Bạn đang xem bài viết ‘Có Nên Chuyển Trách Nhiệm Cấp Giấy Phép Lái Xe Và Đăng Kiểm Cho Bộ Công An?’ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày 14/2 xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ tại địa phận tỉnh Quảng Nam, làm thương vong nhiều người. Ngày 2/3, cơ quan Cảnh sát điều tra công an thành phố Cần Thơ lại bắt giam Giám đốc của 3 Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ, vì phạm pháp. Tôi – một kỹ sư bình thường, thấy khá ám ảnh việc này và đặt câu hỏi: Tại sao Ngành Giao thông vận tải (GTVT) lại phải sát hạch “cấp giấy phép lái xe” và “đăng kiểm xe cơ giới đường bộ dân sự”?
Chuyện này giống như “ép duyên, râu ông nọ cắm cằm bà kia” hay cũng có thể nói cách khác là vô lý, trớ trêu. Bởi vì chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của ngành GTVT khác hẳn với Công an. Công an phải bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trong đó đương nhiên có giữ gìn trật tự an toàn giao thông (ATGT). Thế nên, nếu tai nạn giao thông tăng hay giảm, đều chi phối, ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích hay khuyết điểm của lực lượng công an.
Họ đã có trang thiết bị hiện đại như cân tải trọng điện tử, máy đo tốc độ, máy kiểm tra khói xả xe cơ giới xách tay, máy đo nồng độ rượu, bia… Tuy nhiên có một chuyện vô lý như đã nêu ở phần đầu, cốt lõi nhất để giữ gìn, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vẫn là việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe và đăng kiểm, nhưng lại không thuộc thẩm quyền của công an.
Có thể vì cho rằng công an kiểm soát những việc trên khác nào “vừa đá bóng, vừa thổi còi” mà mảng này được giao sang ngành giao thông vận tải. Lực lượng công an tích cực tuần tra kiểm soát, hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường, là có thể bảo đảm an toàn giao thông. Trong khi công vụ này chỉ là một điều kiện đủ (thuộc phần ngọn), thiếu hẳn điều kiện cần (thuộc phần gốc) là công việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe và đăng kiểm, cấp giấy phép lưu hành.
Công an và ngành giao thông vận tải hiện nay giống như một cơ quan phải chịu trách nhiệm doanh thu đêm diễn, hay live show ở nhà hát, mà việc bán vé (vào nhà hát) lại giao cho một cơ quan khác.
Thế nên trở lại chức năng, nhiệm vụ lực lượng công an, tôi cho rằng cần giao công an sát hạch, cấp giấy phép lái xe và đăng kiểm, cấp giấy phép lưu hành xe cơ giới đường bộ dân sự.
Sẽ có người lập luận rằng nếu như vậy sẽ chẳng khả thi, vì số biên chế cán bộ nhân viên và hàng loạt cơ sở vật chất mà Chính phủ đã đầu tư công cho ngành giao thông vận tải phục vụ phần việc này bị lãng phí, dôi dư… Hoặc công an liệu có tiêu cực như ngành giao thông vận tải? Ngoài ra còn việc sát hạch, cấp bằng lái tàu hoả, tàu thuỷ và cả máy bay… chả lẽ lực lượng công an cũng đảm nhiệm được sao?
Advertisement
Song tôi cho rằng, có cách giải quyết. Chẳng hạn các cơ sở vật chất đầu tư công cho ngành giao thông vận tải đều bàn giao được cho lực lượng công an. Hay lĩnh vực hàng không thật hiếm lắm mới xảy ra tai nạn máy bay. Cho nên lĩnh vực này vẫn có đặc thù riêng…
Độc giả Nguyễn Thành Lập
Thế Nào Là Du Lịch Có Trách Nhiệm? Những Lợi Ích Của Du Lịch Có Trách Nhiệm
Bạn đã biết thế nào là du lịch có trách nhiệm và tại sao chúng ta cần du lịch có trách nghiệm chưa? chúng mình sẽ cung cấp cho bạn những thông tin xoay quanh du lịch có trách nhiệm ngay sau đây.
1. Thế nào là du lịch có trách nhiệm? 1.1. Du lịch có trách nhiệm là gì?Thế nào là du lịch có trách nhiệm? Du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận dựa trên nền tảng các nguyên tắc bền vững nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa và môi trường tự nhiên, đảm bảo các lợi ích kinh tế lâu dài.
Mục đích của du lịch có trách nhiệm là tăng cường các tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực lên xã hội, nền kinh tế và môi trường sống.
Du lịch Việt Nam (Nguồn: Pinterest)
1.2. Có trách nhiệm với điều gì? Du lịch có trách nhiệm với xã hộiDu lịch có trách nhiệm trước hết thực hiện trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương. Làm thế làm để văn hóa bản địa không bị làn sóng du lịch tác động, làm trở nên méo mó? Khai thác ở mức độ nào để phát triển du lịch không gây đảo lộn và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của cộng đồng địa phương? Đó là những câu hỏi mà cách tiếp cận du lịch có trách nhiệm đặt ra.
Phát triển du lịch cần đi đôi với bảo tồn và phá huy các giá trị văn hóa bản địa (Nguồn: Instagram)
Du lịch có trách nhiệm với môi trườngDu lịch có trách nhiệm cũng thể hiện trách nhiệm với môi trường. Du lịch có trách nhiệm dựa trên nền tảng rằng mọi sự phát triển đều có tương quan với sức khỏe của môi trường sinh thái. Chỉ bằng cách phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn thiên nhiên, chúng ta mới có thể đạt được phát triển bền vững và không để lại những hậu quả đáng tiếc về sau.
Phục hồi rạn san hô từng bị khai thác quá mức phục vụ du lịch tại Cù Lao Chàm (Nguồn: Internet)
1.3. Trách nhiệm này thuộc về ai?Chính phủ có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách và đưa ra các mục tiêu phát triển du lịch có trách nhiệm.
Doanh nghiệp có trách nhiệm hiện thực hóa chỉ đạo của nhà nước trong việc thực hiện du lịch có trách nhiệm thông qua những dịch vụ du lịch mà doanh nghiệp cung cấp.
Nhà quản lý và nhân viên đều cần là những thành tố tích cực trong tiếp cận du lịch có trách nhiệm (Nguồn: Pinterest)
Nhân viên làm việc trong ngành du lịch cần ý thức được lợi ích của du lịch có trách nhiệm và trở thành thành phần thay đổi đầu tiên và tích cực trong xã hội theo cách tiếp cận du lịch có trách nhiệm
Cộng đồng địa phương có ý thức tiếp cận du lịch có trách nhiệm bằng cách gìn giữ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tại địa phương, cũng như bảo tồn cảnh quan thiên nhiên vốn có tại địa phương.
Khách du lịch có trách nhiệm trong việc lựa chọn các sản phẩm du lịch bền vững, có ý thức giữ gìn di sản và bảo vệ môi trường khi đi du lịch.
Từ khóa để trả lời câu hỏi thế nào là du lịch có trách nhiệm chính là: phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường.
2. Chìa khóa của du lịch có trách nhiệmNgười dân cần được tập huấn, cung cấp kiến thức để tham gia vào du lịch có trách nhiệm (Nguồn: Internet)
Khả năng thực hiện du lịch có trách nhiệm: khả năng này thể hiện ở sự hiểu biết kiến thức du lịch có trách nhiệm của mọi người và dựa trên cơ sở pháp lý khuyến khích du lịch có trách nhiệm.
Tinh thần trách nhiệm: từ việc có kiến thức, mỗi người sẽ ý thức được từng hành động của mình đều để lại những tác động tích cực hoặc tiêu cực để có trách nhiệm hành động đúng và sửa chữa những sai lầm.
Tinh thần hành động: khi đã có hiểu biết và có tinh thần trách nhiệm rồi, chúng ta cần cùng nhau hiện thực hóa bằng những hành động cụ thể để đem đến những thay đổi tích cực.
3. Những lợi ích của du lịch có trách nhiệmDu lịch có trách nhiệm đem lại những lợi ích to lớn cho con người và môi trường sinh thái, bởi vậy đây là cách tiếp cận cần được chú trọng trong phát triển ngành du lịch.
Du lịch có trách nhiệm đem đến lợi ích kinh tế cho tất cả các bên tham gia (Nguồn: Instagram)
Du lịch có trách nhiệm đem đến cho tất cả các bên tham gia vào hoạt động du lịch những lợi ích to lớn:
Doanh nghiệp xây dựng được uy tín, gia tăng chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận.
Người lao động được cải thiện điều kiện làm việc và có mức thu nhập tốt hơn.
Người dân địa phương được trao quyền để tham gia vào việc triển khai và quản lý hoạt động khai thác du lịch tại địa phương, từ đó giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực lên cuộc sống của họ do phát triển du lịch. Họ cũng được hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình khai thác du lịch.
Khách du lịch sẽ được sử dụng những dịch vụ du lịch chất lượng và bền vững, xứng đáng với chi phí bỏ ra.
Du lịch có trách nhiệm góp phần bảo tồn môi trường tự nhiên (Nguồn: Pinterest)
Có thể nói, du lịch có trách nhiệm là cách tiếp cận win-win để tất cả các bên cùng có lợi trong tổng thể lợi ích chung đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội
Với những thông tin trên, bạn đã biết thế nào là du lịch có trách nhiệm rồi phải không nào? Mỗi người đều có thể trở thành một nhân tố tích cực trong việc xây dựng ngành du lịch có trách nhiệm của Việt Nam. Mong rằng chúng ta có thể cùng nhau góp sức, tạo nên một môi trường du lịch thật sự chất lượng, đem lại lợi ích lâu dài cho con người và môi trường tự nhiên.
Đăng bởi: Thúy Quỳnh
Từ khoá: Thế nào là du lịch có trách nhiệm? Những lợi ích của du lịch có trách nhiệm
Văn Mẫu Lớp 12: Đoạn Văn Nghị Luận Về Tinh Thần Trách Nhiệm (Dàn Ý + 14 Mẫu) Viết Đoạn Văn Về Tinh Thần Trách Nhiệm
Viết đoạn văn về tinh thần trách nhiệm mang đến gợi ý cách viết và 14 mẫu siêu hay. Đây là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho đề tài viết đoạn văn về tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức được lợi ích, ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm đối với cuộc sống mỗi người.
Dàn ý viết đoạn về tinh thần trách nhiệm
Đoạn văn về tinh thần trách nhiệm
Viết đoạn văn suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm
Viết đoạn văn 200 chữ về tinh thần trách nhiệm (8 Mẫu)
Viết đoạn văn nghị luận về tinh thần trách nhiệm (4 Mẫu)
I. Mở đoạn
– Giới thiệu về tinh thần trách nhiệm
II. Thân đoạn
1. Thế nào là tinh thần trách nhiệm:
Là khi ai gia cho việc gi cũng hoàn thành
Hoàn thành công việc được giao và đảm nhận
Là giữ lời hứa
Chịu trách nhiệm với những gi mình làm
2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:
Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,….
Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh
Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước gia cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho
Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh
3. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm:
Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ
Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý
Được lòng tin của mọi người
Thành công trong công việc và cuộc sống
III. Kết đoạn: nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm
Sinh ra trên đời mỗi người đều có một sứ mệnh riêng. Mỗi người là một màu sắc khác biệt. Thế nên có người sống đầy tinh thần trách nhiệm, cũng có người sống thờ ơ ỷ lại. Sống có tinh thần trách nhiệm là ý thức, hành vi đúng mực, luôn làm tốt và trọn vẹn những việc được giao phó. Họ luôn giữ đúng lời hứa, đã nói là làm và thực hiện đúng những gì bản thân đã cam kết hay nói ra. Người sống có tinh thần trách nhiệm luôn hoàn thành tốt, đúng hạn công việc của mình, không cần người khác phải đốc thúc, nhắc nhở. Nếu làm sai, họ sẵn sàng nhận lỗi và khắc phục lỗi lầm. Người có tinh thần trách nhiệm sẽ được mọi người yêu mến, tin tưởng, biết sắp xếp công việc và biết vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội hiện nay vẫn không thiếu những người sống vô trách nhiệm. Họ thường né tránh, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Nếu có nhận, những người này cũng chỉ làm chống đối, qua loa cho có mà thôi. Những người như thế rất đáng bị phê phán và lên án. Để xã hội phát triển tốt đẹp, mỗi người hãy sống có tinh thần trách nhiệm, trở thành một công dân tốt, góp phần xây dựng đất nước giàu có, văn minh hơn.
Mỗi chúng ta ai cũng phải trưởng thành, có trách nhiệm với lựa chọn của bản thân và cần cố gắng, nỗ lực hết sức mình trong cuộc sống. Muốn cuộc sống tốt đẹp hơn thì ta cần có tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống. Tinh thần trách nhiệm trong công việc là việc mỗi người nỗ lực hết sức mình trong công việc mình đang làm, làm việc có chiến lược, hiệu quả và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước những điều bản thân đã làm. Tinh thần trách nhiệm trong công việc là một yếu tố mà mỗi người cần có để có thể thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Ai rồi cũng sẽ phải khôn lớn, phải nỗ lực làm việc để tạo ra được những giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho xã hội, chính vì thế, việc rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho chính mình là điều nên làm và phải làm. Tinh thần trách nhiệm sẽ giúp ta hoàn thành công việc và nhiệm vụ được tốt hơn, từ đó được mọi người xung quanh công nhận năng lực của mình và được quý mến, tin tưởng, tín nhiệm hơn, con đường công danh sự nghiệp cũng vì thế mà sáng sủa hơn. Sẽ chẳng có cơ hội nào mở ra với những người lười biếng, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, qua loa, sơ sài, chính thái độ của ta đối với công việc sẽ là con đường quyết định ta có đi đến được thành công hay không. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm của bản thân đối với công việc của mình. Cũng có những người lười biếng, quen sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không nỗ lực vươn lên, tạo dựng cho bản thân một cuộc sống tốt đẹp,… Những người này thật đáng chê trách và cần phải thay đổi lối sống của bản thân nếu muốn trở nên tốt đẹp hơn. Chúng ta – những người trẻ chính là lao động nòng cốt của đất nước sau này, hãy nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân cho thật tốt đồng thời sống có trách nhiệm để sau này có được cuộc sống tốt đẹp, cống hiến được những điều có ý nghĩa nhất cho xã hội.
Con người muốn hoàn thiện bản thân thì cần rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp, một trong số đó chính là sống có trách nhiệm và đẩy thói vô trách nhiệm ra xa bản thân. Trách nhiệm là việc mỗi người ý thức được công việc, nhiệm vụ của bản thân mình và cố gắng hoàn thiện chúng một cách trọn vẹn và nhanh nhất mà không để người khác phải nhắc nhở, khiển trách. Vô trách nhiệm trái ngược trách nhiệm, là việc mỗi người không có ý thức hoàn thành công việc, nghĩa vụ của mình một cách đúng hạn mà dửng dưng, để người khác phải nhắc nhở, khiển trách. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Khi chúng ta tích cực học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cần biết yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn sống không có trách nhiệm với bản thân mình cũng như với những người xung quanh. Những người này sẽ khó có được sự tin tưởng, tín nhiệm và sớm bị xã hội đào thải. Mỗi người chỉ được sống có một lần, hãy trở thành một công dân tốt, có đạo đức, trách nhiệm, tránh xa thói vô trách nhiệm và biết sống vì mọi người nhiều hơn.
Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý của con người. Vậy tinh thần trách nhiệm là gì? Đó chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kỹ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trong thời đại 4.0 là nơi của sự kết nối và truyền tải, nếu bạn không muốn dễ dàng mất điểm trước mọi người một cách công khai nhanh chóng, thì chính bạn đã dám làm thì cần phải có can đảm chịu trách nhiệm trước điều đó. Vì vậy việc bạn cần làm chính là xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những điều nhỏ nhất: tự hoàn thành bài tập, tuân thủ nội quy nhà trường, luật an toàn giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm… Bởi khi bạn biết chấp nhận trách nhiệm cho hành động của bản thân thì có lẽ đó cũng là lúc bạn bắt đầu trưởng thành.
Muốn trở thành một công dân tốt trước hết chúng ta cần phải rèn luyện đạo đức, nhân phẩm của mình cho thật tốt, sống có trách nhiệm. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm trách nhiệm và vô trách nhiệm. Vậy thế nào là trách nhiệm và vô trách nhiệm? Trách nhiệm là ý thức, hành vi luôn làm tốt và trọn vẹn một việc gì đó của con người. Còn vô trách nhiệm trái ngược trách nhiệm, là việc không có ý thức muốn làm tốt việc của mình, không hoàn thành công việc mình được giao phó. Người sống có trách nhiệm là người luôn hoàn thành đúng hạn và làm tốt công việc được giao; không phải để người khác đốc thúc, nhắc nhở mình; biết nhìn vào thực tế, biết chấp nhận những lỗi lầm của bản thân và có ý thức sửa chữa, khắc phục. Ngược lại, người vô trách nhiệm thường không quan tâm, mặc kệ những công việc mà bản thân mình được giao, không hoàn thành đúng hạn công việc hoặc chất lượng công việc không được tốt; không dám nhìn nhận thực tế vào những lỗi lầm của mình. Việc sống có trách nhiệm giúp con người ta trưởng thành hơn, biết sắp xếp công việc, vươn lên trong cuộc sống; được người khác tín nhiệm, tin tưởng. Còn vô trách nhiệm khiến ta mất lòng tin ở mọi người, khó thành công trong công việc và cuộc sống. Cuộc sống của mỗi người do mỗi người tự lựa chọn và định hướng, hãy trở thành một người để người khác học tập theo. Khi chúng ta rèn luyện được đức tính “trách nhiệm”, ta sẽ rèn luyện được nhiều đức tính quý báu khác.
Câu chuyện về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm trong xã hội hiện nay khiến cho chúng ta có nhiều quan tâm. Trách nhiệm là ý thức, hành vi luôn làm tốt và trọn vẹn một việc gì đó của con người. Còn ngược lại, việc không có ý thức muốn làm tốt việc của mình, đó là biểu hiện của thói vô trách nhiệm. Nói về tinh thần trách nhiệm, đây là vấn đề thuộc về đạo lí của con người. Sống trong đời này, trách nhiệm với gia đình, bạn bè, xã hội và công việc là điều tất yếu. Nó khẳng định sự chín chắn, trưởng thành và tâm hồn cao đẹp của chúng ta. Con cái có trách nhiệm với gia đình, công dân có trách nhiệm với xã hội, đó là đạo lí muôn đời. Nhưng trên hết, con người còn phải có trách nhiệm với chính bản thân mình. Vì nếu không sống tốt với chính mình thì chẳng thể sống tốt với ai. Bởi vậy, xã hội ngày nay những con người sống có trách nhiệm thực sự đáng ca ngợi và trân trọng. Những người con dù tuổi đã cao vẫn chăm sóc mẹ già, dù bệnh tật, tật nguyền vẫn cố gắng nuôi bản thân, thậm chí nuôi cả bố mẹ… Hay có rất nhiều bạn trẻ, nhận thức được sứ mệnh của mình nên sống cống hiến, sống vì cộng đồng từ những việc làm nhỏ như đi tình nguyện, giúp đỡ người nghèo, thu gom rác thải… Sống có trách nhiệm mang đến sức lan tỏa rộng lớn cho mọi người trong xã hội. Ngược lại, thói vô trách nhiệm lại gây nhiều mối nguy hại lớn. Cứ nghĩ chỉ cần vứt một chút rác thôi chẳng ảnh hưởng gì đến môi trường đâu; tiêu một chút tiền thôi, bố mẹ không nghèo đi đâu; lười học một hôm thôi chắc không học dốt đi đâu; chơi hôm nay thôi không ảnh hưởng gì đến tương lai đâu… Chỉ cần mỗi thứ một chút, một chút thôi, chúng ta không ngờ thành thói quen, mà lâu dần thành thói vô trách nhiệm lúc nào không hay vậy. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình, xã hội và quan trọng nhất là bản thân. Chỉ cần một hành động nhỏ hôm nay bạn có thể biến mình thành người có trách nhiệm hay vô trách nhiệm ngày mai!
Tinh thần trách nhiệm thể hiện lối sống lành mạnh, văn minh, hiện đại giúp đất nước phát triển. Vậy thế nào là sống có trách nhiệm? Con người sống có trách nhiệm chính là chịu trách nhiệm trong mọi việc từ bản thân, gia đình và trong xã hội. Trong học tập, công việc nếu thiếu đi tinh thần trách nhiệm sẽ để lại nhiều hậu quả khác nhau, đồng thời xói mòn niềm tin của con người với nhau. Chúng ta có thể thấy rõ ràng biểu hiện đó là trong học tập học sinh ham học hỏi, về nhà làm bài tập, thực hiện các yêu cầu của giáo viên giao phó đó là sự trách nhiệm. Trong công việc, nhân viên làm việc chăm chỉ, tỉ mỉ, cẩn thận hạn chế sai sót xảy ra nhất là trong các công việc kỹ thuật điều này giúp giảm thiểu rủi ro, đó cũng là tinh thần trách nhiệm. Để trở thành con người có trách nhiệm, mỗi cá nhân nên xác định chuẩn mực mà mình hướng đến và phấn đấu để đạt được chuẩn mực con người. Rèn luyện đạo đức, lối sống, ý thức rõ ràng những hành động đúng sai trong cuộc sống, từ đó biết nhìn nhận vấn đề và dừng chân trước những cám dỗ xấu xa. Mỗi chúng ta đều phải biết đối nhân xử thế, con cái phải có nghĩa vụ yêu thương, phụng dưỡng cha mẹ vô điều kiện. Anh chị em trong một nhà phải biết yêu thương lẫn nhau, sẵn sàng tương trợ khi hoạn nạn khi cần. Trong công việc mỗi chúng ta phải nỗ lực hoàn thành công việc được giao phó, tự chịu trách nhiệm hậu quả khi làm sai. Đối với học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải học hỏi kiến thức, hoàn thành tốt các yêu cầu của giáo viên đó cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm.
Mỗi người sinh ra đều mang một sứ mệnh riêng. Có người biết vươn lên nhưng cũng có người trì trệ cũng như việc có người sống với tinh thần trách nhiệm còn có những người lại sống vô trách nhiệm. Trách nhiệm là ý thức, hành vi luôn làm tốt và trọn vẹn việc được giao hoặc là việc giữ đúng lời hứa, thực hiện đúng với những gì bản thân mình đã nói ra hoặc đã cam kết. Người sống có tinh thần trách nhiệm luôn hoàn thành đúng hạn và làm tốt công việc được giao; không phải để người khác đốc thúc, nhắc nhở mình; biết nhìn vào thực tế, biết chấp nhận những lỗi lầm của bản thân và có ý thức sửa chữa, khắc phục những lỗi lầm đó. Từ những đặc điểm trên, tinh thần trách nhiệm giúp con người ta trưởng thành hơn, biết sắp xếp công việc, vươn lên trong cuộc sống; được người khác tín nhiệm, tin tưởng. Vô trách nhiệm chính là không chịu trách nhiệm về bất cứ một vấn đề gì trong cuộc sống cũng như công việc và sinh hoạt mà luôn đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, né tránh và luôn ỷ lại, hoặc nếu có tiếp nhận họ cũng chỉ giải quyết theo cảm tính, làm qua loa cho có chứ thực sự không để tâm đến trách nhiệm của mình. Một người vô trách nhiệm sẽ không quan tâm tới chính bản thân mình về tất cả mọi mặt trong đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc. Họ không có ý thức chăm sóc cho bản thân, vun vén cho công việc, ngược lại làm việc gì cũng cẩu thả, qua loa, thái độ miễn cưỡng cho xong chuyện, với bất cứ vấn đề gì xảy ra cũng buông thả, luôn có suy nghĩ “tới đâu hay tới đó”. Chúng ta không được lựa chọn nơi mình sinh ra nhưng được tự do lựa chọn cuộc sống và định hướng cá nhân. Chính vì vậy, chúng ta hãy trở thành một công dân tốt, góp phần làm cho đất nước, xã hội thêm giàu đẹp, văn minh và vững mạnh hơn.
Con người sống trong bất kỳ thời kỳ, giai đoạn nào cũng cần rèn luyện cho mình những đức tính tốt, trong đó không thể không nói đến trách nhiệm. Vậy trách nhiệm là gì? Trách nhiệm là ý thức và hành vi luôn hoàn thành tốt và hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc giữ lời hứa, làm đúng những gì mình đã nói hoặc đã cam kết. Người có trách nhiệm luôn hoàn thành đúng thời gian và làm tốt công việc được giao; không để người khác thúc giục, nhắc nhở bạn; biết nhìn thẳng vào thực tế, nhận lỗi của bản thân và có ý thức sửa chữa, khắc phục những sai lầm đó. Từ những đặc điểm trên, tinh thần trách nhiệm giúp con người trưởng thành hơn, biết cách sắp xếp công việc, vươn lên trong cuộc sống; được người khác tin tưởng. Khi chúng ta thực hành đức tính “trách nhiệm”, chúng ta sẽ trau dồi nhiều đức tính quý báu khác. Có thể thấy, trách nhiệm là một đức tính vô cùng quan trọng, mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính này để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Sống có trách nhiệm là gì? Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tròn bổn phận, nghĩa vụ, chức trách đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm, có trách nhiệm gánh vác, có trách nhiệm nhận sai khi gây ra lỗi lầm. Đó mới chính là một công dân tốt và có ích cho xã hội. Biểu hiện của lối sống có trách nhiệm hiện nay rất đa dạng và phong phú, xuất phát từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày. Bác Hồ đã từng bảo rằng trẻ nhỏ thì làm việc nhỏ, vậy thì lối sống trách nhiệm cũng xuất phát từ những việc bình dị, nhỏ nhặt như thế. Hằng ngày chúng ta có rất nhiều việc phải làm với mình, với gia đình, với nhà trường, xã hội. Hãy hoàn thiện bản thân mình trước khi muốn người khác hoàn thiện, cũng giống như việc có trách nhiệm với bản thân mình trước thì chúng ta mới có trách nhiệm được với người khác và với xã hội. Là học sinh, mỗi ngày chúng ta cần phải có trách nhiệm với việc học. Trước khi đến lớp cần phải hoàn thành bài tập của ngày hôm qua và chuẩn bị bài mới cho ngày mai. Chúng ta cần phải trình bày cẩn thận sạch sẽ với chính bài làm của mình, không được cẩu thả, sống buông thả không có trách nhiệm. Từ những việc nhỏ thế này mà chúng ta không làm được thì những việc lớn hơn liệu chúng ta có đủ sức và đủ bản lĩnh để làm hay không?
Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân trước những khó khăn, thử thách. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ người khác, từ đó, dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Thói xấu này đáng bị phê phán là lên án. Là học sinh, chúng ta cần phải xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: từ hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm. Hãy có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.
Advertisement
Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Vậy tinh thần trách nhiệm là gì? Đó chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kĩ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và đối tác, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trong thế kỉ 21 – kỉ nguyên của hội nhập quốc tế, nơi không có chỗ cho những kẻ lười biếng, không dám làm và dám chịu trách nhiệm. Vì vậy mỗi chúng ta cần xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: tự hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm. Bởi đúng như Richard L Evans đã nói, chỉ khi biết chấp nhận trách nhiệm cho hành động của mình, ta mới có thể bắt đầu trưởng thành.
Con người chính là một tế bào của xã hội. Đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên một xã hội phồn vinh phát triển.Vì vậy, việc mỗi cá nhân tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong xã hội là điều quan trọng để làm nên một xã hội công bằng văn minh, giàu mạnh. Sống có trách nhiệm là gì? Trước tiên sống có trách nhiệm là sống tốt sống đẹp có trách nhiệm với tương lai của bản thân mình. Sống có mục đích, có ước mơ hoài bão, không bị những cám dỗ, những thói hư tật xấu lôi kéo mua chuộc. Sống đúng nguyên tắc làm người đã đặt ra. Người muốn sống có trách nhiệm thì trước tiên phải trách nhiệm với bản thân mình, tự mình có những nguyên tắc sống riêng, không nên để người khác nhắc nhở, hoặc làm những điều ảnh hưởng tới tương lai của chính mình.Sống có trách nhiệm với gia đình? Có trách nhiệm với cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình khi trưởng thành lập gia đình riêng làm bố mẹ thì phải có trách nhiệm với con cái. Đó chính là trách nhiệm dưỡng dục báo hiếu cha mẹ, nuôi nấng chăm sóc con cái. Để làm một người sống có trách nhiệm chúng ta phải sống đúng chuẩn mực đạo đức, có lối sống tích cực lành mạnh.
Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất cao quý của con người. Đó là khả năng nhận ra và thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân mà không trốn tránh hay đổ lỗi cho người khác. Trong cuộc sống và công việc, tinh thần trách nhiệm là yếu tố cốt lõi quan trọng để đạt được thành công. Nó thúc đẩy ta nỗ lực hoàn thiện bản thân, rèn luyện kỹ năng và trình độ chuyên môn, từ đó thu hút sự tôn trọng và yêu mến từ mọi người xung quanh. Trong thời đại kết nối và thông tin 4.0, việc làm thiếu trách nhiệm có thể dẫn đến mất uy tín và đánh mất lòng tin của người khác. Vì vậy, để trưởng thành và thành công, ta cần xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những việc nhỏ nhặt, bắt đầu từ việc hoàn thành tốt những bài tập, tuân thủ các quy định và luật lệ, và can đảm chịu trách nhiệm khi gặp sai lầm. Khi ta chấp nhận trách nhiệm cho hành động của mình, đó cũng là lúc ta bắt đầu trưởng thành và tiến tới thành công.
Luật Tục Chăm Trong Hôn Nhân, Gia Đình – Phần Iii: Hôn Nhân Và Trách Nhiệm Của Gia Đình
Kết thúc phần I và phần II với bao điều hấp dẫn. Phần III của list bài về Luật tục quy định trong hôn nhân, gia đình của người Chăm Ninh Thuận sẽ mang bạn đến một cái nhìn văn hóa đặc của đồng bào nơi đây. Phần III – Hôn nhân và trách nhiệm của gia đình.
Luật tục Chăm quy định trách nhiệm của gia đình khi kết hôn
Về gia đình, Luật tục Chăm quy định trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Cụ thể là, cha mẹ sinh ra con cái thì phải có trách nhiệm nuôi dạy con cho tới tuổi trưởng thành, mọi việc sai trái của con chưa tới tuổi trưởng thành đối với làng xóm cộng đồng thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm.
Con cái có nghĩa vụ chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ lúc còn sống và lo đầy đủ các lễ nghi cho cha mẹ khi cha mẹ chết, nhập Kut hoặc Ghur và đó là nghĩa vụ thiêng liêng. Chỉ khi hoàn thành nghĩa vụ trên thì cái mới được coi là đã trả được công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, nhất là đối với con gái út.
Ảnh: Photo Nguyễn Hữu Định
Trong trường hợp con cái mà đặc biệt là con gái út không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ lúc về già thì không được quyền thừa kế tài sản, không được quyền tham gia các lễ nghi đám tang, cúng cho cha mẹ. Họ bị xem là người con bất hiếu và bị cộng đồng lên án.
Luật tục Chăm còn quy định người con khi đã phạm tội muốn hòa nhập lại với gia đình, cộng đồng thì phải làm lễ thú tội bằng trầu, rượu với cha mẹ trước sự chứng kiến của tộc họ. Đối với người Chăm, người con hỗn láo với cha mẹ, ông bà, anh chị em là người vô đạo đức.
Khi đó, gia đình tộc họ và cả làng xã phải có trách nhiệm giáo dục con người đó. Nếu người đó phạm tội thì sẽ bị xử phạt tùy theo tội. Nếu hỏi cải thì người con đó cũng phải sắm lễ vật trầu rượu thú tội với ông bà, cha mẹ, anh chị em trước sự chứng kiến của tộc họ.
Luật tục Chăm quy định trách nhiệm con rể, nhà cha mẹ vợ sau khi kết hônVề vấn đề con nuôi, người Chăm quan niệm lấy vợ, lấy chồng là để sinh con nối dõi, có người thờ phụng lúc tuổi già. Nếu hai vợ chồng không có con mà không muốn ly hôn, họ được quyền nhận nuôi con.
Ảnh: Photo Nguyễn Hữu Định
Vì theo chế độ mẫu hệ, Luật tục Chăm quy định khá chi tiết vì quan hệ giữa người con rể với gia đình vợ. Cụ thể là, người chồng tuy đã làm lễ nhập vào gia đình họ vợ trong lễ cưới, được coi là thành viên của gia đình vợ, song trong quan niệm của dân tộc Chăm thì anh ta chỉ là người ngoài (urang parat), người ở thuê (urang daok apak) hay người mượn (urang samando).
Khi xử lý mọi việc trong gia đình hầu hết không thuộc quyền của người con rể (dù anh ta là chồng, là cha trong gia đình riêng của mình) mà thuộc về người anh trai cả vợ, cha vợ hay cao hơn là trưởng tộc. Tuy nhiên, vì người chồng là người trụ cột trong việc truyền nòi giống và xây dựng của cải vật chất cho gia đình, nên Luật tục Chăm quy định gia đình tộc họ bên vợ phải tôn trọng chàng rể:
Ảnh: Photo Nguyễn Hữu Định
“Cha mẹ vợ phải tôn trọng chàng rể, thoảng hương khói trầm bởi có lửa, để gia đình hòa thuận thì cha mẹ phải nhường nhịn chàng rể: nhịn điều hay, giữ điều lành, giữ gìn giàn bầu để bí leo lâu”, ý là cha mẹ vợ phải nhịn chàng rể để con mình khỏi phải ở giá. Luật tục Chăm quy định vì lý do nào đó mà cha mẹ vợ ỷ lại, chửi bới hay đánh đập chàng rể vô cớ, thì chàng rể có quyền bỏ đi lấy vợ khác mà không bị cộng đồng lên án, không bị luật tục phạt vạ (“Đánh chàng rể thì con mình ở giá”).
Luật tục Chăm quy định trong trường hợp gia đình phía chồng không có con gái giữ nhà thì người chồng có thể yêu cầu cha mẹ vợ cho vợ sang nhà mình để phụng dưỡng cha mẹ già, đồng thời nhà vợ luôn trong tư thế sẵn sàng phục dịch nhà chồng khi nhà chồng có việc (“Lấy chồng đến con chó nhà chồng cũng phải biết”).
Ảnh: Photo Nguyễn Hữu Định
Trong quan hệ với gia đình vợ, Luật tục Chăm quy định người chồng, vì phận làm con rể, phải lễ độ kính trọng cha mẹ vợ, cho dù bị cha mẹ vợ mắng chửi thì chàng rể vẫn phải nhường nhịn (“Phận làm rể trong nhà, đừng chửi chó mắng mèo trước mặt cha mẹ vợ”).
Nếu chàng rể hỗn láo với cha mẹ vợ, vi phạm luật tục, hoặc xét thấy chú rể không như ý thì cha mẹ vợ có quyền đuổi chú rể ra khỏi nhà. Tuy nhiên, theo Luật tục Chăm thì trong trường hợp này, cha mẹ vợ phải chọn con của người vợ. Trường hợp người vợ đồng ý theo cha mẹ, thì gia đình, họ tộc thì có thể đem trả người chồng về nhà.
Ảnh: Photo Nguyễn Hữu Định
Song luật tục Chăm có quy định nếu người chồng không đồng ý, không muốn về thì có quyền nằm lì không chịu về. Khi đó nhà gái không được trả nữa mà vẫn phải cho người chồng ở lại. Người chồng phải làm lễ trầu rượu xin lỗi cha mẹ vợ.
Trường hợp người vợ không đồng ý, thì người vợ theo ra ở riêng tách hẳn khỏi gia đình cha mẹ. Trong trường hợp này, Luật tục Chăm quy định cha mẹ không được ngăn cấm mà phải trích một phần của cải của gia đình cho hai vợ chồng, và đồng thời, chàng rể cũng phải làm lễ trầu rượu xin lỗi cha mẹ vợ.
Ảnh: Photo Nguyễn Hữu Định
Trong đời sống gia đình, tộc họ cũng có khi có xích mích, bất đồng giữa các thành viên. Nếu mâu thuẫn quá trầm trọng không giải quyết được thì hai bên sẽ tự nguyện tuyên thệ với thần linh cắt đứt quan hệ với nhau. Song như thế, theo quan niệm của dân tộc Chăm thì tổ tiên sẽ nổi giận trừng phạt cả gia đình và tộc họ.
Người Chăm thường nói:”Răng với lưỡi làm sao không va chạm. Chân lỡ đạp cứt nỡ nào chặt bỏ”. Vì thế, để tránh tổ tiên nổi giận trừng phạt gia đình tộc họ, thì gia đình phải sum họp, và họ phải làm lễ cúng cơm hứa trước linh hồn tổ tiên không bao giờ tái phạm nữa. Khi đó, hương hồn tổ tiên mới về dự, phù hộ độ trì cho con cháu, mỗi khi cá nhân, gia đình, tộc họ tổ chức các nghi lễ trong gia đình.
Ảnh: Photo Nguyễn Hữu Định
Tóm lại, Luật tục Chăm trong điều chỉnh quan hệ hôn nhân – gia đình đã gắn truyền thống xã hội với cơ chế tâm linh tạo cho các thành viên trong cộng động có sự gắn bó mật thiết và ràng buộc lẫn nhau. Hệ thống luật tục đó đã chứa đựng các chuẩn mực, đạo đức, luân lý nhằm bảo vệ lợi ích cá nhân, nề nếp gia đình, trật tự xã hội nên nó đã trở thành phương thức hữu hiệu để quản lý và điều hòa xã hội.
Bài viết được tổng hợp từ sách “Văn hóa phi vật thể người Chăm Ninh Thuận” của tác giả Phan Văn Dốp – Phan Quốc Anh – Nguyễn Thị Thu, Nxb Nông Nghiệp.
Blogger Hiếu Tử
Ảnh: Photo Nguyễn Hữu Định
Đăng bởi: Đỗ Phương Mai
Từ khoá: Luật tục Chăm trong hôn nhân, gia đình – Phần III: Hôn nhân và trách nhiệm của gia đình
Đơn Đề Nghị Cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Hành Nghề Dịch Vụ Kế Toán Mẫu Đơn Đề Nghị Cấp Giấy Chứng Nhận Hành Nghề Kế Toán
Phụ lục số 01/ĐKHN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 296/TT-BTC ngày 15/11/2023 của Bộ Tài chính)
Kính gửi: Bộ Tài chính (Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán)
1. Họ và tên …………………………………………………… Nam/Nữ …………………………….
2. Năm sinh …………………………………… Quê quán/Quốc tịch: ………………………………
3. Giấy CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân số ………… cấp ngày …../ …./…. tại ………..
4. Chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên số ……………………… cấp ngày …../ …../……
6. Nơi ở hiện nay: ………………………………………………………………………………………………….
7. Số điện thoại: ………………………………… email …………………………………………………
8. Quá trình làm việc (Kê khai liên tục quá trình làm việc kể từ thời điểm cấp bằng tốt nghiệp đại học cho đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán) (*):
Chức danh, công việc Tên đơn vị công tác
9. Số giờ cập nhật kiến thức theo quy định của người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thuộc đối tượng phải cập nhật kiến thức (Nếu không thuộc đối tượng phải cập nhật kiến thức thì gạch chéo) (kèm theo tài liệu chứng minh về số giờ cập nhật kiến thức tại các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đối với trường hợp có tính giờ cập nhật kiến thức):
STT Tên chuyên đề/môn CNKT Thời gian CNKT Số giờ CNKT Cơ sở CNKT Ghi chú
Tổng cộng X X
Ví dụ: Thời gian đăng ký để bắt đầu hành nghề dịch vụ kế toán từ năm X2 thì số giờ cập nhật kiến thức kê khai và tính là từ 16/8/X0 đến 15/8/X1.
– Số giờ cập nhật kiến thức về pháp luật kế toán, thuế Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp về kế toán là ……. giờ
10. Các hình thức đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán (ghi rõ hình thức bị xử phạt, số Quyết định xử phạt và cơ quan ra Quyết định xử phạt, ngày chấp hành xong quyết định xử phạt; nếu không có thì gạch chéo):
11. Hiện nay, cá nhân tôi còn tham gia làm người đại diện theo pháp luật, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh, công việc khác tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, cụ thể (Nếu không có thì gạch chéo):
Các chức danh (công việc) Thời gian làm việc Tên đơn vị nơi làm việc
(Chú ý: Ghi cụ thể các chức danh (công việc), thời gian làm việc, tên các đơn vị nơi người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán làm việc ngoài doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán)
Đề nghị Bộ Tài chính xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho tôi để tôi hành nghề dịch vụ kế toán tại đơn vị (tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán) ………………………………………..
Advertisement
Tôi xin cam kết:
– Không thuộc đối tượng không được đăng ký hành nghề kế toán theo quy định tại Khoản 4 Điều 58 Luật Kế toán.
Ngày….. tháng …… năm ……….
Đề Nghị Phụ Huynh Không Cho Con Sử Dụng Xe Máy Khi Chưa Đủ Tuổi, Chưa Có Bằng Lái
Ví dụ, vụ tai nạn giao thông xảy ra vào ngày 17/10/2023 tại phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương khiến 1 học sinh tử vong. Một vụ khác xảy ra vào ngày 19/5/2023 tại quốc lộ 4D qua thôn Luổng Láo 2, xã Cốc San, thành phố Lào Cai, khiến 3 học sinh tử vong.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông tại Lào Cai khiến 3 học sinh tử vong
Mới đây, theo Ban An toàn giao thông tỉnh Vĩnh Phúc, vào khoảng 21h30 ngày hôm qua 6/6, tại km33+900 đường tỉnh 305, thuộc tổ dân phố Văn Sơn, thị trấn Lập Thạnh, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, đã xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng giữa hai xe máy, khiến 2 người chết và 4 người bị thương.
Đáng chú ý, các nạn nhân đều có độ tuổi từ 16-20, trong đó hai nạn nhân lái xe máy đều mới 17 tuổi, chưa đủ tuổi điều khiển xe máy trên 50 cc theo quy định của pháp luật.
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đề nghị Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban An toàn Giao thông các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương chú ý đến một số nội dung để tăng cường an toàn giao thông cho học sinh và ngăn chặn các vụ việc tương tự xảy ra:
Triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 10 của Thủ tướng về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới; chương trình phối hợp số 11 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo về phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2023-2025;
Hiện trường tai nạn xảy ra ngày 6/6 khiến 6 người thương vong, trong đó phần lớn chưa đủ tuổi điều khiển xe máy
Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, thành phố phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động cha, mẹ, người giám hộ thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, có biện pháp quản lý và ký cam kết chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, không giao xe máy cho con lái khi chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái xe…
Chỉ đạo UBND cấp huyện, xã, các đoàn thể chính trị, xã hội, phát huy vai trò người cao tuổi, người có uy tín ở cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động các dòng họ, gia đình tích cực nhắc nhở, vận động con em trong độ tuổi thanh thiếu niên, nhất là học sinh, sinh viên đang nghỉ hè cùng gia đình tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông…
Advertisement
Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm đối với học sinh lái mô tô, xe máy khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe và không đội mũ bảo hiểm; đặc biệt cần tập trung xử lý hành vi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định.
Cập nhật thông tin chi tiết về ‘Có Nên Chuyển Trách Nhiệm Cấp Giấy Phép Lái Xe Và Đăng Kiểm Cho Bộ Công An?’ trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!