Xu Hướng 9/2023 # Cây Phượng Tím: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà # Top 9 Xem Nhiều | Xikz.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cây Phượng Tím: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Phượng Tím: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cây phượng tím có tên khoa học là Jacaranda Mimosifolia. Cây phượng tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ (Argentina, Bolivia) và được du nhập sang Ấn Độ, Nepal,… và dần thích nghi được với khí hậu nhiệt đới cũng như cận nhiệt đới.

Phượng tím mang đến nhiều thông điệp ý nghĩa cho mọi người như:

Biểu tượng của tình yêu thủy chung cho các cặp đôi mặc cho ngoài kia có bao nhiêu gian nan và nguy khó.

Thể hiện sự nhẹ nhàng và tinh tế đồng thời toát lên nét dịu dàng và thùy mị trong tâm hồn của mỗi chúng ta.

Hương thơm cùng với màu sắc đặc trưng của phượng tím mang đến sự bình yên và hòa thuận cho mọi thành viên trong gia đình.

Sắc màu tím thơ mộng của cây phượng tím thể hiện sự chung thủy trong tình yêu, sự thân thiết trong tình bạn và mối quan hệ khăng khít giữa người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, phượng tím còn được trồng tại nhiều công trình, tòa nhà để làm tăng thêm tính thẩm mỹ và mở rộng tài lộ.

Cây phượng tím là loài cây thân gỗ có chiều cao tương tự như phượng đỏ từ 15 – 20m. Các nhánh và cành cây có xu hướng xòe rộng ra với chiều dài có thể đạt tới 7m.

Hoa của cây phượng tím mọc thành từng chùm, mỗi bông hoa nở ra có hình dạng giống như chiếc chuông dài khoảng 3 – 5cm và tàn sau khoảng 5 ngày. Hoa bắt đầu nở vào mùa đông và kéo dài cho đến hết mùa xuân.

Gỗ của cây phượng tím có đặc tính kháng sinh và chống oxy hóa hiệu quả nên thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như bệnh lậu, giang mai. Ngoài ra, các hoạt chất trong cây phượng tím có thể làm giảm triệu chứng của bệnh bạch cầu.

Cây phượng tím có nhiều tán lá rộng và nhánh cây vươn dài nên thường được dùng làm bóng mát. Bên cạnh đó, sắc tím đặc biệt của phượng tím còn dùng để trang trí và làm đẹp trong các nhà hàng, khách sạn, resort và một số công viên.

Khi trồng cây phượng tím, bạn cần lưu ý một số điều sau để cây phát triển tốt và ra hoa đẹp nhất:

Gieo hạt: Bạn nên chọn những hạt cây phượng tím già thì cây mới phát triển ổn định. Bạn nên thực hiện các bước sau để gieo hạt cây phượng tím:

Bước 1Ngâm hạt trong vòng 36 – 40 giờ bằng nước sạch, sau đó vớt ra và lau khô để trộn với cát.

Bước 2 Gieo hạt xuống đất, bạn có phủ lên bằng cát hoặc đất và che lại bằng rơm rạ nhưng cần đảm bảo khu vực ươm hạt nhận một nửa lượng ánh sáng tự nhiên.

Trong 15 ngày đầu tiên, bạn nên tưới nước thường xuyên để cung cấp đủ độ ẩm cho hạt nở tốt hơn. Sau khoảng 2 tháng thì cây sẽ cao khoảng 20cm, bạn sẽ tiếp tục chăm sóc cho cây đến khi cao khoảng 40cm thì có thể đem ra khu vực khác để trồng.

Nhiệt độ và khí hậu: Phượng tím sẽ cần nhiệt độ thấp thì mới sinh trưởng và phát triển tốt, nhiệt độ ban đêm dao động từ 16 – 18 độ C và ban ngày từ 26 – 30 độ C. Bên cạnh đó, khí hậu cũng cần phải mát mẻ và có đầy đủ lượng ánh sáng cần thiết.

Đất trồng: Có thể thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau ngay cả đất kém màu mỡ như đất chua, đất sỏi,…

Tương tự như các loại cây cảnh khác, khi trồng phượng tím bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề về sâu bệnh. Trong khoảng 2 năm đầu, bạn nên bón phân đều đặn và đặt cây ở vị trí đón được ánh sáng tốt thì cây mới sớm ra hoa.

Nếu như bạn muốn trồng nhiều cây một lúc thì nên trồng cách nhau khoảng 3.5 – 4.5m vì khi trồng quá gần thì cây sẽ chồng chéo nhau và hạn chế hấp thụ ánh nắng của nhau dẫn đến khó ra hoa.

Do phải ươm hạt trước khi trồng nên đòi hỏi chất lượng hạt phải đạt chất lượng tốt. Nếu như bạn mới bắt đầu trồng thì tỷ lệ đậu cây khá thấp, vì vậy bạn nên mua cây giống đã được ươm hạt sẵn bởi các nhà vườn chất lượng.

Cây Cọ: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Nguồn gốc, ý nghĩa cây cây cọ

Cây cọ có tên khoa học là Rhapis Excelsa, thuộc nhóm cây thân gỗ, họ cau với dáng thẳng. Do vẻ đẹp đặc biệt cùng tuổi thọ của cọ có thể lên đến 25 năm nên được nhiều người ưa thích.

Ý nghĩa phong thuỷ cây cây cọ

Cây cọ có lá xòe rộng với bản to và các lá của cây hướng lên trời giống như hình ảnh những bàn tay đang hứng lộc mà ông trời ban tặng. Bản lá to còn giúp xua đuổi tà ma tấn công gia chủ, có ý nghĩa như cây trấn nhà trong phong thủy.

Bên cạnh đó, cây cọ cũng được xem là biểu tượng may mắn, mang đến những điều tốt lành do các lá cây hướng về tứ phía để thu hút thịnh vượng cũng như bảo vệ gia chủ khỏi những điều xấu xung quanh.

Đặc điểm, phân loại cây cây cọ

Cây cọ có kích thước khoảng từ 1-2m với lá khá to, đầu lá tròn và xẻ tua rua đẹp mắt và thường mọc thành cụm với nhau.

Cọ lá tre

Cọ lá tre có dáng nhỏ, lá dài, thon như những lá tre, thân cây cao trung bình khoảng 30cm. Dáng cọ lá tre thanh mảnh, nhỏ gọn nên rất thích hợp để trưng bày trong văn phòng hay phòng khách trong nhà.

Cây còn có khả năng lọc khí rất tốt nên thường được trồng nhiều ở những chỗ làm việc có nhiều khí độc hại như khu đồ nội thất sơn mài. Bạn nên đặt cây ở những chỗ có bóng râm vì cọ lá tre không ưa nắng gắt.

Cây cọ ta

Cây cọ ta hay còn được gọi là cây cọ lùn, được trồng rộng rãi ở nước ta. Cây cọ lùn có sức sống tốt, phát triển trong môi trường đủ độ ẩm, nước, bạn có thể trồng cây trong nhà hay ngoài sân đều được.

Lá cây xanh mướt, xòe ra như những cánh quạt, rất hợp để trang trí trong những ngôi nhà có kiến trúc hiện đại, nó sẽ giúp ngôi nhà của bạn càng thêm sang trọng.

Cây cọ Nhật

Cây cọ Nhật có dáng người thon dài, mỏng manh với chiều cao lên đến 180cm. Lá cây xòe rộng với các bản lá to tạo nên một nét đẹp vô cùng sang trọng, cuốn hút.

Lá cọ Nhật xòe rộng hướng thẳng lên trời giống như hình ảnh những bàn tay đang xòe ra để hứng lộc trời. Do đó, trong phong thủy, cây cọ Nhật có ý nghĩa tượng trưng cho sự giàu sang, tài lộc.

Cây cọ Mỹ

Đây là loài cọ cao nhất với chiều cao lên đến 30m, thuộc loại thân gỗ có nhiều gai nhọn ở phần thân. Lá cọ Mỹ có hình dáng như những cái quạt khổng lồ, có các nếp dạng răng cưa và rất dễ trồng, chăm sóc, nên được nhiều người ưa chuộng.

Trong phong thủy, cây còn được cho là biểu tượng của nguồn năng lượng tích cực, mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.

Do vẻ đẹp độc đáo và tuổi thọ của mình, cây cọ được nhiều người lựa chọn để trang trí trong khuôn viên nhà mình. Lá cọ xòe ra với màu xanh đẹp mắt, rất thích hợp để tô điểm cho những ngôi nhà có màu sắc chủ đạo là những màu sáng như màu trắng.

Ngoài dùng để trang trí, cọ còn được dùng để lọc không khí. Cây cọ có khả năng hấp thụ, loại bỏ khí formaldehyde và các khí độc hại khác trong không khí và nó cũng giúp không gian trở nên trong xanh, giàu sức sống hơn.

Có một tác dụng mà không phải ai cũng biết của cây cọ đó là xua đuổi ruồi, muỗi và các loại côn trùng khác. Khi trồng cây cọ trong nhà, không chỉ giúp điểm tô cho mái ấm của bạn thêm sức sống mà còn giúp xua đuổi các loại côn trùng có hại nhờ vào mùi hương dịu nhẹ của mình.

Cách trồng cây cọ

Cọ là loài cây khá dễ trồng, bạn chỉ cần dùng đất thịt pha với xơ dừa và trấu để trồng cây là cây có thể sinh trưởng tốt. Phương pháp phổ biến nhất để trồng cọ là gieo hạt, chờ khi hạt nảy mầm thì mang đi trồng trong chậu và chăm sóc là được.

Cách chăm sóc cây cọ

Đất trồng: Bạn nên trồng cọ trong đất thịt trộn với xơ dừa và trấu. Cứ khoảng 3-5 năm bạn nên thay đất một lần để cây phát triển tốt nhất.

Ánh sáng: Cọ là cây ưa sáng nên bạn nên trồng chúng ở những nơi có đủ ánh sáng. Tuy nhiên, với những cây non thì bạn nên trồng chúng ở những nơi có ánh sáng dịu nhẹ như đặt bên cạnh cửa sổ hay những nơi chỉ đón được ánh nắng buổi sáng, để không gây cháy lá non mà cây vẫn nhận đủ ánh sáng.

Tưới nước: Để cây phát triển tốt thì bạn nên tưới nước 3 lần mỗi tuần để đảm bảo cây phát triển tốt. Vào những mùa khô, bạn có thể tưới nước thường xuyên hơn để duy trì độ ẩm cho cây, nhưng không nên tưới quá nhiều vì cây không chịu được ngập úng.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây cây cọ

Cây cọ Nhật khi trồng trong nhà sẽ có thể xuất hiện tình trạng phấn trắng, bạn chỉ cần dùng khăn ẩm tẩm cồn lau sạch đi là được, sau đó dùng thuốc xịt côn trùng xịt quanh cây.

Vệ sinh cây: Bạn nên thường xuyên lau bụi bẩn bám trên lá cây để cây quang hợp tốt hơn cũng như lọc khí hiệu quả hơn.

Cây Dương Liễu: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Nguồn gốc, ý nghĩa cây dương liễu

Cây dương liễu (Phi Lao) là loại cây thân gỗ thuộc họ Phi Lao, ưa sống ở những nơi đất cát có khí hậu nóng và gió ở miền ven biển. Cây có xuất xứ từ châu Úc với tên gọi khoa học là Casuarina equisetifolia J.R et G. Forst. Ở Việt Nam, chúng thường sống trên các vùng đất đồi, đất cát và được trồng nhiều nhất ở duyên hải miền Trung. Loài cây này có 2 loại chính là Phi Lao trắng với gỗ màu trắng, nhẹ, mềm và Phi Lao tía với gỗ màu hồng, nặng, bền chắc.

Ý nghĩa phong thuỷ cây dương liễu

Cây dương liễu là biểu tượng của sự kiên cường, mạnh mẽ, dù mưa sa bão táp vẫn hiên ngang phát triển xanh tốt.

Theo phong thủy, cây dương liễu có thể mang đến tài lộc, may mắn cho gia đình. Ngoài ra, nó còn có thể trừ tà, hóa giải xui xẻo và đem lại bình an cho gia chủ.

Đặc điểm, phân loại cây dương liễu

Cây dương liễu mọc thẳng đứng, vỏ ngoài màu nâu, có nhiều cành lá xanh tốt rủ xuống tạo thành lùm cây um tùm. Cây dương liễu trưởng thành có chiều cao 20 – 25m, nhưng đối với loại cây nhỏ chỉ dùng để làm cảnh thì cao từ 2- 3m.

Lá của cây dương liễu khác với những loại cây thân gỗ bình thường vì lá kim nhỏ và dài giống hình vảy, mọc bao quanh các đốt của cành.

Cành dương liễu thường to ở phần thân gốc và nhỏ dần, mềm và rũ xuống ở các cành trên.

Đặc biệt, hoa của cây thường mọc theo cụm hình đuôi sóc, rất đẹp. Quả gồm nhiều quả nhỏ dính liền nhau tạo hình bầu dục, khi già trở nên nâu cứng và hóa gỗ.

Cây dương liễu được trồng trong sân vườn để làm cảnh, trồng ở các bờ hồ, công viên, ven các đường phố,…để che mát và giữ cho bầu không khí trong sạch hơn. Cây dương liễu bonsai có thể trang trí nội thất và tạo uy thế sang trọng cho ngôi nhà.

Tác dụng đối với sức khoẻ

Một số bộ phận của dương liễu có chứa chất kháng sinh giúp giảm đau, giải độc, tiêu viêm. Rễ cây là nguyên liệu làm thuốc chữa tiêu chảy và kiết lị, lá cây có thể dùng để điều trị bệnh ngứa da, vỏ cây chứa tanin làm thuốc cầm máu, quả dùng để chữa chàm ngứa bừu tinh hoàn.

Một vài công dụng khác

Vỏ dương liễu có chứa dầu, được đun lên dùng để nhuộm vải.

Gỗ cây dùng làm coppha trong xây dựng và là nguyên liệu sản xuất giấy thô, đồ gỗ, cọc tiêu, củi than,…

Cây dương liễu trồng thành từng hàng dài để chống xói mòn đất ở vùng rừng núi và sạt lở ở vùng ven biển.

Cách trồng cây dương liễu tại nhà

Về gieo hạt: sau khi quả được thu hoạch thì bóc vỏ lấy hạt ngâm trong nước dưới độ ẩm thích hợp cho đến khi nứt rồi đem gieo xuống đất ẩm. Trong thời gian gieo hạt luôn phải giữ cho đất ẩm để hạt giống có thể dễ dàng phát triển.

Cách trồng: sau khi ươm cây cao khoảng 30 – 50cm thì đem trồng ở nơi thoáng mát. Khi đào hố trồng cây thì để phần đất phía trên và đất đáy sang 2 phần bằng nhau. Nên cuốc hố rồi ủ phân chuồng trước 1 tháng hoặc vừa cuốc vừa lót phân và kết hợp trồng cây.

Kỹ thuật trồng: cho phần đất phía trên xuống đáy hố, giữ cho cây thẳng đứng rồi lấp đất rồi nén chặt. Trồng với mật độ mỗi hàng cách nhau 2 – 4m, mỗi cây cách nhau 2m.

Cách nhân giống: nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc nhổ những cây con tự mọc dưới gốc cây già.

Cách chăm sóc cây dương liễu

Tưới nước cho cây thường xuyên, mỗi ngày 1- 2 lần.

Sau khi trồng được 2-3 tuần, nếu thấy cây héo hoặc chết thì phải dặm cây mới vào những ngày có thời tiết mưa ẩm.

Khi thấy lá của cây trưởng thành chuyển màu vàng để kiểm tra phần rễ. Nếu rễ cây bị thối đen thì cạo phần đó và bôi thuốc.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây dương liễu

Cây dương liễu khá dễ trồng, tuy nhiên đây một loại cây ưa sáng nên bạn phải trồng cây ở một nơi có nhiều ánh nắng.

Cây dương liễu được trồng ở nhiều nơi và rất phổ biến nên bạn có thể tìm mua ở bất kỳ vườn ươm hay trại giống nào đó.

Advertisement

Giá của cây dương liễu phụ thuộc vào hình dáng và chiều cao của cây. Giá giao động khoảng 10.000 – 20.000 đồng/cây con cao 20cm, từ 100.000 – 300.000 đồng/cây trưởng thành, 1.000.000 – 3.000.000/cây làm cảnh đã được uốn hình. Mức giá này có thể thay đổi tùy vào thời gian mua và địa điểm bán dương liễu.

Cây Huyết Dụ: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Nguồn gốc, ý nghĩa cây Huyết dụ

Tên gọi khác: Phát dụ, Thiết thụ, Chổng đeng, Huyết dụ lá đỏ, Long huyết, Phật dụ,…

Tên khoa học: Cordyline terminalis Kanth

Họ: Huyết dụ (danh pháp khoa học: Dracaena terminalis)

Cây Huyết dụ là loại cây được ứng dụng trong cuộc sống khá nhiều như làm cảnh hoặc làm thuốc. Trong trang trí nội thất, cây Huyết dụ thường dùng làm cây nội thất của phòng khách, khách sạn,… bởi dễ chăm sóc, sức sống tốt và màu sắc bắt mắt.

Ý nghĩa phong thuỷ cây Huyết dụ

Huyết dụ mang đến cho người ta niềm tin về sự may mắn trong phong thủy, có tác dụng giữ tiền của và tài lộc cho gia chủ bởi những tán lá màu đỏ. Ngoài ra, cây Huyết dụ còn được trồng để xua đuổi tà ma tấn công ngôi nhà của bạn. Thật nhiều ý nghĩa khi trồng loại cây này trong nhà phải không nào.

Trong phong thủy người ta sẽ phân chia thuộc tính ngũ hành của các loại cây dựa vào màu sắc và tính âm dương phụ thuộc vào độ sáng tối của màu sắc cây. Như vây, dễ thấy được rằng cây Huyết dụ thuộc hành hỏa do có màu đỏ tính dương mạnh.

Vì vậy cây Huyết dụ sẽ giúp gặp nhiều may mắn trong công việc và cuộc sống với những người có tuổi được xếp vào mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Ngược lại, những người có tuổi là mệnh Kim không nên dùng cây huyết dụ làm vật trang trí vì Kim sẽ khắc Hỏa.

Đặc điểm, phân loại cây Huyết dụ

Lá mọc từ ngọn, tập trung thành cụm, xếp thành 2 dãy. Hình dáng lá dài trông như lưỡi kiếm, kích thước của lá khoảng : từ 20 – 50cm chiều dài, rộng khoảng 5 – 10cm. Hai mặt lá màu đỏ tím tía, cuống lá dài.

Cây Huyết dụ là cây thân thảo, có thân mảnh, nhỏ, nhiều đốt sẹo, chiều cao khoảng 1 – 2m và mọc thành từng khóm.

Hoa Huyết dụ mọc thành từng cụm ở ngọn, dài khoảng 30 – 40cm. Hoa có màu trắng, bên ngoài màu tía. Cây Huyết dụ ra hoa khoảng tháng 12 hàng năm.

Quả có hình cầu và mọng và cây Huyết dụ đậu quả khoảng tháng 1.

Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu quốc gia, tác dụng của cây Huyết dụ được ứng dụng trong cả Đông y và Tây y, cụ thể:

Theo nghiên cứu của tây y

Tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, chống ung thư dạ dày.

Có khả năng kháng khuẩn, tác dụng mạnh với khuẩn Enterococcus, Staphylococcus,…

Tăng co bóp tử cung, gây độc cho tế bào ung thư.

Theo nghiên cứu của đông y

Tác dụng cầm máu, bổ huyết, làm mát huyết, tán ứ, định thống, tiêu ứ.

Thường dùng để chữa rong kinh, phong thấp, lỵ, xích bạch đới,…

Ứng dụng trong các trường hợp:

Trị ho gà ở trẻ em, viêm ruột lỵ.

Trị lao phổi, lậu huyết, băng huyết, ho thổ huyết, đau nhức xương, kinh nguyệt ra nhiều (rong kinh), kiết lỵ ra máu,…

Cách trồng cây Huyết dụ tại nhà

Cây Huyết dụ tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc để sinh trưởng và phát triển tốt. Có hai cách trồng cây Huyết dụ đó là: Giâm cành và gieo hạt. Trong đó, giâm cành là phương pháp được mọi người chọn phổ biến hơn. Bạn lưu ý một vài thao tác sau đây để chậu cây Huyết dụ đẹp đẽ.

Cách chăm sóc cây Huyết dụ

Cây không quá ưa nước, nhưng lại chịu hạn kém. Vì thế nên thường xuyên tưới nước cho cây, nhưng lưu ý không được để ứ nước.

Thường xuyên cắt tỉa các nhánh lá tàn, lá bị sâu bệnh để tránh ảnh hưởng và lây sang các cành, lá khác.

Nếu trồng Huyết dụ trong chậu nên thay đất mỗi lần một năm, tốt nhất nên thay vào mùa xuân.

Bón thêm phân hữu cơ, phân vi sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây, tuy nhiên không nên bón vào mùa đông.

Advertisement

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Huyết dụ

Cây Huyết dụ sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam.

Cây Huyết dụ thích hợp trồng ở khí hậu nóng ẩm và nơi có đầy đủ ánh nắng.

Nên trồng ở những chậu đất tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt và có khả năng giữ ẩm.

Đặc Điểm, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Phượng Vĩ

Cây phượng vĩ có tên khoa học là Delonix regia hay còn được gọi là cây hoa phượng đỏ. Cây phượng có nguồn gốc từ những khu rừng bạt ngàn ở quốc gia Madagascar (Đông Phi).

Phượng vĩ là loài cây sinh trưởng và phát triển trong môi trường rừng nhiệt đới nguyên sinh hoặc những khu vực có khí hậu cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, phượng là cây phổ biến và được trồng để trang trí, che bóng mát, cũng có thể làm cảnh.

Cây phượng vĩ là loài cây thân gỗ, vỏ cây xám trắng với cao trung bình 10 – 20 mét. Tán cây tỏa rất rộng gồm nhiều cành nhánh mọc xen kẽ và dày đặc.

Lá cây là loại lá phức có hình dạng lông chim kép. Lá phượng thường là màu xanh lục với kích thước khá nhỏ nhưng dày, xếp khít nhau kết hợp cùng nhiều nhánh cây khác tạo nên khoảng râm lớn.

Hoa phượng thường nở thành chùm có chiều dài từ 20 – 50 cm. Hoa nở có 5 cánh, màu đỏ tươi với mép hơi nhăn. Cánh hoa to nhất có họa tiết trắng đặc biệt trong khi những cách khác có màu đỏ cam.

Cây phượng vĩ có thể tạo quả, quả phượng có màu nâu, to đến 60cm và hạt bên trong khi nươnhoàn toàn ăn được.

Cây phượng thích nghi tốt ở môi trường khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt nhưng do có khả năng trữ nước nên cây vẫn phát triển tại khu vực ngập mặn hoặc khô hạn.

Cây phượng vĩ là nơi lưu giữ biết bao vui buồn của học sinh và hoa phượng là biểu tượng của tuổi học trò. Hoa phượng vĩ đỏ rực báo hiệu một năm học sẽ chóng kết thúc và mùa hè đã đến rất gần.

Mỗi khi mùa hè đến, học sinh cùng nhau nhặt những cánh phượng và xếp thành hình bướm khô, đặt trong quyển vở như món quà tặng ý nghĩa trước khi tạm xa nhau. Với ý nghĩa đó, hoa phượng được ưu ái gọi là hoa học trò.

Trong từ điển Hán Việt, phượng vĩ có nghĩa là đuôi chim phượng. Điều này xuất phát từ hình dáng của lá cây rất giống cái đuôi của loài chim quý hiếm này. Ngoài ra, những chùm hoa phượng đỏ rực còn được ví như đôi cánh của phượng hoàng lửa chao liệng trên ngọn cây. Do đó, khi hoa nở sẽ báo hiệu một vụ mùa bội thu và say quả.

Hải Phòng là khu vực trồng nhiều cây phượng nhất ở Việt Nam, vì thế người ta còn gọi nơi đây là “thành phố hoa phượng đỏ”.

Cây phượng được biết đến nhiều nhất với công dụng che bóng mát. Nhờ vào ưu điểm tán cây rộng và lá dày mọc khít nhau nên phượng được trồng ở công viên, trường học, góc phố,…để tạo bóng râm.

Ngoài ra, sắc hoa phượng đỏ rực còn đem lại giá trị thẩm mỹ làm cho không gian trở nên sinh động và tràn đầy sức sống. Cây phượng còn được nhiều người chơi kiểng tìm mua để trồng bonsai nhằm đem lại phong thủy tốt.

Thân cây phượng còn được dùng và chế tác như một loại gỗ có thể tạo thành các đồ vật trang trí nội thất, thậm chí làm ván và đóng hòm. Không những thể, vỏ cây và lá cây còn được sử dụng như những loại dược liệu điều trị các chứng bệnh khác nhau. Trong khi vỏ cây có tác dụng hạ sốt, hạ huyết áp, giảm sưng đau xương khớp,… thì lá cây chữa được chứng ợ hơi, ợ chua, táo bón,…

Kỹ thuật trồng

Cây phượng vĩ thường được nhân giống bằng hạt nên khá tiện lợi và dễ dàng. Quá trình trồng cây được tiến hành cụ thể như sau:

Đầu tiên, bạn hãy mang hạt giống ngâm trong nước ấm nhằm kích mầm hạt. Sau 10 – 12 tiếng, vớt hạt ra và đặt trong khăn bông sạch để ủ hạt.

Tiếp đến, khi hạt giống bắt đầu nứt vỏ thì bạn đem hạt ra khay để ươm chúng nha. Trong khay bạn cần chuẩn bị một ít cát ẩm, chỉ cần vùi hạt giống xuống đất và phủ lên bề mặt ít rơm rạ mỏng là xong.

Sau thời gian 1 tuần, cây sẽ bắt đầu đâm lên khỏi mặt cát, lúc này bạt bỏ đi lớp rơm phía trên và nhớ là thường xuyên tưới nước cho cát đủ ẩm và cây phát triển nhanh hơn.

Lưu ý: Không để hạt giống tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Cây non từ 2 – 3 tuần chăm bón là đã đủ khả năng sinh trưởng, lúc này bạn hãy mang chúng đi trồng ngoài hố đã chuẩn bị trước.

Bạn nên chuẩn bị hố trồng trước 1 tháng, với kích thước 60 x 60 x 60cm. Cho hỗn hợp phân hoai mục (500 – 150kg/ hố) và phân NPK ((30-30-30) 0.1kg/ hố.) vào hố trước khi trồng.

Khi cho cây vào hố, nên giữ cây và nén chặt vào đất để cây không bị nghiêng ngả nha.

Kỹ thuật chăm sóc

Đất trồng

Cây phượng vĩ dễ dàng thích nghi với mọi loại đất nhưng tốt nhất vẫn là hỗn hợp đất đánh nát cùng các loại phân gồm: phân hữu cơ, phân xanh hoặc phân hoai mục, tỷ lệ 80:20.

Nước tưới

Bạn nên tưới cây mỗi ngày một lần vào buổi sáng khi cây còn nhỏ và tăng lên một ngày tưới hai lần khi cây đã phát triển lớn hơn.

Lưu ý: Trong thời gian nắng nóng có thể tăng lượng nước tưới và không nên tưới cây vào buổi trưa.

Advertisement

Phân bón

Bạn có thể dùng phân NPK và phân chuồng ủ mục để bón lót đến khi trưởng thành và sắp ra hoa thì bón thúc NPK 16-16-8 liên tục trong 90 ngày, mỗi ngày 2 lần. Mỗi khi bón phân, nên bón cách gốc cây từ 10 – 20cm và tưới nước thường xuyên trong giai đoạn này để phân bón hòa tan và thấm nhanh hơn.

Vào mùa đông, bạn không cần phải bón phân gì cây sẽ rụng lá và tiến hành “ngủ đông”.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây phượng vĩ thường bị các loài sâu ăn lá và sâu đục thân phá hoại, nên vào thời điểm cây chuẩn bị ra lá non, bạn hãy thường xuyên chú ý và kiểm tra để tiến hành phun thuốc cho kịp thời.

Lưu ý: Lựa chọn loại thuốc trừ sâu hợp lý và tuân thủ theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Trầu Bà Đế Vương

Giới thiệu về cây trầu bà đế vương

Trầu bà đế vương là loài cây có tên khoa học là Philodendron. Đây là một loài cây thích hợp để trang trí trong thiết kế nội thất, đặc biệt là mang ý nghĩa may mắn về tiền tài và quyền lực cho gia đình gia chủ. Cây trầu bà đế vương có nguồn gốc từ đảo Solomon. Loài thực vật này có 2 màu chính đó là xanh và đỏ

Cây trầu bà đế vương xanh

Trong khoa học có tên là Philodendron Imperial Green, trầu bà đế vương xanh có dạng thân cột, lá màu xanh sẫm, hình bầu và teo nhỏ dần lại ở phía cuối lá, mặt lá bóng và mọng nước. Tập tính loài cây này thường mọc theo bụi, tuổi thọ cây lâu năm.

Cây trầu bà đế vương đỏ

Trong khoa học có tên là Philodendron Imperial Red, trầu bà đế vương đỏ thuộc cây thân thảo dạng lớn. Đây là loài thực vật không có thân cây, có lá khá to, hình bầu dục và nhọn dần ở ngọn lá. Gọi là trầu bà đế vương đỏ đơn giản vì cây có màu sắc chủ đạo là đỏ tía. Đó cũng chính là điểm đặc biệt và thu hút cây với gia chủ.

Khi cây trầu bà đế vương sinh trưởng, cây sẽ nở ra từng cụm trắng ngà và hướng thẳng lên trên trời. Chiều cao của cây có thể lên đến 1m5 khi trồng trong chậu và nếu được trồng ở tự nhiên thì còn có thể cao hơn nữa.

Ý nghĩa cây trầu bà đế vương

Cây trầu bà đế vương được yêu thích không chỉ bởi vẻ đẹp sang trọng, quý phái mà loài cây này còn mang những ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy.

Theo những quan niệm trong phong thủy ngũ hành, cây trầu bà đế vương rất phù hợp với người mang mệnh Mộc, có tác dụng giúp gia chủ gặp nhiều thuận lợi trong công việc làm ăn, mọi sự phát đạt, gặp nhiều may mắn, tài lộc và thịnh vượng.

Ngoài ra, bạn cần trồng và chăm sóc cây trầu bà đế vương thật cẩn thận để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt. Người xưa thường hay nói cây phát triển tốt, lá xanh tươi thì tiền bạc tự ắt sẽ đến. Nhưng nếu để cây héo rũ thì gia đình sẽ gặp phải những điều không thuận lợi, may mắn.

Bởi vì có ý nghĩa mang đến nhiều tài lộc, may mắn nên loài cây này thường được dùng làm quà tặng trong các dịp khai trương, nhậm chức, tân gia,…

Công dụng của cây trầu bà đế vương

Ngoài những ý nghĩa tốt trong phong thủy, cây trầu bà đế vương còn có nhiều công dụng bất ngờ khiến mọi người yêu thích trồng loài cây này trong nhà.

Trồng cây trầu bà đế vương giúp không khí trong nhà được thanh lọc nhờ khả năng hút các chất độc trong môi trường xung quanh cây. Từ đó, tạo nên cảm giác dễ chịu, thông thoáng trong phòng, giúp bạn gia tăng khả năng tập trung và ghi nhớ, tinh thần thoải mái và tăng năng suất làm việc của bạn.

Cây trầu bà đế vương còn có khả năng giảm nhiệt trường được phát ra từ các thiết bị điện tử trong phòng.

Cuối cùng, việc trồng cây trầu bà đế vương còn giúp tạo nên mỹ quan cho văn phòng, khiến văn phòng được gần gũi với thiên nhiên, tạo thiện cảm cho người vào trong.

Vị trí đặt cây trầu bà đế vương

Dân gian cho rằng, trồng cây trầu bà đế vương hướng về phía Đông Nam là tốt nhất bởi cây có thể phát huy toàn bộ tác dụng phong thủy. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý khi trồng đặt cây trong nhà, tránh để cây ở hướng xấu không những không phát huy tác dụng phong thủy mà còn làm ảnh hưởng vận khí tiền tài của gia chủ.

Trầu bà đế vương có vóc dáng nhỏ xinh, vì vậy thích hợp nhất là khi được trồng trong chậu và trưng bày trên bàn học, bàn làm việc,… để tạo sự phấn khởi, khích lệ tinh thần học tập và làm việc. Ngoài ra để lọc sạch không khí trong không gian làm việc của bạn; giúp bạn tập trung và minh mẫn hơn.

Bên cạnh đó, điều khiến cây trầu bà đế vương đặc biệt được yêu thích là nhờ có màu sắc sang trọng, quý phái. Vì vậy loài cây này rất thích hợp để trưng bày trong phòng khách. Nhất là cây trầu bà đế vương đỏ sẽ khiến khoảnh khắc quây quần bên nhau của gia đình bạn trở nên gần gũi, ấm áp hơn rất nhiều.

Trong văn phòng công ty hay các không gian sang trọng khác như nhà hàng, khách sạn thì nên đặt cây trầu bà đế vương ở lối vào là đẹp nhất. Bởi vì làm như thế giống như một lời đón chào nồng nhiệt đến khách hàng.

Thật tuyệt vời biết bao nếu bạn trưng bày một loài cây mang tên gọi quyền quý như trầu bà đế vương ở ngay bàn lễ tân. Bởi điều này tựa như đang gửi tới khách hàng một lời chào nồng nhiệt, một lời chúc may mắn, thịnh vượng cho những ai đến công ty, văn phòng hay khách sạn của bạn.

Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà đế vương Cách trồng

Phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để nhân giống cây trầu bà đế vương đó chính là tách bụi.

Bước 1 Chuẩn bị đất trồng loại nào cũng được, trộn thêm xơ dừa, mùn để tăng độ tơi xốp và 1 ít phân chuồng để cây nhanh sinh trưởng và phát triển.

Bước 2 Chuẩn bị chậu cây, chậu cây phải có lỗ thoát nước đầy đủ.

Bước 3 Tiến hành trồng cây bằng cách tách nhẹ nhàng một nhánh con to khỏe từ bụi mẹ, sao cho nhánh cây con không có dấu hiệu sâu bệnh, sau đó nhẹ nhàng tách ra khỏi gốc mẹ.

Bước 4 Sau đó, bạn rải một lớp sỏi mỏng ở đáy chậu, lấp đất cao bằng ⅓ chậu rồi đặt nhánh cây con vào, giữ cho cây đứng thẳng và lấp đất lại. Bạn nhớ phải tưới đẫm nước trong lần đầu tiên, sau đó duy trì việc đều đặn tưới cho cây vào sáng sớm hoặc chiều mát mỗi khi thấy đất khô. Như vậy là cây sẽ tiếp tục sinh trưởng và phát triển.

Ngoài ra, bạn có thể ứng dụng phương pháp trồng cây thủy sinh với cây trà bà đế vương đỏ. Chỉ cần đổ nước sạch trong chậu và đặt cây sao cho cây được neo giữ thẳng đứng, không nghiêng đổ. Trồng bằng cách này thì bộ rễ tuyệt đẹp của cây sẽ được trưng ra trông rất đẹp mắt.

Cách chăm sóc cây trầu bà đế vương

Tưới nước cho cây đều đặn bởi trầu bà đế vương là loài cây ưa nước. Tùy vào độ khô của đất mà bạn tưới nước với tần suất sao cho phù hợp, phổ biến nhất là tưới khoảng 2 – 3 lần/tuần và có thể gia giảm lượng nước.

Nếu trồng cây bằng phương pháp thủy sinh thì bạn phải thay nước 1 tháng 1 lần chứ không cần tưới.

Không nên đặt cây trầu bà đế vương dưới ánh nắng trực tiếp bởi loài cây này ưa bóng. Chỉ cần mang phơi cây ra nắng khoảng chừng 1 tiếng 1 tuần để đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây giúp cây lên màu đẹp nhất và kích thích khả năng quang hợp là đủ.

Advertisement

Bổ sung dưỡng chất cho cây bằng cách bón thêm phân NPK khoảng 3 – 4 tháng một lần.

Thường xuyên làm sạch cho lá cây bằng cách lau chùi bụi bẩn. Đồng thời chú ý quan sát để ngắt tỉa những lá nào bị hư hại hay ố vàng.

Trong trường hợp cây có dấu hiệu bị bệnh sâu, rầy thì bạn cần mua thuốc ở các tiệm cây cảnh, phân bón để phun tránh tình trạng bệnh tình xấu đi.

Cây trầu bà đế vương xanh có độc không?

Dù có rất nhiều tác dụng trong sức khỏe, tinh thần và đời sống nhưng cây trầu bà đế vương xanh có độc tính dẫn đến tử vong nếu ăn phải. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng bởi nếu để yên trong nhà trang trí hay động chạm vào thì chắc chắn cây không có ảnh hưởng xấu gì.

Tuy là vậy nhưng nếu trong nhà bạn có vật nuôi hay con nhỏ thì tuyệt đối nên xem xét thật kỹ lưỡng về vị trí đặt cây sao cho cây không bị chạm đến và cầm lên ăn được.

Mua cây trầu bà đế vương ở đâu và giá bao nhiêu?

Trầu bà đế vương là loài cây cảnh rất được yêu thích ở Việt Nam. Do đó, bạn có thể dễ dàng tìm cây tại những cửa hàng kinh doanh hoa cảnh, cây cảnh với giá từ khoảng 200.000 – 1.000.000 đồng cho 1 chậu tùy kích cỡ và mức độ sinh trưởng của cây. Ngoài ra, cây trầu bà cũng được mua bán tại những website, chợ hoa online hay các sàn thương mại điện tử.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Phượng Tím: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!