Xu Hướng 9/2023 # Ghé Chùa Linh Phong Bình Định Ngắm Tượng Phật Cao Nhất Đông Nam Á – Halotravel # Top 9 Xem Nhiều | Xikz.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ghé Chùa Linh Phong Bình Định Ngắm Tượng Phật Cao Nhất Đông Nam Á – Halotravel # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ghé Chùa Linh Phong Bình Định Ngắm Tượng Phật Cao Nhất Đông Nam Á – Halotravel được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nội dung chính

1. Giới thiệu về chùa Linh Phong Quy Nhơn

Để nhắc đến ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Bình Định, chắc chắn không thể bỏ qua chùa Linh Phong. Đây là một trong những địa điểm du lịch mang dấu ấn tâm linh thu hút rất nhiều du khách ghé đến tham quan mỗi năm. Chùa Linh Phong thường được người dân Bình Định gọi là chùa Ông Núi. Ngôi chùa này thuộc xã Cát Tiến, huyện Phú Cát, tỉnh Bình Định và nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 30km.

Ảnh: Sưu tầm

Dựa theo tài liệu được biên soạn năm 2001 của chùa Linh Phong, ngôi chùa này được sáng lập bởi ông Tổ Giám Huyền và đệ tử Tánh Bang (Lê Ban) vào năm Giáp Tý (1684).

Dựa theo sách “Đại Nam nhất thống chí”, ngôi chùa này được thành lập vào năm 1702. Sau đó ông Tổ Giám Huyền giao lại cho đệ tử Lê Ban để Nam tiến tu hành. Vào năm 1733, Lê Ban được chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho pháp hiệu Tĩnh Giác. Cùng với đó, chúa Nguyễn Phúc Chu cho xây lại chùa và đặt tên thành Linh Phong thiền tự.

2. Cách di chuyển đến chùa Linh Phong Quy Nhơn

Xuất phát từ thành phố Quy Nhơn, bạn di chuyển theo Quốc lộ 19B hoặc đường tỉnh 639. Đi đến trạm xăng Cát Tiến, bạn rẽ phải vào đường tỉnh 640 và đi thẳng đến chân Núi Bà. Để đến được cổng chùa Linh Phong Bình Định, du khách phải đi bộ lên hàng trăm bậc đá với độ cao hơn 100m.

Khi đi đến địa phận của chùa Linh Phong, bạn chú ý ở phía trước chính điện về hướng Tây có một cây cầu nhỏ dẫn đến các mộ Tháp và hang Tổ nổi tiếng ngay phía sau núi.

Ảnh: @nguyenvankhanh0811

3. Khám phá vẻ đẹp của chùa Linh Phong Quy Nhơn

Mặc dù chùa không có diện tích rộng lớn nhưng phong cảnh xung quanh chắc chắn sẽ khiến du khách phải trầm trồ. Ngôi chùa nằm ngay giữa rừng cây cổ thụ lâu năm tạo cảm giác cổ kính và hoang sơ.

Chùa được xây dựng trên núi nhưng sau lưng của chùa vẫn có những ngọn núi cao hơn. Nước từ khe núi chảy xuống đến chùa thì được chia ra thành nhiều nhánh nhỏ, chảy vào sân sau. Những dòng suối uốn lượn quanh co cuối cùng nhập lại với nhau ở nơi sân trước của chùa, rồi chảy xuống hồ sen. Dòng nước cứ chảy từ mùa này sang mùa khác; từ ngày đến đêm như một hệ tuần hoàn, không bao giờ ngớt.

Ảnh: Sưu tầm

Từ chùa Linh Phong Quy Nhơn nhìn ra xa sẽ thấy đầm Thị Nại. Phía Tây và Nam của chùa là những mái nhà san sát xen giữa những đồng lúa xanh nên thơ, phía Đông Nam là đầm Thị Nại gợn sóng long lanh cùng với rừng dương liễu chạy dọc từ Cách Thử đến Gò Bồi.

Đi sâu vào trong núi có rất nhiều những hòn đá xếp chồng lên nhau tạo thành những hình thù kỳ dị và những hang đá âm u. Một số trong đó là những hang thờ Phật với khói nhang nghi ngút.

Ảnh: Sưu tầm

Đến với chùa Linh Phong, du khách không thể bỏ qua việc khám phá hang Tổ. Hang Tổ nằm sát bên mép suối. Tương truyền rằng, đây là hang đá ngày xưa ông Núi (Lê Ban) từng ở. Vào năm 2000, tượng ông Núi được tạo dựng tại hang Tổ. Pho tượng trong tư thế ngồi có chiều cao 84cm với nhũ vàng và được xây dựng bởi nghệ nhân Lê Ân.

4. Tượng Thích Ca Mâu Ni Phật cao 69m

Công trình trọng điểm của chùa Linh Phong Quy Nhơn chính là tượng Thích Ca Mâu Ni Phật. Đây được xem là tượng Phật cao nhất Đông Nam Á với chiều cao 69m. Trong đó phần chân đế cao 15m. Tượng Phật này được khởi công xây dựng vào năm 2009 và hoàn thành vào năm 2023.

Ảnh: @daohoda

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngự trên tòa sen tọa lạc ngay giữa lưng chưng núi ở độ cao 129m so với mực nước biển. Tượng Phật được đặt ở thế lưng tựa núi, mặt hướng ra biển Đông. Phía bên dưới tượng Phật là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán; bảo tàng Xá Lợi Phật; thư viện Phật Giáo.

Phía sau lưng của tượng Phật là cầu thang dẫn du khách lên đến chân của đài sen. Đây là điểm cao nhất mà bạn có thể phóng tầm mắt ra để ngắm cảnh toàn vịnh Thị Nại.

Ảnh: @daohoda

Hiện nay, mặc dù các công trình xung quanh tượng Phật Thích Ca Mâu Nhi ngồi thiền vẫn chưa hoàn thiện nhưng du khách thập phương vẫn ghé đến rất đông. Nếu ngại đi bộ hoặc những người cao tuổi không đủ sức khỏe leo thang thì cũng có xe điện đưa du khách đến tận chân tượng Phật.

Đăng bởi: Đinh Hồng Nhung

Từ khoá: Ghé chùa Linh Phong Bình Định ngắm tượng Phật cao nhất Đông Nam Á – Halotravel

8 Ngôi Chùa Ở Nam Định Linh Thiêng Nhất Định Phải Ghé

Nội dung chính

1. Chùa Tháp Phổ Minh

Địa chỉ: thôn Tức Mạc, Lộc Vượng, TP. Nam Định, Nam Định

Chùa Phổ Minh hay chùa Tháp tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, cách thành phố Nam Định khoảng chừng 5km. Ngôi chùa này gây ấn tượng với lối kiến trúc cổ xưa và nhiều công trình có ý nghĩa to lớn. Theo như ghi chép trên bia và chuông chùa cho thấy chùa Phổ Minh đã có từ thời nhà Lý sau đó đã trải qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ được những nét kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.

Ảnh: sưu tầm

Chùa Phổ Minh sở hữu diện tích khá rộng lớn với 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, 3 gian thượng điện… Đặc biệt, công trình nổi tiếng của chùa Phổ Minh chính là tháp Phổ Minh với 14 tầng được xây dựng vào năm 1305. Có thể bạn chưa biết, tháp Phổ Minh còn được in trên tờ tiền 100 đồng đó.

Ngoài ra, trong chùa còn bày tượng vua Trần Nhân Tông nhập Niết Ban và tượng Trúc Lâm tam tổ cùng các bức tượng Phật đẹp lộng lẫy. Hàng tháng, vào ngày rằm, mùng 1 người ta thường ghé đến chùa để cầu sức khỏe, bình an và mong mọi chuyện thuận buồm xuôi gió.

2. Chùa Thánh Ân (chùa Cả)

Địa chỉ: Số 45 phố Hàn Thuyên, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Cái tên tiếp theo trong danh sách các chùa ở Nam Định chính là chùa Thánh Ân. Ngay từ khi đặt chân tới đây bạn sẽ phải choáng ngợp trước nét kiến trúc hoành tráng và rất ấn tượng của chùa. Được biết, chùa được xây dựng từ thời nhà Trần và đến năm 1982 được xây dựng với quy mô rộng lớn hơn.

Ảnh: diadiemnamdinh

Ngày nay, chùa Thánh Ân còn là một cơ sở tu học cho các tăng ni phật tử khắp mọi nơi. Bên trong chùa Thánh Ân vẫn còn lưu giữ nhiều pho tượng cổ và cổ vật có giá trị to lớn.

3. Chùa Keo Hành Thiện

Địa chỉ: làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Ngày lễ hội: từ ngày mồng 10 cho đến hết ngày 16 tháng 9 âm lịch hằng năm

Chùa Keo Hành Thiện được biết đến là một ngôi chùa cổ ở Việt Nam khi vẫn còn giữ nguyên được vẻ đẹp kiến trúc cổ kính hơn 400 năm tuổi. Đặc biệt, phía sau chùa còn có một ngôi đền nhỏ là nơi thờ Đức Thánh Tổ Dương Không Lộ – người đã chữa khỏi bệnh cho vua Lý Nhân Tông.

Ảnh: sưu tầm

Hàng năm, từ ngày mồng 10 đến 16 tháng 9 âm lịch, tại chùa Keo Hành Thiện tổ chức lễ hội đua thuyền và lễ rước Phụng Nghinh thu hút đông đảo du khách thập phương ghé tới hành hương

4. Chùa Đệ Tứ (chùa Đại Thánh Quán)

Địa chỉ: thôn Đệ Tứ, xã Lộc Hạ, tỉnh Nam Định

Ngày lễ hội: ngày 28 tháng 8 (âm lịch)

Chùa Đệ Tứ hay còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Đại Thánh Quán. Ngôi chùa này tọa lạc ở thôn Đệ Tứ, xã Lộc Hạ, ẩn mình ở ngôi làng thanh bình. Chùa Đệ Tứ được xây theo kiểu chữ công cùng với cây đa, giếng nước, nhà tổ, nhà khách,… Ngay từ khi đặt chân đến chùa bạn sẽ cảm nhận được không gian yên tĩnh và linh thiêng.

Ảnh: sưu tầm

Không chỉ là nơi thờ Phật, chùa Đệ Tứ còn thờ các danh tướng thời Trần như Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão,… Hằng năm, chùa tổ chức lễ chính kỵ Ngài vào ngày 28 tháng 8 (âm lịch) thu hút đông đảo du khách thập phương ghé tới.

5. Chùa Cổ Lễ

Địa chỉ: thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

Ngày lễ hội: từ ngày 13 đến 16 tháng 9 Âm lịch hàng năm

Chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa ở Nam Định hiếm hoi được thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam kết hợp với kiến trúc Gothic của phương Tây. Đặc biệt, bên trong chùa còn sở hữu ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao 32m với 98 bậc thang xoắn ốc dẫn lên đỉnh tháp. Tương truyền rằng, các tín đồ phật tử sau khi lên đến bậc thang 98 và sờ tay và bức tượng trên đỉnh tháp sẽ gặp nhiều điều may mắn.

Ảnh: sưu tầm

Hội chùa Cổ Lễ hàng năm được tổ chức từ ngày 13 đến 16 tháng 9 âm lịch với nhiều nghi thức văn hóa lễ rước Phật, đấu vật, thi bơi chải trên sông quanh chùa,…

6. Chùa Vọng Cung

Địa chỉ: 28 Trần Phú, Ngô Quyền, TP. Nam Định, Nam Định

Có thể bạn chưa biết, Vọng Cung là ngôi chùa ở Nam Định vô cùng rộng lớn với khuôn viên lên đến 3000m2 và tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố. Chùa được xây dựng vào thời vua Gia Long với các tòa nhà hai tầng độc đáo. Mặc dù nhìn bên ngoài, chùa mang vẻ đẹp hiện đại thế nhưng khi khám phá kĩ bạn sẽ bắt gặp những nét kiến trúc tiêu biểu của thế kỉ 19 như những câu đối sơn son thếp vàng, mái chồng diêm, đầu đao cong vút,…

Ảnh: sưu tầm

7. Chùa Đại Bi

Địa chỉ: thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

Lễ hội: từ ngày 20 đến 23 tháng Giêng

Ảnh: sưu tầm

Dân gian đã có câu: “Hai mươi phát tấu Chùa Bi/ Trai đi được vợ, gái đi được chồng” với ý nghĩa chùa Đại Bi không chỉ là nơi thờ Phật mà nhiều người còn đến đây để cầu duyên vô cùng linh thiêng. Ngoài ra, vào đầu xuân, chùa Đại Bi cũng chính là nơi diễn ra phiên chợ Viềng thu hút đông khách trong và ngoài tỉnh.

8. Chùa Lương (chùa Trăm Gian)

Địa chỉ: xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Lễ hội: từ ngày 14 đến ngày 16-3 âm lịch hàng năm

Chùa Lương là một ngôi chùa ở Nam Định cổ được xây dựng từ thế kỉ XV – XVI. Mặc dù trước đây chùa được xây dựng khá đơn giản thế nhưng sau khi trải qua nhiều lần trùng tu, chùa Lương hiện nay đã có quy mô vô cùng rộng lớn với hơn 100 gian và mang phong cách kiến trúc của nhiều triều đại. Chính vì vậy, người dân địa phương vẫn thường gọi nơi đây với cái tên là chùa trăm gian.

Ảnh: Xuan Tiep

Hàng năm, từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 3 âm lịch, chùa Lương thường tổ chức lễ hội với nhiều hoạt động hấp dẫn như hát chèo, hát đối, trống hội và những buổi lễ như lễ Kỳ Yên, cầu phúc, lễ Phật, rước kiệu,…

Đăng bởi: Dương Dương

Từ khoá: 8 ngôi chùa ở Nam Định linh thiêng nhất định phải ghé

Chùa Long Sơn Nha Trang – Tượng Phật Ngoài Trời Lớn Nhất Việt Nam

Khánh Hoà – xứ sở Trầm hương trước nay đâu chỉ nổi danh với những phong cảnh hữu tình, thanh dị mà còn được biết đến bởi những sắc thái tâm linh Phật giáo được in đẫm rõ nét trong các công trình đền chùa, mà tiêu biểu nhất là chùa Long Sơn – chốn

Chùa Long Sơn Nha Trang ở đâu?

Chùa Long Sơn hay còn được biết đến với tên gọi là Chùa Phật trắng hay chùa Phật nằm Nha Trang hiện đang tọa lạc tại số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, nằm ngay dưới chân đồi Trại Thủy. Ngôi chùa được xây dựng cách đây hơn một thế kỉ, trải qua nhiều lần trùng tu, và cho đến nay đã trở thành một ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Khánh Hòa.

Bản đồ đường đi đến Chàu Long Sơn Nha Trang

Với khuôn viên chùa lên đến 3.200 mét vuông và chính điện rộng rãi, trang nghiêm, đây vừa là nơi đặt bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng cao 1,6m, nặng 700kg và tượng Quan Âm Chuẩn Đề “ngàn tay, ngàn mắt và vừa là khu giảng đường của Trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa.

Nhìn toàn cảnh, chùa Long Sơn có địa thế rất đẹp, với cảnh trí cao sáng, và thanh đãng, tạo nên một cấu trúc hoàn chỉnh ẩn mình dưới những hàng cây Bồ đề cao lớn.Tuy nằm trong chốn đô hội náo nhiệt của phố xá nhưng vẫn toát lên một vẻ ly trần thoát tục, nét tĩnh mịch của cảnh thiền môn.

Từ trên đỉnh đồi Trại Thủy, du khách có thể chiêm ngưỡng một cách trọn vẹn bức tượng Kim thân Phật Tổ với dáng ngồi uy nghiêm thư thái giữa mây trời cùng với nét mặt từ bi và nụ cười thanh thoát trên môi. Bức tượng này được khởi công xây dựng vào năm 1964 và hoàn thành sau 1 năm, vào 1965, với chiều cao từ mặt bằng lên đến 24m, đế tượng cao 21m, thân tượng cao 14m, đài sen cao 7m với đường kính lên đến 10m. Xung quanh đế Phật đài là những bức phù điêu quý giá được đắp nổi chân dung hình của 7 vị Thánh tử đạo vì pháp mà tự thiêu dưới thời Ngô Đình Diệm. Cho dù đứng chiêm bái ở bất kì đâu trên triền núi, du khách cũng sẽ cảm nhận như từ Kim Thân Phật tỏa ra một nét đức lành: Bi-Trí-Dũng hiếm có.

Tượng phật chùa Long Sơn

Chùa Long Sơn – Tượng phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam

Chùa Long Sơn có một pho tượng là Kim Thân Phật Tổ đã được sách kỷ lục Guinness Việt Nam ghi nhận là “tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam”

Ngoài pho tượng Phật trắng khổng lồ, Chùa Long Sơn còn mang những nét kiến trúc độc đáo với những chi tiết chạm khắc tinh xảo, tinh tế trên mái chùa. Tuy không tráng lệ, kiểu cách, nhưng chùa Long Sơn vẫn thể hiện được những nét riêng biệt vốn có của mình. Sự hài hoà giữa công trình kiến trúc đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên xung quanh của những vườn cây xanh toả bóng mát và những dãy núi phía xa xa đã tạo cho du khách một cảm giác vô cùng trong lành và mát mẻ.Với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc vừa hiện đại lại vừa cổ kính của chùa Việt và sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên, chùa Long Sơn thực sự là một điểm đến vô cùng lý tưởng dành cho bạn.

Chùa Long Sơn – kim thân phật tổ nha trang

Ở trên độ cao lý tưởng này, bạn dễ dàng nhìn ngắm toàn cảnh thành phố Nha Trang xinh đẹp, từ biển đảo cho đến cảnh thiên nhiên rừng núi bao la bạt ngàn, tất cả được thu gọn vào trong tầm mắt. Giữa chốn tâm linh phảng phất những làn gió nhẹ man mát lan toả hương vị của đất trời.

Không những thế, nếu đến đây vào khoảng mùng 1 và hay ngày rằm Âm lịch hàng tháng, du khách ngoài việc đến Long Sơn để chiêm bái thì còn có thể ngắm hay “đi tìm” sự bình yên và thanh tịnh trong chính tâm hồn mình.

Đăng bởi: Vũ Phú Cường

Từ khoá: Chùa Long Sơn Nha Trang – Tượng phật ngoài trời lớn nhất việt nam

Chùa Vạn Phật Ở Quận 5 – Khám Phá Ngôi Chùa Hơn 10.000 Tượng Phật

Chùa Vạn Phật ở quận 5 mang phong cách đậm chất kiến trúc của người Hoa, toàn bộ không gian đều được trang trí bằng giấy màu từ cổng vòm đến hoa văn trên mái ngói. Ngôi chùa dù nhỏ bé giữa những nhà cao tầng xung quanh nhưng lại mang tới cảm giác vô cùng vững trãi, bình yên cho mỗi du khách khi tìm tới đây.

Chùa Vạn Phật quận 5 là ngôi chùa được xếp vào hàng kỷ lục Việt Nam về hệ thống tượng Phật khổng lồ với hơn 10.000 bức. Đúng như cái tên, ngôi chùa đang sở hữu hàng nghìn bức tượng lớn nhỏ, tráng lệ mà trang nghiêm.

Địa chỉ chùa Vạn Phật quận 5 ở đâu?

Ngôi chùa nằm tại 66/14 Nghĩa Thục, Phường 5, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn từ bên ngoài, chùa nằm giữa những dãy nhà cao tầng ở xung quanh, thuộc khu phố vàng bạc trên đường Nghĩa Thục.

Di chuyển đến chùa như thế nào?

Xe buýt: Chuyến xe 01 dừng tại 780 Trần Hưng Đạo và 890 Trần Hưng Đạo, đều cách ngôi chùa 200m với 3 phút đi bộ.

Phương tiện cá nhân: du khách gửi ngay ở cổng chùa với giá 10.000VNĐ/ chiếc 

Chùa Vạn Phật giờ mở cửa lúc 6 giờ đến 22 giờ. Tuy nhiên du khách có thể đến chùa vào bất cứ buổi nào trong tuần, nhưng theo kinh nghiệm của mình thì chùa vào buổi tối rất đẹp bởi màu sắc của những ngọn đèn lồng đỏ ở trên cao, tạo cảm giác mới ra và ấm áp.

Cổng chùa Vạn Phật

Khám phá Kiến trúc chùa Vạn Phật quận 5 

Năm 1959, ngôi chùa bắt đầu xây dựng bởi Hòa Thượng Đức Bổn và Diệu Hoa để tu học, lễ bái cho các Tăng Ni, Phật Tử người Hoa ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Ban đầu, chùa còn khá giản dị và đơn sơ, tuy nhiên đến năm 1998 bắt đầu trùng tu nhiều lần trong 10 năm đến 2008. Hiện tại, du khách có thể thấy hiện tại chùa mang lối kiến trúc người Hoa vô cùng độc đáo và khác biệt so với những ngôi chùa khác ở Việt Nam.

Ngôi chùa Vạn Phật quận 5 có diện tích 200m2 với tổng cộng 5 tầng gồm 3 tầng lầu, 1 tầng trệt và 1 sân thượng.

Tầng trệt: Là khu vực điện thờ tôn trí tượng Bồ Tát Địa tạng với hai bên là tượng Tôn giả Đạo Minh và Trưởng giả Văn Công. Ngoài ra, còn có bộ tượng Tam Bảo với Đức Phật Di Đà với 2 vị Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. 

Tầng 1: Là điện Đại Bi thờ 2 bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, hai bên của tượng có tượng Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ. 

Tầng 2: Là điện thờ Phật Dược Sư ở giữa, hai vị Bồ Tát Nhật Quang và Nguyệt Quang ở hai bên. 

Tượng Phật Dược Sư và hai vị Bồ Tát hai bên

Tầng 3 tại chùa Vạn Phật ở quận 5: Là điện thờ chính hay còn gọi là chánh điện với không gian xung quanh nhìn đâu cũng là Phật. Đầu tiên là tượng đức Phật Tỳ Lô Giá Na ở giữa ngôi đại điện, ngự trên tòa sen ngàn cánh mà trong mỗi cánh sen đều có một vị Phật. Hai bên của Phật Tỳ Lô Giá Na là hai bức tượng Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền. Phía trước thờ 5 vị với ở giữa là Đức Phật Thích Ca, hai bên thờ Phật Di Đà, Phật Dược Sư và Bồ Tát Quán Thế Âm, Địa Tàng. Ngoài ra, xung quanh ngôi đại điện chùa Vạn Phật quận 5 có rất nhiều tượng Phật nhỏ trên vách tường. Đặc biệt, trước đại điện có đại hồng chung, trống và 3 tấm biển đề chữ: Phổ Quang Minh Điện, Diệu Trí Văn Thù và Đại Hạnh Phổ Hiền. Vách bên ngoài đại điện có 26 bức tranh vẽ lớn vô cùng đặc sắc với 18 vị A La Hán, 2 vị Tổ Ca Diếp, A Nan và 6 vị Tổ Thiền tông Trung Hoa.  

Chánh điện chùa Vạn Phật (@phonglet79)

Sân thượng: đặt tháp Vạn Phật 5 tầng, bên cạnh là tháp thờ Hòa thượng Tăng Đức Bổn bằng chữ Hoa, đằng trước có bức Cửu Long Bích, chạm nổi 9 con rồng uốn lượn trong đám mây. 

Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo tại một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: Chùa Bửu Long, miếu nổi Gò Vấp, chùa Ông quận 5, chùa Ngọc Hoàng quận 1

Ngôi chùa với hơn 10.000 tượng Phật tại Sài Thành

Sở dĩ được đặt tên là chùa Vạn Phật bởi chỉ trọng diện tích 200m2 chùa có tới hơn 10 ngàn tượng Phật với kích thước và chủng loại vô cùng phong phú, tất cả tạo nên không gian linh thiêng. Do vậy, chùa là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh quen thuộc của nhiều cư dân quận 5 nhất là cộng đồng người Hoa tại Việt Nam. Một số bức tượng có thiết kế nổi bật tại chùa có thể nhắc tới như:

Tượng Thích Ca Mâu Ni: Tượng phật lớn được đặt trên đài sen 1000 cánh và phía sau là khoảng 10.000 bức tượng nhỏ được xếp ngay ngắn trong không gian Đại Quang Minh Điện.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên hàng ngàn cánh sen (@breakpointadam)

Tướng Tứ đại thiên vương: Với màu sắc tinh tế, từng biểu cảm trên gương mặt cũng vô cùng sinh động. Bốn vị thiên vương trong văn hóa Phật giáo Trung Hoa là người canh giữ thế giới Phật và bảo vệ an toàn cho chúng sanh.

Tượng Phật Dược Sư được đặt ở tầng 2, theo phật pháp thì ngài đã giúp chúng sinh khỏi bệnh cả về tinh thân – thể chấy. Những nguy hiểm và chướng ngại cũng được hóa giải, 03 chất độc nguy hiểm cũng được loại bỏ gồm: dính mắc, vô minh và hận thù. Từ đó hóa giải mọi đau khổ nơi cõi trần.

Tranh vẽ Quán Thế Âm Bồ Tát cùng với Thiện Tài Đồng Tử Long Nữ đứng trên mây, thể hiện rõ nét văn hóa tâm linh của người Hoa cũng đặt trang trọng trong khuôn viên chùa.

Tượng Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay vô cùng sinh động, chân thực với màu vàng đặc trưng và vầng hào quang phía sau lưng rực rỡ được đặt ngay tại cửa chùa trong tủ thờ.

Chiêm bái tượng Phật độc đáo, linh thiêng tại chùa Phật Cô Đơn, chùa Huê Nghiêm

Tượng Bồ Tát Nghìn Tay Nghìn Mắt Trang Nghiêm tại chùa Vạn Phật

Đặc biệt, trong khuôn viên chùa có khu vực gửi tro cốt người đã khuất với mong muốn người thân sau khi mất sẽ được sự che chở của Phật Giáo và sớm về cõi cực lạc. Đây cũng là khu vực thường xuyên được người dân tới dâng hương và chiêm bái mỗi dịp lễ lớn trong năm.

Trải nghiệm máy tự động xin xăm Chùa Vạn Phật quận 5

Thông thường, vào mỗi dịp đầu năm, người dân đều đến chùa để cầu bình an, sức khỏe cho tương lai. Ngoài lăng Ông Bà Chiểu thì ngôi chùa cũng là điểm xin xăm có tiếng. Tuy nhiên, theo nhu cầu của phần lớn du khách, chùa đã xuất hiện một chiếc máy xin xăm tự động giống ở các nước lân cận như Đài Loan, Singapore,… Thông thường, đa phần chùa nhiều vùng đều xin xăm truyền thống là xóc ống xăm, sau đó cần người trụ trì giải đáp quẻ xăm đó. Tuy nhiên tại ngôi chùa thì máy lại có ra lời giải thích xăm luôn. Bởi vì sự độc đáo như vậy mà có rất nhiều du khách tìm tới chùa vạn phật xin xăm bằng máy để dự đoán tương lai bản thân.

Xin xăm chùa Vạn Phật (@kh.haa_.117)

Sau đó, du khách chỉ cần đọc chú giải quẻ xăm, mà mỗi quẻ xăm đều có hai mặt (một mặt tiếng Hoa, mặt kia tiếng Việt). Tuy nhiên xăm tại chùa Vạn Phật ở quận 5 chỉ mang tính chất chung chung, chỉ là xăm hạ, trung hay là thượng, qua đó có vài chú giải và thống kê các khía cạnh trong cuộc sống mà thôi. Mặc dù hơi tổng quan, không đi sâu nhưng cũng là trải nghiệm khá thú vị.

Đăng bởi: Hậu Kiều

Từ khoá: Chùa Vạn Phật ở quận 5 – Khám phá ngôi chùa hơn 10.000 tượng Phật

Chùa Cao Linh – Ngôi Chùa Linh Thiêng Ở Hải Phòng

2. Lịch sử hình thành chùa Cao Linh

Theo lịch sử ghi lại thì chùa được dòng họ Lê Văn trong làng Hà Liên xây dựng vào năm nào không rõ, nhưng chỉ biết trong bia đá của chùa có ghi lại niên hiệu trùng tu vào đời Hậu Lê, cách chúng ta hiện nay khoảng chừng hơn 300 năm.

Khởi đầu ngôi chùa chỉ được xây dựng đơn sơ gồm ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, năm gian nhà tổ, ba gian nhà bếp cấp 4 mái thấp, nhằm để cho đệ tử địa phương đến lễ bái tu tập. Năm 1946 chùa là nơi cất dấu nuôi dưỡng cán bộ Việt Minh, dự trữ lương thực phục vụ cho kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Năm 1947 chùa bị giặc Pháp đốt mất 20 gian nhà gồm nhà tổ và các nhà phụ xung quan, nhằm triệt phá nơi dự trữ lương thực của bộ đội ta. Các vị cao tăng nơi đây điển hình và gần chúng ta nhất là Hòa Thượng Thích Thanh Sự đã thể hiện tinh thần của người con Phật ‘Phục vụ chúng sinh là cúng dường chư Phật’ Hòa Thượng đã tham gia đội tự vệ của xã cùng nhân dân đánh Pháp. Từ năm 1967 đến năm 1975 đơn vị Phòng không Pháo Cao Xạ đã dùng chùa làm nơi đắp ụ pháo bắn máy bay Mĩ . Chùa còn là nơi chứa cất đạn dược, tám trú đóng quân của các đơn vị bộ đội khi hành quân ngang qua đây.

3. Kiến trúc chùa

Khởi đầu ngôi chùa chỉ được xây dựng đơn sơ gồm ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, năm gian nhà tổ, ba gian nhà bếp cấp 4 mái thấp, nhằm để cho đệ tử địa phương đến lễ bái tu tập. Năm 1946 chùa là nơi cất dấu nuôi dưỡng cán bộ Việt Minh, dự trữ lương thực phục vụ cho kháng chiến chống giặc ngoại xâm.Năm 1947 chùa bị giặc Pháp đốt mất 20 gian nhà gồm nhà tổ và các nhà phụ xung quan, nhằm triệt phá nơi dự trữ lương thực của bộ đội ta. Các vị cao tăng nơi đây điển hình và gần chúng ta nhất là Hòa Thượng Thích Thanh Sự đã thể hiện tinh thần của người con Phật ‘Phục vụ chúng sinh là cúng dường chư Phật’ Hòa Thượng đã tham gia đội tự vệ của xã cùng nhân dân đánh Pháp.Từ năm 1967 đến năm 1975 đơn vị Phòng không Pháo Cao Xạ đã dùng chùa làm nơi đắp ụ pháo bắn máy bay Mĩ . Chùa còn là nơi chứa cất đạn dược, tám trú đóng quân của các đơn vị bộ đội khi hành quân ngang qua đây.

Ngày nay, với sự dìu dắt của trụ trì Đại Đức Thích Giác Nghiên, ngôi chùa đã có thiết kế hoàn thiện hơn với tòa Đại Hùng Bảo Điện – Cổng Ngũ Quan – Vườn Tháp – La Hán Đường – Vãng Sinh Đường – Thiền Đường – Niệm Phật Đường và các công trình khác. Với đường nét độc đáo, mang đậm kiến trúc Phật giáo, ngôi chùa là nơi trung tâm của tín ngưỡng và là nơi tổ chức các hoạt động hội hè, văn hóa, các khóa tu tập cho phật tử và quần chúng nhân dân.

Tóm lại thì chùa Cao Linh được xây dựng với kiểu kiến trúc độc đáo cùng với nét văn hóa Phật Giáo đặc trưng của vùng miền với đường đi vô cùng thuận tiện và dễ dàng. Trong ngày mai thì chùa Cao Linh ở Hải Phòng hứa hẹn sẽ trở thành một điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Hải Phòng nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Hy vọng rằng sự mong ước này sẽ trở thành hiện thực để để chùa sẽ là một điểm xuyết của núi Voi, Hải Phòng.

Đăng bởi: Đỗ Đức Hiếu

Từ khoá: Chùa Cao Linh – Ngôi chùa linh thiêng ở Hải Phòng

Chùa Phật Cô Đơn – Ngôi Chùa Cầu Duyên Nổi Tiếng Linh Thiêng

1. Chùa Phật Cô Đơn ở đâu ?

Chùa Phật Cô Đơn có tên chính thống là Bát Bửu Phật Đài hay chùa Thanh Tâm tọa lạc tại 22 Mai Bá Hương, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Hồ Chí Minh.

Chùa Phật Cô Đơn là tên gọi dân gian (Nguồn: Sưu tầm)

Tên gọi chùa Phật Cô Đơn được sử dụng thường xuyên nên đã làm cho nhiều người lầm tưởng rằng đây là tên thật nhưng thực ra đây chỉ là tên dân gian đặt. Bát Bửu Phật Đài mới là tên đúng của ngôi chùa này nhưng về sau đã đổi lại thành chùa Thanh Tâm.

2. Giờ mở cửa chùa Phật Cô Đơn

Chùa Bát Bửu Phật Đài bắt đầu mở cửa đón khách đến tham quan và chiêm bái từ 5h sáng đến 21h tối vào tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 và chủ nhật.

Khuôn viên tươi mát ở chùa Bát Bửu Phật Đài (Nguồn: Sưu tầm)

Tuy vậy nhưng tốt nhất bạn không nên đi quá sớm vì nhà chùa cần có thời gian sắp xếp để có thể đón tiếp khách tham quan một cách chu đáo nhất.

3. Di chuyển đến chùa Phật Cô Đơn

Chùa Phật Cô Đơn nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chính Minh khoảng 23km tương ứng với 1h đi bằng ô tô nên bạn cần lưu ý lựa chọn phương tiện di chuyển thuận tiện nhất cho mình.

Chọn phương tiện di chuyển thích hợp (Nguồn: Sưu tầm)

Phương tiện cá nhân: Tùy theo xuất phát điểm của từng người mà sẽ có hướng đi khác nhau nên cách tốt nhất là bạn tham khảo qua Google Map để chọn được tuyến đường phù hợp nhất cho mình.

Xe buýt: Hiện tại chỉ có tuyến xe buýt số 71 là có điểm xuống ở gần chùa Phật Cô Đơn có thời gian hoạt động từ 5h20 sáng đến 19h tối với tần suất 122 chuyến ngày và giá vé khoảng 6.000 VNĐ/lượt.

4. Lịch sử chùa Phật Cô Đơn

Chùa Thanh Tâm bên kênh Cầu Xáng bắt đầu kiến tạo vào năm 1955 và hoàn thiện vào ngày 12/07/1956 trên mảnh đất rộng khoảng 30ha do cư sĩ Lê Chí Bình đã phát tâm cúng dường với tâm nguyện sửa chữa lại ngôi Tam bảo để làm chỗ dựa tâm linh cho đồng bào dân tộc.

Chùa Thanh Tâm có lịch sử lâu đời (Nguồn: Sưu tầm)

Để nhắc nhở về gốc tích của đạo thiêng, ngay tại ngôi chùa này đã trồng một nhánh cây bồ đề được chiết gốc từ đại thọ bồ đề ở nơi Đức Thế Tôn tọa thiền. Đến năm 1959, Bát Bửa Phật Đài bắt đầu được tôn tạo và chính thức hoàn thiện vào năm 1961.

5. Kiến trúc của chùa Phật Cô Đơn

Nhờ được xây trên khu đất rộng đến 30ha mà tổng thể kiến trúc của chùa Phật Cô Đơn từ khuôn viên đến các khu điện thợ đều vô cùng nguy nga tráng lệ. Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa này vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy đặc trưng cho các cổ tự ở Việt Nam. Để đến được cổng Tam Quan du khách sẽ phải băng qua cánh rừng bạch đàn xanh mướt xen lẫn tiếng chuông chùa vang vọng cùng mùi nhang thoang thoảng.

Nét kiến trúc cổ kính ở Bát Bửu Phật Đài (Nguồn: Sưu tầm)

Cổng Tam Quan được xây dựng khá cầu kì và nghiêm trang với những đường nét họa tiết được chạm khắc uốn lượn vô cùng tinh xảo. Bước vào khuôn viên chùa rộng 5ha bạn sẽ không khỏi ấn tượng trước những pho tượng phật khác nhau được trưng bày như những tác phẩm nghệ thuật. Bên trong chánh điện chùa Phật Cô Đơn là nơi thờ phụng tượng Phật A Di Đà, bên cạnh là tượng Phật Tiêu Diện và thần Hộ Pháp.

Các khu điện thờ còn lại thì thờ những bức tượng phật được chạm khắc kỳ công và tinh xảo như tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng Phật Chuẩn Đề Bồ Tát, tượng Phật Di Lặc và tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát. Khi ra khỏi chánh điện, bên cạnh tượng Phật Cô Đơn còn có điện thờ Đức Thánh Quan Công, điện thờ vị tổ sư Thích Thiện Bổn, đền thờ ông Hổ….

6. Sự tích chùa Phật Cô Đơn

Trường tồn với thời gian và hiên ngang trước sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, Kim thân Đức Phật vẫn sừng sững cho dù chùa Thanh Tân có bị thiêu rụi. Tất cả người dân đã được di tản không còn một bóng người nhưng chỉ duy nhất Đức Phật vẫn ở đây an yên.

Tên gọi chùa Phật Cô Đơn xuất phát từ sự tích ly kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

Cũng chính vì lý do này mà vào năm 1976 đã có nhiều người dân, các đoàn thanh niên xung phong tình nguyện đến Bát Bửu Phật Đài lao động công ích. Và từ lúc này tên gọi chùa “Phật Cô Đơn” được người dân truyền tai nhau khi thấy Đức Phật một mình đứng giữa đồng không mông quạnh.

7. Chùa Phật Cô Đơn cầu duyên

Chùa Thanh Tâm được rất nhiều các bạn trẻ khắp nơi đến tham quan và chiêm bái với mong muốn cầu nguyện con đường tình duyên thuận lợi và sớm gặp được chân ái của cuộc đời mình.

Chùa Phật Cô Đơn cầu duyên nổi tiếng linh thiêng (Nguồn: Sưu tầm)

Nhờ sở hữu tên gọi độc đáo mà nhiều người tin rằng khi đến chùa Phật Cô Đơn cầu duyên sẽ được Đức Phật gia hộ sớm thoát khỏi sự cô đơn và con đường tình duyên sớm viên mãn. Ngôi chùa đặc biệt đông khách vào các ngày cuối tuần, ngày rằm, mùng 1 và đặt biệt là vào dịp lễ valentine 14/2 các bạn trẻ sẽ đổ về cầu duyên khá nhiều.

Đăng bởi: Nguyễn Thị Thanh Hằng

Từ khoá: Chùa Phật Cô Đơn – Ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng linh thiêng

Cập nhật thông tin chi tiết về Ghé Chùa Linh Phong Bình Định Ngắm Tượng Phật Cao Nhất Đông Nam Á – Halotravel trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!