa đào, sen tuyết thường được dùng nấu cùng nhau
Bên cạnh đó, nhựa đào, sen tuyết cũng là những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nên thường được nấu kèm tuyết yến.
Nguyên liệu nấu chè dưỡng nhan tuyết yến thơm ngon bổ dưỡng tại nhà
Nhựa đào: 10g
Tuyết yến: 10g
Tuyết liên tử: 10g
Long nhãn: 10g
Kỷ tử sấy khô: 10g
Táo đỏ: 20g
Hạt chia: 5g
Đường phèn
Quế hoa
Cách nấu chè dưỡng nhan tuyết yến thơm ngon bổ dưỡng tại nhà
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cho nhựa đào, tuyết yến, tuyết liên tử vào riêng từng bát, đổ nước đầy bát rồi ngâm trong khoảng 15 tiếng cho nở hoàn toàn.
Sau khi ngâm xong, rửa thật sạch nhựa đào, tuyết yến, tuyết liên tử rồi để ráo nước.
Táo đỏ cũng cần rửa sạch, cắt thành từng lát để các dưỡng chất dễ thẩm thấu khi nấu.
Long nhãn cũng phải được rửa sạch đổ ngập nước ấm rồi ngâm cho mềm.
Bước 2: Nấu chè dưỡng nhan
Đun sôi nồi nước khoảng 500-700ml rồi cho nhựa đào, tuyết liên tử, hạt sen và đường phèn vào đun tiếp. Sau đó, đun thêm khoảng 10 phút ở mức lửa vừa, thường xuyên hớt bọt nổi phía trên nồi.
Tiếp theo, cho long nhãn, táo đỏ, kỷ tử, hạt chia, quế hoa vào đun khoảng 5 phút, luôn tay đảo đều.
Cuối cùng, cho tuyết yến vào đảo đều rồi tắt bếp. Nếu cho tuyết yến vào sớm sẽ bị tan trong nước và giảm hàm lượng dinh dưỡng.
Cách nấu chè dưỡng nhan tuyết yến cũng khá đơn giản
Múc chè dưỡng nhan ra bát hoặc cốc, để nguội hẳn rồi cho vào tủ lạnh cho mát là có thể thưởng thức.
Một số lưu ý khi nấu chè dưỡng nhan thơm ngon bổ dưỡng tại nhà
Để nấu chè dưỡng nhan tuyết yến thơm ngon, bổ dưỡng, bạn cần chọn những nguyên liệu sạch và có nguồn gốc rõ ràng.
Một số nguyên liệu để nấu chè dưỡng nhan có thể thay đổi. Ví dụ tuyết yến có thể thay bằng mủ trôm. Tùy theo khẩu vị của người ăn mà trong thành phần của món chè dưỡng nhan còn có thể bổ sung thêm hạt bồ mễ, saffron, mật mía…
Khi nấu chè nên đảm bảo được độ đặc nhất định, chè loãng sẽ không ngon. Tuyết liên tử có vị bùi, còn nhựa đào khi cho vào miệng sẽ mềm và hơi dai. Bạn không nên nấu lâu quá nhựa đào sẽ dai ăn sẽ không còn ngon.
Vào mùa hè, món chè dưỡng nhan sẽ ngon hơn khi ăn lạnh. Nhưng những người bị dạ dày, tiêu hóa kém, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ… không nên ăn món chè này bởi thành phần nhựa đào dễ gây ức chế dạ dày người có bệnh. Loại chè này có tính hàn, chỉ nên ăn từ 2-3 lần mỗi tuần.
Chè sau khi nấu nếu sử dụng không hết thì có thể cho chè vào bát sứ hoặc chai thủy tinh và cất trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 5 ngày.
3 Cách Nấu Cháo Ghẹ Thơm Ngon Bổ Dưỡng Đơn Giản Tại Nhà
Nguyên liệu làm cháo ghẹ
1kg ghẹ tươi
40g gạo tẻ
50g hành lá
100g cá cơm khô
3g sò điệp khô
6 lát gừng
½ chén gừng băm
Gia vị: Dầu mè, hạt nêm
Dụng cụ: Nồi, xửng hấp, dao, thớt,…
Cách làm cháo ghẹBước 1 Sơ chế ghẹ
Ghẹ sau khi mua về bạn đừng vội gỡ dây buộc mà hãy dùng mũi dao hoặc kéo chọc thủng dưới bụng ghẹ, ngay miệng yếm cho đến khi càng và chân ghẹ không còn cử động. Lúc này ghẹ đã chết nên bạn có thể gỡ dây buộc rồi chà rửa ghẹ cho thật sạch.
Tiếp theo, bạn lột bỏ yếm ghẹ rồi từ từ tách phần mai ghẹ ra để riêng, sau đó dùng tay lột bỏ miệng, phần phổi xốp, màu xám trên thân ghẹ, có thể cắt bỏ bớt các càng nhỏ.
Bước 2 Sơ chế các nguyên liệu khác
Cá cơm khô bạn rút ruột và bỏ đầu. Cồi sò điệp khô bạn ngâm với nước khoảng 15 phút cho mềm rồi vớt ra để ráo.
Gạo tẻ bạn ngâm với nước khoảng 1 – 2 tiếng cho gạo mềm sau đó vo thật sạch. Hành lá bỏ gốc, lá úa, rửa sạch và cắt nhỏ.
Bước 3 Hấp ghẹ
Bạn cho ghẹ cùng 6 lát gừng vào xửng hấp, đặt xửng vào nồi nước rồi tiến hành hấp cách thủy khoảng 10 phút hoặc cho đến khi ghẹ chuyển sang màu đỏ và gừng tỏa hương thơm.
Lúc này, bạn cho ghẹ đã chín vào một tô nước lạnh khoảng 2 phút để giúp thịt ghẹ dễ tách ra hơn, đồng thời giữ lại nước hấp ghẹ để nấu cháo.
Bước 4 Gỡ thịt ghẹ
Trước tiên, bạn dùng tay bẻ đôi con ghẹ rồi bóp cho vỡ phần vỏ và xương trên một nửa thân ghẹ. Sau đó bạn tách hết các càng và chân ghẹ, tách phần thịt dính vào càng và chân ghẹ.
Tiếp theo, bạn dùng kéo cắt càng và chân ghẹ thành khúc tại các khớp nối sau đó cắt dọc các khúc càng và chân rồi mở lớp vỏ ra và tách hết phần thịt ghẹ.
Cuối cùng, bạn dùng đầu càng ghẹ lấy hết phần gạch còn dính trên mai ghẹ. Bạn làm tương tự cho đến khi tách hết thịt cho những con ghẹ còn lại.
Bước 5 Nấu cháo
Bạn cho vào nồi 2 lít nước, nước hấp ghẹ, cá cơm khô, sò điệp khô và gạo đã ngâm rồi bắc nồi lên bếp nấu với lửa vừa.
Khi nồi cháo sôi khoảng 30 phút hoặc cháo đã xốp nhừ thì bạn vớt cá cơm và sò điệp ra, đồng thời cho thịt ghẹ, hành lá, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê dầu mè và gừng băm vào. Bạn tiếp tục đun thêm khoảng 10 phút thì nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt bếp.
Thành phẩmMón cháo ghẹ thơm ngon bổ dưỡng đã hoàn thành. Nước cháo đậm vị ngọt từ nước ghẹ, thơm mùi cá cơm và cồi sò điệp. Hạt cháo nở đều và mềm xốp. Thịt ghẹ ngọt ngọt thơm thơm. Cùng thưởng thức thô nào.
Nguyên liệu làm cháo ghẹ thập cẩm
450g ghẹ tươi
250g tôm sú
125g thịt heo băm
100g chả cá
30g cồi sò điệp khô
180g gạo tẻ
60 gạo nếp
Gia vị: Muối, tiêu xay, đường, dầu ăn, bột bắp.
Dụng cụ: Nồi nấu cháo chuyên dụng hoặc nồi cơm điện có hẹn giờ, tô, dao,…
Advertisement
Cách làm cháo ghẹ thập cẩm
Bước 1 Sơ chế tôm và ghẹ
Ghẹ bạn chọc thủng bụng bằng dao cho chết rồi rửa sạch, tách bỏ phần mai, lấy lại gạch sau đó rửa lại lần nữa với nước và để ráo.
Tôm sau khi mua về rửa với rượu trắng cho bớt tanh rồi rửa lại với nước sạch. Sau đó, bạn bóc vỏ tôm và đầu tôm ra để riêng rồi mới rút chỉ đen trên lưng tôm.
Mẹo bóc vỏ và rút chỉ tôm nhanh: Bạn tách đầu tôm ra khỏi thân tôm rồi dùng kéo cắt dọc lưng tôm, sau đó bóc vỏ và lấy chỉ đen bằng tăm tre.
Bước 2 Sơ chế các nguyên liệu khác
Cồi sò điệp khô bạn rửa sơ rồi ngâm với nước cho mềm sau đó vớt ra xé nhỏ và giữ lại nước ngâm.
Gạo nếp và gạo tẻ bạn vo sạch rồi để cho ráo bớt nước.
Bước 3 Ướp nguyên liệu
Bạn ướp thịt tôm đã sơ chế ⅙ muỗng cà phê muối và ⅙ muỗng cà phê đường khoảng 10 phút.
Tiếp theo, bạn trộn thật đều chả cá và thịt băm cùng với 1 muỗng cà phê muối, 1,5 muỗng cà phê bột bắp, 1 muỗng canh nước, sau đó ướp hỗn hợp thịt khoảng 10 phút. Khi hỗn hợp thịt đã thấm đều gia vị thì bạn vo viên tròn vừa ăn.
Bước 4 Xào đầu tôm
Bắc đun nóng 100ml dầu ăn sau đó cho đầu và vỏ tôm vào xào trên lửa vừa cho đến khi chúng chuyển sang màu đỏ cam thì tắt bếp.
Bước 5 Nấu cháo
Trước tiên, bạn cho 2 lít nước, gạo nếp, gạo tẻ đã vo sach, cồi sò điệp xé nhuyễn và nước ngâm cồi sò điệp vào nồi. Sau đó, bạn cắm điện và hẹn giờ nấu là 30 phút.
Khi thời gian nấu còn 7 phút, bạn mở nồi, khuấy đều cháo và cho thịt viên vào rồi đậy nắp lại. Lúc hết 7 phút thì bạn hẹn giờ và nấu cháo thêm 30 phút nữa.
Sau 30 phút, bạn khuấy đều cháo và cho thịt tôm, đầu tôm, vỏ tôm và ghẹ vào nồi. Bạn để cháo nguội khoảng 10 phút thì cho tiếp phần dầu xào đầu tôm, 1.5 muỗng cà phê muối, khuấy đều rồi nêm nếm lại cho vừa ăn.
Thành phẩmCháo ghẹ thập cẩm vô cùng hấp dẫn và thơm ngon nhờ sự kết hợp hài hoà giữa các nguyên liệu. Thịt ghẹ tươi ngon vì được nấu khi còn vỏ. Chả viên tôm cá vừa dai vừa mềm. Hạt cháo tơi xốp hoà quyện với nước cháo thơm ngọt.
Nguyên liệu làm cháo ghẹ cà rốt
1 con ghẹ tươi
1/2 củ cà rốt
2 tép hành tím
60g gạo nếp
60g gạo tẻ
Gia vị: Dầu ăn
Dụng cụ: Nồi, dao, thớt,..
Cách làm cháo ghẹ cà rốtBước 1 Sơ chế nguyên liệu
Ghẹ bạn dùng kéo hoặc dao đâm vào bụng cho chết sau đó chà rửa cho thật sạch. Gạo nếp và gạo tẻ bạn ngâm với nước khoảng 1 tiếng sau cho mềm sau đó vo lại cho sạch.
Cà rốt bạn gọt vỏ, bỏ cuống, rửa sạch rồi cắt hạt lựu. Hành tím bạn bóc vỏ và băm nhuyễn.
Bước 2 Luộc và tách thịt ghẹ
Bạn luộc chín cả con ghẹ trong nước sôi khoảng 10 phút rồi vớt ra, để nguội tự nhiên hoặc cho vào nước lạnh. Sau đó, bạn lần lượt tách bỏ yếm, mai, phổi và miệng ghẹ rồi tiến hành tách lấy thịt ghẹ.
Bước 3 Xào ghẹ
Bắc chảo lên bếp và cho vào ½ muỗng canh dầu ăn. Khi dầu nóng thì bạn cho hành tím vào phi thơm. Sau đó, bạn cho thịt ghẹ vào xào trên lửa nhỏ, đảo đều tay khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Bước 5 Nấu cháo
Bắc nồi lên bếp, cho vào 2 lít nước, gạo đã vo sạch rồi nấu khoảng 30 phút trên lửa vừa. Tiếp theo, bạn cho tiếp cà rốt, thịt ghẹ xào vào nồi, nấu thêm khoảng 2 phút thì nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Thành phẩmChỉ vài bước đơn giản là có ngay món cháo ghẹ cà rốt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Món cháo này trông rất hấp dẫn với thịt ghẹ ngon ngọt và những miếng cà rốt mềm thơm. Cả nhà bạn, nhất là các bé, chắc chắn sẽ thích mê món này cho xem.
Cháo Thịt Gà Cho Bé Ăn Dặm Nấu Với Rau Gì Thì Tốt?
Cháo thịt gà cho bé được nhiều mẹ đánh giá cao và thường xuyên áp dụng trong thực đơn ăn dặm hàng ngày. Cháo gà có thể nấu với rau dền, bí xanh, khoai lang, củ dền, bí đỏ, đậu xanh, cà rốt, khoai tây…
Thịt gà là một trong những loại thực phẩm giúp cung cấp hàm lượng lớn protein (đặc biệt là tại phần ức gà), phần mỡ gà chủ yếu chỉ tập trung tại phần da với tỉ lệ chất béo không bão hòa cao. Ngoài ra, trong thịt gà còn có chứa hàm lượng phospho lớn, một chất rất cần thiết đối với sự phát triển của xương, răng, trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
Bé từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu ăn dặm và bé có thể ăn được thịt gà ngay từ lúc ăn dặm. Khi nấu cháo thịt gà cho bé nên kết hợp thêm các loại rau của để bổ sung dinh dưỡng cho con.
Cháo thịt gà nấu với rau gì cho bé ăn dặm?
– Thịt gà nấu rau ngót: Rau ngót rất tốt đối với sức khỏe trẻ nhỏ nhờ cung cấp lượng vitamin A, vitamin B, vitamin C dồi dào. Tuy nhiên, loại rau này chỉ nên dùng nấu cháo cho trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên.
– Thịt gà nấu với bí xanh và nấm: Trong thành phần của nấm và bí xanh đều cung cấp cho trẻ đầy đủ lượng vitamin cần thiết như vitamin A, vitamin B, C,E,K… Trên thực tế, nấu món cháo gà với nấm và bí xanh này cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần làm sạch, cắt nhỏ nấm và bí xanh, thịt gà luộc xong xé phay rồi xay nhuyễn và cho vào cháo là được.
– Thịt gà nấu với súp lơ xanh: Súp lơ xanh là loại rau hàng đầu nên nấu với cháo thịt gà do chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng sắt, canxi, rất tốt cho sự phát triển những năm đầu đời của bí. Lượng vitamin C dồi dào có trong súp lơ xanh cũng giúp làm tăng đề kháng của trẻ, chống lại sự phát triển của bệnh tật.
– Thịt gà nấu với khoai tây và bí đỏ: 2 loại củ quả này cũng có thể kết hợp với thịt gà và công thức cũng rất dễ thực hiện.
– Thịt gà nấu với khoai lang: Khoai lang chứa nhiều protein, chất xơ và không hề có chất béo, là nguồn thực phẩm vô cùng tốt dành cho bé ăn dặm. Các mẹ chỉ cần hấp cách thủy chín khoai lang rồi cho vào xay nhỏ, cùng với thịt gà xé phay, sau đó đã cho vào nồi cháo đã ninh nhừ là hoàn thành xong món cháo cho bé rồi đấy.
– Thịt gà nấu với rau mồng tơi: Rau mồng tơi có tính mát, dễ ăn, kết hợp cùng thịt gà sẽ cung cấp một lượng lớn chất xơ, các loại vitamin, protein tốt cho sức khỏe.
– Thịt gà nấu cháo với rau dền: Rau dền giúp cung cấp lượng lớn chất khoáng, kẽm, vitamin A, vitamin E…dung hòa được các chất có trong thịt gà, là món cháo vô cùng tuyệt vời.
Cháo thịt gà không nên nấu với rau gì cho bé ăn dặm?Ngoài việc quan tâm đến vấn đề, thịt gà nấu cháo với rau gì cho bé ăn dặm, mẹ cũng cần chú ý đến các loại rau không nên dùng để nấu cháo thịt gà như:
– Rau cải: Do rau cải có tính ấm nóng, tính ôn có công dụng giúp điều hòa khí huyết, chống lạnh bụng, cảm lạnh….
Còn thịt gà cũng có vị ngọt, tính ôn, giàu dưỡng chất giúp bồi bổ khí huyết, điều hòa hoạt động của thận, cải thiện rối loạn khí huyết nên khi kết hợp cùng nhau sẽ khiến cho chất ấm nóng trong cơ thể tăng lên. Làm như vậy, cơ thể sẽ gặp phải các vấn đề về khí huyết.
– Rau kinh giới: Loại rau này cũng có tính cay nóng, tân tán nên khi ăn cùng thịt gà có tính nóng, vị ngọt sẽ làm gây nên các chứng phong ngứa, nóng trong.
– Rau răm: Khi dùng chung sẽ tạo nên những chất có hại đối với hệ tiêu hóa.
8 Cách nấu cháo thịt gà cho bé với một số loại rau củ 1. Cháo thịt gà khoai langChuẩn bị nguyên liệu:
– Gạo tẻ, gạo nếp
– Thịt gà
– Khoai lang
– Gia vị, nước mắm cho bé, nước dùng gà (nếu có)
Cách nấu:
– Gạo tẻ và gạo nếp vo sạch, cho vào cùng nước, ninh nhừ thành cháo.
– Trong lúc đợi cháo chín, thịt gà mẹ mang rửa sạch và thái lát mỏng, băm nhỏ, viên tròn từng viên cho vào đĩa.
– Bắc nồi lên bếp, cho thêm chút dầu ăn và phi thịt gà với chút mắt ngon, cho nước dùng vào đun đến khi thấy thịt chín mềm.
– Khoai lang gọt vỏ, thái lát mỏng, hấp chín và mang nghiền nhuyễn.
– Khi cháo đã chín thì múc lượng vừa đủ và cho vào máy xay, thêm thịt gà, khoai lang rồi xay nhuyễn thành dạng hỗn hợp sền sệt.
– Mẹ đổ ra nồi đun khoảng 1-2 phút, bắt bếp rồi đổ cháo ra đĩa, thêm chút dầu oliu rồi múc cháo cho bé thưởng thức.
Lưu ý: Mẹ có thể thay thế khoai lang bằng khoai tây, khoai môn để nấu cháo cho bé ăn dặm.
2. Cháo thịt gà nấu với bí đỏChuẩn bị nguyên liệu:
– Cháo trắng
– Bí đỏ
– Thịt gà
Cách nấu:
– Băm nhỏ thịt lườn gà, cho lên bếp, xào cùng với chút dầu ăn và nước mắm cho bé.
– Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu, hấp chín rồi nghiền nát.
– Múc cháo trắng vào nồi, cho thịt gà và bí đỏ vào trộn đều, nấu sôi.
3. Cháo thịt gà hạt senChuẩn bị nguyên liệu:
– Hạt sen
– Cháo trắng
– Thịt gà
Cách nấu:
– Ngâm hạt sen qua đêm rồi hầm cùng với thịt gà cho thịt mềm nhừ.
– Gỡ thịt gà ra rồi mang xay nhuyễn cùng với hạt sen.
– Múc lượng cháo trắng vừa ăn rồi cho vào nồi, thêm hạt sen, thịt gà vừa xay vào, trộn đều nấu sôi.
– Múc cháo ra bát, nêm khoảng 5ml dầu oliu cho bé rồi để hơi nguội mới cho bé ăn.
4. Cháo thịt gà rau dềnNguyên liệu:
– Thịt ức gà 50g
– Gạo 100g
– Rau dền đỏ 3-5 cây
– Nấm hương
– Dầu ăn cho bé
Cách nấu cháo thịt gà rau dền đỏ
– Vo gạo và để ngâm trong khoảng 1 giờ đồng hồ sẽ giúp gạo nấu mau nhừ hơn khi nấu cháo.
– Rau dền, nấm hương mang rửa sạch, để ráo và cắt nhỏ.
– Thịt gà mang rửa sạch, hòa chút muối và giấm với lượng bằng nhau. Sau đó, chà xát cả trong và ngoài thịt gà để loại bỏ mùi hôi. Mang gà đi hầm chín, xé nhỏ thịt (đối với trẻ đang ăn dặm thì hãy xay nhuyễn) cho vào bát.
– Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi nước rồi cho rau dền, nấm hương vào luộc chín rồi mang vớt ra bát.
– Sử dụng nước hầm gà để nấu cháo, khi cháo đã nhừ thì cho thêm thịt gà, nấm hương, rau dền vào. thêm chút mắm, gia vị để món cháo thêm đậm đà (với trẻ đủ tuổi ăn gia vị). Đun thêm khoảng 2-3 phút thì tắt bếp.
5. Cháo thịt gà cải bó xôi
Nguyên liệu:
– 30g gạo
– 30g thịt gà
– 30g cải bó xôi
– Dầu ăn, hành lá, ngò rí
Cách nấu cháo gà rau cải bó xôi cho bé
– Thịt gà rửa sạch, luộc chín. Vớt thịt gà ra để nguội, xé nhỏ (hoặc xay nhuyễn) thịt gà, để riêng.
– Gạo vo sạch, ngâm nước 1 tiếng cho nở rồi cho vào nồi, cho nước luộc gà và nước lọc vào nấu thành cháo chín nhừ.
– Cải bó xôi rửa sạch rồi dùng dao cắt nhuyễn.
– Bắc chảo lên bếp, thêm xíu dầu ăn, hành lá băm nhỏ vào phi thơm rồi cho thịt gà vào xào săn lại, cho tiếp cải bó xôi vào xào cùng, đảo đều cho cải chín thì tắt bếp.
– Cháo chín nhừ thì cho phần thịt gà và cải bó xôi đã xào vào, đảo đều và nấu cho đến khi rau cải chín mềm nhừ là được.
– Cuối cùng cho hành lá, ngò rí băm nhỏ vào, khuấy đều. Nêm gia vị nếu bé trên 1 tuổi.
6. Cháo thịt gà bí xanh
Nguyên liệu nấu cháo:
– 1 khúc bí đao (bí xanh)
– 100g thịt gà
– 100g gạo tẻ
– Dầu ăn, gia vị cho bé
Cách nấu cháo gà bí xanh
– Thịt gà rửa sạch, thái nhỏ rồi băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.
– Bí xanh gọt vỏ, bỏ lõi, rửa sạch rồi xay nhuyễn.
– Gạo vo sạch, ngâm 1 tiếng cho nở rồi cho vào nồi nấu thành cháo chín nhừ.
– Bắc chảo lên bếp, cho xíu dầu ăn vào đun nóng rồi cho thịt gà vào xào chín săn lại là được.
– Cháo chín nhừ thì cho thịt gà đã xào và bí xanh xay nhuyễn vào nấu cùng, khuấy đều tay thêm 5 phút nữa là được.
– Nêm thêm gia vị cho bé vừa ăn nếu bé đã trên 1 tuổi.
Lưu ý: Mẹ có thể áp dụng cách nấu cháo gà bí xanh này với các loại bí khác như bí ngòi, su su, củ dền…
7. Cháo thịt gà đậu xanhNguyên liệu:
– 50g gạo tẻ + 25g gạo nếp
– 50g đậu xanh
– 100g thịt gà
– Hành khô băm, hành lá băm, rau mùi băm
– Dầu ăn và gia vị cho bé
Cách nấu cháo gà đậu xanh cho bé ăn dặm
– Thịt gà rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín. Thịt gà chín vớt ra, xé hoặc băm nhỏ.
– Đậu xanh ngâm 1 – 2 tiếng cho mềm, vo sạch.
– Gạo nếp và gạo tẻ ngâm 1 – 2 tiếng cho mềm, vo sạch rồi cho vào nồi cùng đậu xanh, nước luộc gà ninh thành cháo chín nhừ.
– Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành khô băm, cho thịt gà vào xào cho săn lại.
– Cháo đậu xanh chín mềm nhừ hoàn toàn, đánh tan cho đậu xanh nhuyễn mịn trong nồi. Cho thịt gà đã xào vào, khuấy đều thêm 5 phút rồi cho hành lá, ngò rí băm vào, đảo đều và tắt bếp. (Nêm thêm gia vị nếu bé trên 1 tuổi).
8. Cháo thịt gà phô mai
Nguyên liệu:
– 30g thịt gà
– 30g gạo
– 1/2 miếng phô mai
– Dầu ăn cho bé
Cách nấu cháo thịt gà phô mai cho bé ăn dặm
– Thịt gà rửa sạch, hấp chín. Xé nhỏ rồi xay nhuyễn thịt gà.
– Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu thành cháo chín nhừ.
– Cháo chín thì cho thịt gà xay nhuyễn vào nấu cùng, khuấy đều nấu thêm 5 phút nữa thì cho 1/2 miếng phô mai vào, khuấy đều cho phô mai tan hết.
– Phô mai tan hết thì tắt bếp, múc cháo ra bát. Khi bé ăn thì cho thêm xíu dầu ăn cho bé. Nếu bé trên 1 tuổi mẹ có thể nêm thêm gia vị cho vừa ăn với bé.
Lưu ý khi nấu cháo gà cho bé ăn dặm
– Bé dưới 1 tuổi mẹ không cho gia vị là muối, đường, nước mắm, mật ong, hạt nêm khi nấu cháo cho bé.
– Bé 6 tháng tuổi mẹ nên rây lại cháo trước khi cho bé ăn để tránh bị hóc.
– Mẹ có thể đa dạng các món cháo, súp cho bé với các công thức như trên để con ăn dặm ngon miệng hơn.
Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!
3/5
Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Ăn Dặm Thơm Ngon, Bổ Dưỡng, Không Bị Ngán trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!