Bạn đang xem bài viết Gợi Ý 6 Thực Đơn Mâm Cỗ Cúng Vào Ngày Tết Dễ Làm Chuẩn Không Cần Chỉnh được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gà luộcCác món ăn từ gà khá phổ biến trong mỗi gia đình nhất là vào mỗi dịp Tết. Món đơn giản nhất mà ai cũng thích ăn đó chính là gà luộc. Gà là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, có thể thay thế lượng protein được cung cấp từ thịt đỏ.
Gà sau khi luộc vẫn giữ được độ bóng của da gà, màu vàng ươm, thịt ngọt dai không bị khô. Gà luộc các bạn có thể trộn thêm rau răm, ăn kèm với nước mắm tỏi ớt cũng rất ngon.
Bánh chưngBánh chưng là món ăn truyền thống mỗi độ Tết đến xuân về, đây là món ăn đặc trưng ở miền Bắc. Chiếc bánh chưng được gói bằng lá dong, hoặc lá chuối tùy vùng miền. Bên trong là nếp với phần nhân đỗ xanh, thịt heo.
Bánh chưng sau khi được tỉ mỉ gói xong thì sẽ đem hấp chín. Đây là loại bánh có sự kết hợp từ nhiều hương vị, hương thơm dẻo của gạo nếp, ngọt bùi của đậu xanh, vị béo ngậy của thịt mỡ và mùi thơm đặc trưng của tiêu, hành, lá dong tạo nên chiếc bánh truyền thống của Việt Nam.
Dưa mónDưa món là món ăn được rất nhiều người ưa thích, có thể ăn kèm bánh chưng, bánh tét hoặc món ăn kèm trong những bữa ăn ngày Tết.
Dưa món khi hoàn thành sẽ có màu sắc tươi ngon, đẹp mắt của rau củ, không bị thâm hay héo và vẫn giữ được độ giòn. Gia vị nước ngâm được pha đúng tỉ lệ sẽ giúp dưa món thấm đều vị và ngon miệng.
Giò thủNhững miếng giò thủ giòn sần sật đậm đà cùng với vị thơm của hạt tiêu, nước mắm,… dùng làm món chính trong mâm cơm hay để ăn chơi, ngồi nhâm nhi chuyện trò đều rất thích hợp, nhất là vào dịp Tết.
Giò thủ là món ăn được chế biến từ thịt heo, nấm mèo, hành, tỏi, các gia vị rồi đem gói lại và nén chặt. Với ý nghĩa là trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà, giò thủ luôn xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết của gia đình Việt.
Nem ránNem rán là một món ăn vô cùng quen thuộc với người dân Việt, đặc biệt trong các dịp lễ Tết, đây cũng là món ăn giàu chất dinh dưỡng và thơm ngon.
Từng cuốn nem rán được cuộn thật chắc tay, đã thế khi chiên lên thì lớp bánh tráng bên ngoài giòn rụm, vàng ươm kết hợp với phần nhân từ thịt heo, miến,… bạn có thể ăn kèm với tương ớt cũng rất là hấp dẫn.
Canh chân giò hầm hạt senCanh chân giò hầm hạt sen là món ăn cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng và không thể nào vắng mặt trong những dịp quan trọng nhất là ngày lễ Tết.
Để tận hưởng được hết hương vị của món ăn thì bạn nên ăn lúc còn nóng. Chân giò béo, thơm, giòn sật ăn cùng với hạt sen, nấm hương, cà rốt sẽ làm tăng thêm hương vị của nó. Nước canh đậm đà, có vị béo của chân giò, cùng vị ngọt thanh chắc chắn sẽ khiến bạn yêu thích ngay lần ăn đầu tiên.
Thịt đôngThịt nấu đông là một món ăn thơm ngon và hấp dẫn, thường là món ăn để đãi khách trong các dịp Tết. Thịt đông khi ăn có vị ngọt mềm, màu trong veo đẹp mắt, gia vị hòa quyện tạo nên một món ăn hài hoà. Bạn đừng quên dùng thịt đông với cơm nóng, đây sẽ là một sự kết hợp tuyệt vời cho bữa cơm ngày Tết của bạn đó.
Dưa hànhTrong mâm cơm ngày lễ Tết, dưa hành (hành ngâm) không những làm cho bạn thêm ngon miệng mà còn làm cho món ăn thêm tròn vị, hấp dẫn. Dưa hành muối với màu sắc bắt mắt, giòn ngon, chua chua ngọt ngọt, dùng dưa hành muối làm món ăn kèm như bánh chưng, bánh tét,… sẽ rất hấp dẫn.
Chả giò tôm thịtChả giò là một món chiên thơm ngon quen thuộc với hương vị với hương vị thơm ngon cũng như cách chế biến rất đa dạng và phong phú.
Chả giò tôm thịt sau khi hoàn tất sẽ có màu vàng bóng hấp dẫn khi cắn thử 1 miếng bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của tôm và đậm đà của thịt. Lớp vỏ bánh bên ngoài thì giòn rụm thơm ngon.
Bánh chưngNgày Tết có thể thiếu bánh kẹo nhưng bánh chưng nhất định phải có, đây là loại bánh cổ truyền từ ngàn xưa của người dân Việt Nam.
Bánh chưng mang hương vị thơm dẻo từ gạo nếp, ngọt bùi của đậu xanh kết hợp với vị béo, thơm ngon của miếng thịt mềm mại từ da cho đến nạc đã được nấu nhừ. Vào ngày Tết bánh chưng sẽ được ăn kèm với dưa hành, củ kiệu…
Canh khổ qua nhồi thịtCanh khổ qua với nước dùng thanh ngọt, khổ qua chín mềm còn nguyên vẹn không bị nát ăn kèm phần thịt được nhồi vô cùng đậm vị, vừa ăn, khổ qua có vị đắng đắng khiến cho món ăn thêm đặc trưng hấp dẫn.
Canh khổ qua nhồi thịt là món ăn cực kỳ quen thuộc với nhiều gia đình, không những thơm ngon, thanh mát mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe chẳng hạn như giảm cân, tăng cường thị giác và làm đẹp da.
Gỏi tai heoVừa đơn giản dễ làm vừa có thành phẩm ngon tuyệt vời, món gỏi tai heo chua ngọt chắc chắn sẽ khiến bạn phải yêu từ lần ăn đầu tiên.
Vị chua ngọt và thơm lừng của tắc, ớt, giấm ăn xen lẫn với gừng, nước mắm,… và tai heo tạo nên một món ăn không chỉ đẹp mắt mà còn ngon miệng. Chỉ cần ăn một miếng tai heo đậm đà, bạn sẽ chẳng thể chờ được mà ăn thêm miếng thứ hai.
Dưa hấuDưa hấu là loại trái cây cũng ta rất dễ bắt gặp vào mỗi dịp Tết, hầu như gia đình nào cũng mua đến cặp về chưng Tết và đãi khách.
Loại trái này vừa bổ, vừa tốt cho sức khỏe lại là món tráng miệng rất thơm ngon. Màu dưa hấu đỏ tươi cũng tượng trưng cho một năm sung túc, phát tài.
Bánh tétNếu như miền Bắc có bánh chưng thì miền Nam có truyền thống là gói bánh tét vào ngày Tết. Bánh tét được gói bằng lá chuối, nhân bên trong là nếp và thịt heo nhưng có nhiều mỡ. Sau khi được tỉ mỉ gọi thật đẹp thì sẽ được đem đi hấp chín.
Bánh sau khi chín có hương thơm dẻo của nếp hòa quyện cùng vị béo, bùi, thơm ngon của miếng thịt mỡ bên trong. Từng khoanh bánh tét như gói gọn hết không khí ngày Tết vào đó.
Gà ủ muối Thịt kho trứngThịt kho trứng là món ăn không thể thiếu trong mỗi Tết, hầu như cứ đến 30 Tết là bếp nhà nào cũng đỏ lửa để kho thịt.
Từng thớ thịt được kho đến khi thấm đậm gia vị cực kì hấp dẫn, thêm vài quả trứng vịt bùi bùi nữa thì còn gì bằng đúng không nào.
Canh rau củ sườn nonCó thịt kho, có thịt gà thì không thể nào thiếu chén canh thơm ngon, nóng hổi đúng không nào? Đừng lo món canh rau củ sườn non sẽ làm hài lòng bạn.
Do được ninh cùng sườn non nên nước dùng có độ ngon ngọt rất đê mê, đã thế khi quyện cùng cà rốt, củ dền,… cùng 1 ít khoai tây càng làm tăng thêm hương vị thơm ngon và độ hấp dẫn của món ăn này.
Chả giòCuốn chả giò giòn rụm, cùng với nhân bên trong có thịt, tôm và các loại rau củ, với mong ước cả năm được ấm no, sức khỏe. Đây là một món ăn thơm ngon không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết của người miền Nam.
Xôi gấcMón cuối cùng cho thực đơn ngày thứ 4 của chúng ta trong dịp Tết này là món xôi gấc. Xôi gấc sau khi hoàn thành sẽ có màu đỏ từ gấc trông bắt mắt vô cùng, còn mang ý nghĩa may mắn, tiền tài vào năm mới. Hơn hết, khi thưởng thức thì xôi không hề khô mà trái lại có độ dẻo mịn, ngọt thanh tự nhiên rất lưu luyến.
Thịt kho tàuCó thể nói, thịt kho tàu là món ăn không thể thiếu nơi góc bếp mỗi khi đến dịp Tết âm lịch ý nghĩa này. Điểm đặc biệt của món kho này chính là càng kho lâu, thì thịt càng có độ mềm thấm đậm gia vị cực kỳ khó cưỡng.
Từng thớ thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ rất tuyệt vời, dường như thịt, trứng và cả nước thịt kho đã cùng nhau hòa làm một tạo nên món ăn không thể nào tuyệt vời hơn.
Gỏi ngó sen tôm thịtMỗi khi nhắc đến gỏi ngó sen tôm thịt thì chắc chắn ai ai cũng đều nhớ nhung và muốn được thưởng thức ngay lập tức bởi độ thơm ngon, hấp dẫn của món ăn này.
Ngoài ngó sen có màu trắng trong hấp dẫn kết hợp với tôm, thịt heo,… và rau răm quyện cùng nước sốt trộn chua chua, ngọt ngọt kích thích vị giác trong mâm cơm ngày Tết.
Canh gà rau củCó món mặn, món gỏi thì chắc chắn trong mâm cỗ không thể thiếu món canh và thực đơn cho ngày này sẽ là canh gà rau củ bắt mắt, thơm ngon, hấp dẫn không thể chối từ. Thịt gà được hầm chung với các loại rau củ trong nhiều giờ cho mềm và thấm đều các gia vị.
Món canh gà này rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, rất phù hợp để làm món dâng lên ông bà trong mâm cỗ Tết, cũng làm cho mâm cỗ thêm màu sắc nữa.
Dưa hấuNgoài các món ăn thơm ngon trên, thì tất nhiên vào mỗi dịp Tết âm lịch đều không bao giờ vắng bóng được trái dưa hấu căng mọng nước, đỏ tươi. Đây vừa là món ăn tráng miệng cực kỳ ngon lại còn là loại trái cây được chưng vào dịp Tết nhiều nhất với ý nghĩa một năm may mắn như chính màu đỏ của trái dưa hấu.
Bánh tétTết là khoảng thời gian hiếm có để cả gia đình cùng ngồi tụ họp quây quần bên nhau được như ngày Tết và thưởng thức những miếng bánh Tét thơm ngon.
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, bánh tét đã làm mọi người cứ mãi nôn nao muốn được dùng thử ngay lập tức. Nếp thì dẻo mịn, quyện cùng phần nhân bùi bùi, béo béo hấp dẫn khiến bạn sẽ ko thể quên được.
Advertisement
Giò heo rút xương
Giò heo rút xương là món ăn không thể thiếu vào mỗi dịp Tết, món ăn này còn được ví như một món ăn truyền thống của người Việt Nam.
Chân giò sau khi được rút xương sẽ được ướp gia vị cho đậm đà rồi bó chặt lại đem đi luộc chín. Thịt chân giò mềm, có độ dai giòn vừa rất hấp dẫn ăn kèm cùng rau sống thì còn gì bằng.
Tôm khô củ kiệuNếu phải kể tên các món ăn ngon ngày Tết thì có lẽ phải nhắc đến hàng loạt món ăn quen thuộc như thịt kho trứng, bánh chưng,… và tất nhiên một trong số đó không thể bỏ qua món tôm khô củ kiệu.
Củ kiệu giòn giòn vẫn giữ được hương vị đặc trưng, tôm khô thì không quá khô, cuốn cùng ít rau sống hoặc thưởng thức với chén cơm trắng bảo đảm tuyệt vời.
Thịt kho trứng cútMột trong những món ăn quen thuộc, không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình vào dịp Tết là các món thịt kho trứng cút đậm đà, hấp dẫn.
Món ăn sau thời gian chế biến có phần thịt lên màu đặc trưng, thấm đều gia vị mà không bị nát, trứng cút béo béo hấp dẫn. Món này ăn nếu ăn cùng cơm trắng hay xôi nếp thì ngon hết sẩy luôn.
Gỏi gà hành tâyMón gỏi gà hành tây trộn tắc thơm ngon với vị chua ngọt hòa quyện với thịt gà càng làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn. Bạn có thể ăn kèm với bánh phồng tôm hoặc ăn với cơm đều ngon.
Đặc biệt, vào ngày Tết Thanh Minh để tỏ lòng thành kính với tổ tiên của người Việt Nam cần tìm hiểu về các bài văn khấn, thanh minh ăn gì để chuẩn bị cho đầy đủ.
Cùng Tìm Hiểu Mâm Cỗ Ngày Tết 3 Miền Có Những Món Ăn Gì
Theo tục lệ ngày xưa, các cụ có câu “mâm cao, cỗ đầy”, ý nói cách biện cỗ thể hiện sự trang trọng, với mâm 8 bát – 8 đĩa.
8 đĩa gồm:
Xôi gấc
Gà luộc
Hạnh nhân xào
Nộm
Thịt quay
Giò lụa hoặc giò xào
Nem rán
Chả quế.
8 bát gồm:
Bát vây cá
Măng lưỡi lợn hầm châm giò
Bóng bì
Mực nấu
Nấm thả
Chim hầm
Gà tần
Miến nấu lòng gà
Mâm cỗ Việt Nam xưa lúc nào cũng ngon lành, thịnh soạn. Không chỉ về cách trình bày mà màu sắc của các món ăn cũng được chú trọng. Ngày nay, mâm cỗ Tết đã có nhiều thay đổi cả về số lượng lẫn chất lượng.
Thường trong một mâm cỗ Tết sẽ có 3 loại nước chấm cơ bản
Một bát nước mắm nguyên chất với tỏi, ớt.
Một bát nước chấm nem (nếu có).
Một đĩa muối với tiết, hạt tiêu, lá chanh, chanh ớt.
Ngày nay, mâm cỗ Tết thời hiện đại có nhiều thay đổi với các loại nước chấm mới mục đích cho phù hợp với khẩu vị của từng người như:
Sốt mayonaise
Nước chấm xì dầu
Tương ớt…
Người ta còn mua thêm các món đồ Tây như
Dăm bông
Xúc xích
Lạp xưởng xá xíu,…
Tuy nhiên, vẫn không thể thiếu các món chủ đạo trong các mâm cỗ ngày Tết
Bánh chưng
Dưa hành
Thịt gà luộc
Xôi gấc
Nộm
Nem rán.
Mâm cỗ Tết ở miền Bắc được các bà mẹ, chị em tuân thủ nghiêm ngặt theo quy tắc: 4 bát 4 dĩa (không bao gồm nước chấm, dưa hành và xôi) tượng trưng cho tứ trụ (4 mùa, 4 phương). Với những nhà nào khá giả hơn thì chuẩn bị nhiều hơn (4 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa), có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng.
Mâm cỗ Tết miền Bắc cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc 4 bát 4 đĩa hoặc nhiều hơn tùy vào điều kiện của từng gia đình
4 bát sẽ bao gồm các món điển hình như:
Canh bóng thả nấu với chân tẩy và nước dùng gà
Chân giò hầm măng khô
Mọc nấm thả và miến nấu lòng gà.
4 đĩa sẽ bao gồm các món như:
Gà trống thiến luộc
Nem rán
Giò lụa (hoặc giò thủ, chả quế)
Bánh chưng
Nhiều gia đình còn bày thêm đĩa thịt đông – món ăn đặc trưng cho những ngày lạnh miền Bắc.
Cách nấu thịt đông ngon, nhừ, trong veo
Cách nấu thịt đông gà thơm ngon
Nhiều gia đình còn bày thêm thịt đông – món đặc trưng cho xứ lạnh miền Bắc
Món tráng miệng trên mâm cúng người miền Bắc cũng rất đa dạng với nhiều loại mứt Tết và trái cây khác nhau ví dụ như mứt quất (mứt tắc), mứt gừng, mứt sen, ô mai mơ, hồng khô,… Đặc biệt là món chè kho thơm ngọt được nấu rất kỹ từ đậu xanh và đường là món tráng miệng gần như không thể thiếu.
Miền Trung với thời tiết khắc nghiệt và khí hậu đặc trưng nên nét văn hóa ẩm thực cũng sẽ sự khác biệt ứng với tinh thần tiết kiệm, san sẻ của con người miền Trung, thể hiện qua việc các món ăn được chia ra thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít, bày biện trên chiếc mâm tròn.
Những món ăn cơ bản thường thấy trong mâm cỗ Tết miền Trung bao gồm
Gà luộc
Thịt heo
Bánh tét
Nem chua
Dưa hành
Ram cuốn,…
Ngoài ra người miền Trung cũng chú trọng đến yếu tố lưu trữ nên một số người cũng làm những món mặn như thịt kho, tôm rim, gà rán, nem, thịt ngâm nước mắm,…
Đặc biệt, người miền Trung rất thích ăn những món cuốn nên không thể nào thiếu đi các món như thịt luộc, cá hấp cuốn bánh tráng, nem lụi,…
Trái với những miền khác, miền Nam là vùng đất được mẹ thiên nhiên ban tặng cho nhiều đặc sản và trái cây phong phú, đa dạng. Người dân miền Nam phóng khoáng nên mâm cỗ ngày Tết của miền Nam cũng ít câu nệ về hình thức.
Mâm cỗ Tết miền Nam đa dạng, không câu nệ hình thức
Advertisement
Món ăn không thể nào không kể tên trong mâm cỗ cúng Tết ở miền Nam là thịt kho trứng (thịt kho tàu), thịt kho trứng được kho trong một nồi lớn để ăn liên tục trong nhiều ngày liền. Ngoài ra cũng không thể kể đến món canh khổ qua nhồi thịt với quan niệm mọi sự khổ ải sẽ đều qua đi để đón chào một năm mới hạnh phúc hơn.
Ngoài 2 món ăn trên người miền Nam còn chuẩn bị thêm
Gà luộc
Chả giò
Gỏi ngó sen
Tôm khô củ kiệu và đặc biệt là bánh tét.
Bánh Tét ở miền Nam rất đa dạng về nhân, có bánh tét nhân đậu xanh, đậu đen, chuối, dừa,… Một số gia đình cũng chuẩn bị thêm chả lụa, giò thủ, lạp xưởng nếu thích.
Mâm cỗ, mâm cúng Tết của 3 miền tuy có nhiều điểm khác nhau trong các món ăn, cách bày trí cho đến những nguyên tắc, ý nghĩa đằng sau đó. Cho dù thế nào đi chăng nữa thì những mâm cỗ ấy đều thể hiện những giá trị thiêng liêng, sâu sắc của nền văn hóa và tính ngưỡng của con người Việt Nam.
Truyền Thống Mâm Cỗ Tết Việt Nam Ba Miền
Trên mâm cỗ Tết Việt Nam truyền thống luôn phải chuẩn bị và nấu nướng rất cầu kì, khi chế biến phải sạch sẽ, tinh khiết sau mới đến ngon miệng. Người Việt có thói quen cúng cỗ từ 30 Tết đến ngày hoá vàng thường là mồng 2, mồng 3 Tết. Món ăn ngày Tết ở miền Bắc có bánh chưng, miền Nam có bánh tét. Người miền Bắc ăn Tết không thể không có món thịt đông, còn người miền Trung chuộng bánh cuốn, người miền Nam nhất định phải ăn Tết với thịt kho.
Việt Nam có ba miền, mỗi nơi hương vị mỗi khác. Người Hà Nội dùng ớt bột để giải tanh và trung hòa bớt tính hàn của cá, tôm. Trong khi đó, người Huế lại sử dụng nhiều loại ớt, ớt xanh lấy chất thơm tươi, ớt nướng lấy mùi thơm, ớt bột trộn vào lấy màu sắc, ớt tươi cay ngọt, lấy sắc đỏ tươi để trang trí.
Người Nam Bộ chuộng ăn đồ ngọt với ớt, món thêm ớt cũng phải thêm đường, họ nhậu với trái gòn non chấm muối ớt, mía chấm muối ớt… Vì thế, món Tết ở miền Bắc, Trung, Nam có sự khác biệt rõ nét.
Mâm cỗ ngày Tết Việt Nam miền BắcTheo Giáo sư Ngô Đức Thịnh – Nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, món ăn ngày Tết miền Bắc có nét đặc trưng là đa dạng. Nổi tiếng tinh tế và cầu kì nhất phải kể đến mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội.
Mâm cỗ ngày Tết thường tuân theo một nguyên tắc truyền thống: 4 bát, 4 đĩa (không kể đĩa xôi, nước chấm, dưa hành) tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát tài, phát lộc.
Thời xa xưa là như vậy. Còn ngày nay, người miền Bắc vẫn giữ các món ăn truyền thống. 4 bát cơ bản bao gồm: Canh bóng thả, chân giò hầm măng khô, mọc nấm thả và miến. 4 đĩa bao gồm: Thịt gà, nem rán, bánh chưng, giò lụa.
Ngoài các món ăn trên, các gia đình còn chuẩn bị những món mới như gà rán. Nhưng về cơ bản, mâm cỗ không thể không có các món ăn truyền thống
Tết ở miền Bắc thường lạnh, vì thế người dân còn làm món thịt đông. Ngoài ra còn có các món nộm giúp chống ngấy, ăn kèm bánh chưng cũng rất ngon. Khi ăn, người miền Bắc sẽ thưởng thức những món bày trên đĩa trước, sau đó mới đến các món bày trong bát. Tráng miệng sau bữa ăn ngày Tết thường có mứt sen, mứt bí, mứt gừng.
Mâm cỗ Tết truyền thống Việt Nam ở miền TrungMón ăn ngày Tết ở miền Trung có một số món giống miền Bắc như bánh chưng, canh măng. Nhưng người miền Trung có một số món đặc trưng ngày Tết như nem lụi, dưa món, tré.
Ẩm thực miền Trung đơn giản. Các món thường xuất hiện trong cỗ Tết gồm gà luộc, thịt heo luộc, bánh tét, món xào. Ngoài ra, dân miền Trung rất thích ăn những món cuốn như ram cuốn, gỏi cuốn, bánh ướt cuốn thịt nướng, bánh tráng cuốn thịt heo, và dĩ nhiên những món này không thể không có trong những bữa cơm đầu năm mới của họ.
Ngoài ra, cỗ Tết ở đây còn có nhiều món ăn thường ngày ăn kèm với cơm trắng, canh chua như: tôm rim, thịt kho Tàu, thịt hon, gà rán, thịt phay, nem, tré, thịt ngâm nước mắm.
Mâm cỗ Tết Việt Nam ở miền NamNgười miền Nam quan niệm tùy vào điều kiện gia đình mà chuẩn bị mâm cỗ ngày Tết. Họ cũng không quá khắt khe về việc buộc phải có những món nào, không được phép có món nào. Người miền Nam đón Tết với bánh tét.
Loại bánh vị giống bánh chưng nhưng không gói vuông mà gói tròn, dài. Bánh tét có thể có nhân đỗ xanh, thịt mỡ giống bánh chưng hoặc có thể có nhiều loại nhân đa dạng như đậu xanh pha đậu đen hạt, nhân chuối, nhân dừa, nhân trứng muối.
Điểm thú vị nhất là các gia đình miền Nam thường nấu canh khổ qua trong mâm cỗ đầu năm với hy vọng sẽ vượt qua khổ đau năm cũ, đón năm mới bình an, may mắn. Thịt kho – món ăn mà người miền Bắc vốn coi là món thường ngày lại xuất hiện nhiều trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam.
Họ có thể kho thịt với trứng luộc, trứng muối hoặc cơm dừa. Các món nguội trong mâm cỗ Tết được người miền Nam chuộng có thể kể đến như tai heo ngâm dấm, tôm khô – củ kiệu, giò heo nhồi, phá lấu, nem, lạp xưởng tươi, gỏi ngó sen.
Vì đặc thù thời tiết nắng nóng, vào ngày Tết, người miền Nam nấu nhiều loại canh như canh chua cá lóc, canh chua cá linh nấu với bông điên điển, canh chua lươn nấu bắp chuối, canh chua cá kèo nấu lá giang để giúp tăng cảm giác ngon miệng.
Món tráng miệng của người miền Nam đa dạng với các loại mứt trái cây như mứt dừa, mứt me, mứt mãng cầu, mứt củ năng, bánh ít ngọt, kẹo thèo lèo và kẹo chuối… Đặc biệt, cơm rượu cũng là món tráng miệng chỉ miền Nam mới hay dùng.
Đăng bởi: Hoàng Tuấn Anh
Từ khoá: Truyền thống mâm cỗ Tết Việt Nam ba miền
Tết Hàn Thực Là Gì? Tết Hàn Thực 2023 Diễn Ra Vào Ngày Nào?
Trong văn hóa dân gian, Tết Hàn thực còn được gọi là Tết Bánh trôi – bánh chay (“hàn thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”), được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Tết Hàn Thực xuất hiện chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam.
Tết hàn thực được biết đến là một ngày lễ thường lệ của Việt Nam, trong tiếng Hoa “hàn thực – 寒 食 ” nghĩa là “thức ăn lạnh”. Mỗi lần đến Tết hàn thực mọi người đều nặn bánh trôi, bánh chay cúng lên tổ tiên vào ngày 3/3 Âm lịch hàng năm.
Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.
Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.
Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng niệm Giới Tử Thôi.
Vào năm 2023, Tết Hàn thực sẽ được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, tức thứ bảy ngày 22 tháng 4 dương lịch.
Điển tích Tết Hàn thựcTết Hàn thực ra đời gắn liền với điển tích “Giới Tử Thôi chết cháy”. Câu chuyện diễn ra vào thời Xuân Thu, khi vua Tấn Văn Công của nước Tấn bỏ nước lưu vong giữa loạn lạc đã gặp được Giới Tử Thôi và được ông giúp đỡ giành lại ngôi vị. Song, sau khi đoạt lại ngôi báu, lúc phong thần cho những người có công, vua lại quên mất sự giúp đỡ của Giới Tử Thôi.
Tuy vậy, Giới Tử Thôi vẫn không hề oán giận, ông trở về đưa mẹ già vào trong núi ở ẩn. Một thời gian sau, khi vua nhớ ra bèn cho người đi tìm nhưng khi tìm được thì Giới Tử Thôi không chịu về lĩnh thưởng. Vua thấy vậy hạ lệnh đốt rừng để ép ông phải ra mặt nhưng lại khiến cả hai mẹ con ông bỏ mạng chốn núi rừng vào đúng ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Cái chết của ông khiến vua đau lòng và ân hận, cho lập miếu thờ, hạ lệnh kiêng dùng lửa suốt ba ngày và chỉ ăn thức ăn nguội lạnh nấu sẵn để tưởng nhớ Giới Tử Thôi.
Ý nghĩa của tết Hàn ThựcTại Việt Nam, Tết hàn thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay và khi du nhập vào Việt Nam. Tết tháng 3 tại Việt Nam, thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa, lối sống riêng của người Việt. Tết hàn thực của người Việt mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên, ghi nhớ công ơn của những người đã khuất.
Cứ mỗi lần đến Tết này mỗi thành viên đều cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Vào ngày này, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng, bày tỏ lòng thành.
Mâm cúng lễ Tết hàn thực gồm có nhang, hoa, quả tươi, trầu cau. Tránh dùng những loại quả có nhiều gai góc để bày ngũ quả. Trên bàn thờ cũng phải có 1 ly nước sạch thể hiện tâm trong sạch, thanh tịnh của gia chủ khi làm lễ.
Đồng thời, mâm cúng Tết hàn thực không thể thiếu bánh trôi, bánh chay. Luôn phải có 5 hoặc 3 đĩa bánh trôi, 3 bát bánh chay dâng lên bàn thờ.
Tục ăn bánh trôi, bánh chayBánh trôi, bánh chay là món ăn đặc trưng của người Việt Nam ta vào mỗi dịp Tết Hàn thực, cũng từ đó bánh trôi còn được biết đến với cái tên “bánh Hàn thực”.
Tục lệ ăn bánh trôi, bánh chay vào tết Hàn thực ở Việt Nam được nhà nghiên cứu Trần Quang Dực cho là bắt đầu từ giai đoạn nhà Lê Trung Hưng (1533 – 1789). Trong các ghi chép về văn hóa dân gian, Lê Quý Đôn cũng viết rằng “Tục nước ta trọng nhất bánh trôi nước, mỗi năm cứ ngày mồng 3 tháng 3 thì làm bánh ấy.” đã chứng tỏ phần nào sự lâu đời của tục ăn bánh trôi, bánh chay ở nước ta.
Bánh trôi nước, bánh chay là những món ăn quen thuộc vào ngày Tết mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là kết tinh của nét đẹp văn hóa và bản sắc của người Việt.
Hai loại bánh được làm từ bột gạo được ông bà ta chế biến mang đậm văn hóa của nền văn minh lúa nước. Hình ảnh, bánh trôi, bánh chay tròn, trắng xếp đầy cạnh nhau mang ý tưởng nhớ đến sự tích “mẹ Âu Cơ và bọc trăm trứng”.
Ý nghĩa của của bánh trôi – bánh chay trong ngày Tết Hàn thực
Bánh trôi, bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp mang đậm ý nghĩa của văn hóa lúa nước Việt Nam tương tự như bánh chưng, bánh giầy.
Hình ảnh bánh trôi, bánh chay được nặn hình tròn thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 người con theo mẹ Âu Cơ đi xuống biển, bánh chay lại thể hiện cho 50 nguồi còn theo cha Lạc Long Quân lên rừng xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho thế gian.
Tục ăn bánh cuốnBên cạnh bánh trôi nước và bánh chay thường xuất hiện trong ngày Tết Hàn thực, theo sử sách, bánh cuốn cũng là món ăn cổ truyền vào dịp Tết này. Theo nhiều ghi chép lịch sử, tục ăn bánh cuốn vào Tết Hàn thực có khả năng xuất hiện vào thời nhà Trần và vẫn đang được tiếp tục kế thừa đến thời đại của chúng ta ngày nay.
Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch hàng năm mỗi gia đình thường chuẩn bị những mâm lễ để cúng gia tiên, lễ Phật với các món chính gồm: Bánh trôi, bánh chay, trầu cau, nhang, hoa tươi và trái cây. Dân gian quan niệm số lẻ sẽ đem lại may mắn vậy nên lượng bánh trôi, bánh chay được cúng thường là 3 hoặc 5 bát bánh.
Tết Hàn thực kiêng gì?Bên cạnh những lễ nghi cần thực hiện, tết Hàn thực cũng có những điều kiêng kỵ quan trọng, bao gồm:
Kiêng cúng bánh trôi nhiều màu: Tết Hàn thực là ngày cúng lễ gia tiên, lễ Phật nên trọng sự thanh tịnh, đơn giản, vậy nên bánh chỉ cúng màu trắng tự nhiên.
Kiêng chuyển chỗ ở: Theo dân gian, vong linh người đã khuất thường theo sát gia đình vậy nên chuyển nhà vào ngày tết Hàn thực sẽ khiến nhà cửa bị xáo trộn, không tốt lành.
Advertisement
Kiêng chưng hoa quả có gai, vị đắng: Ngụ ý tránh mang đến tai ương, đau khổ, cuộc sống chịu nhiều cay đắng, khó khăn hơn.
Kiêng cúng hoa ly, hoa sứ, hoa vạn thọ: Tránh mang đến vận xui cho gia đình
Tết Hàn thực khác gì tết Thanh minh?Bởi có sự trùng hợp giữa Tết Hàn thực và Tết Thanh minh vậy nên rất nhiều người thường nhầm lẫn hai ngày lễ này là một. Tuy nhiên, chúng có ý nghĩa khác biệt hoàn toàn.
Vào Tết Hàn thực các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ dâng cúng ông bà tổ tiên, lễ Phật nhằm bày tỏ lòng thành và sự biết ơn, cùng nhau quây quần ăn bánh trôi, bánh chay cầu mong điềm lành đến với gia đình.
Mặt khác, Tết Thanh Minh là dịp để con cháu đến viếng, tảo mộ và chăm sóc, sửa sang mộ phần của ông bà tổ tiên để bày tỏ lòng tôn kính, nhớ thương người đã khuất. Bên cạnh đó, Tết Hàn thực diễn ra cố định mỗi năm vào ngày 3/3 âm lịch còn Tết Thanh minh không có ngày cố định mỗi năm mà chỉ rơi vào một ngày trong tháng 3 âm lịch.
Tết Hàn thực là của người Việt hay người Trung Quốc?Tuy tết Hàn thực của Việt Nam bắt nguồn từ phong tục Trung Quốc nhưng đã được hợp nhất và thay đổi gần như hoàn toàn khi du nhập vào nền văn hóa dân gian nước ta. Tết Hàn thực đã hợp nhất với tết bánh trôi/bánh chay/tết tháng 3 của người Việt và vào ngày này, chúng ta vẫn nấu nướng bình thường, không kiêng khem dùng lửa hay chỉ ăn thức ăn lạnh như phong tục nước bạn. Vậy nên có thể nói ngày Tết Hàn thực hay tết bánh trôi – bánh chay ở Việt Nam là nét đẹp văn hóa riêng biệt của nước ta.
Tết Hàn thực ở Việt Nam khác gì ở Trung Quốc?Đối với người Trung Quốc, khi Tết Hàn thực diễn ra người dân sẽ kiêng dùng lửa và sử dụng thức ăn nguội lạnh, tham gia nhiều hoạt động truyền thống như viếng mộ, chọi gà, đánh đu, đua thuyền,.. suốt 3 ngày liên tiếp.
Tại Việt Nam, người Việt đón Tết Hàn thực bằng việc cúng mâm cỗ bánh trôi bánh chay lên ông bà tổ tiên, lễ Phật và hoàn toàn không xuất hiện tục lệ kiêng dùng lửa hay ăn đồ nguội lạnh, khác biệt với phong tục nước bạn.
Những Lưu Ý Khi Bày Mâm Ngũ Quả Trên Ban Thờ Ngày Tết
Còn với người miền Nam, khi chọn mâm ngũ quả rất chú trọng theo truyền thống “cầu sung vừa đủ xài”, có nghĩa có 5 loại quả được đưa lên mâm gồm: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, có thể dùng thêm 3 quả dứa làm chân đế hoặc thêm dưa hấu để cầu mong tài lộc, may mắn. Người miền Nam kiêng đưa quả chuối lên mâm ngũ quả vì chuối phát âm như “chúi” có thể đưa may mắn gia đình đi xuống…
Khi chọn mua các loại quả bày lên mâm ngũ quả phải chọn quả còn xanh, hoặc vừa chín ương. Nếu chọn quả chín đỏ, mọng, vàng…sẽ đẹp lúc đó nhưng nếu để thêm 1 tuần có thể bị chín quá dẫn đến hỏng.
Theo quan niệm, mâm ngũ quả thường là số lẻ 5 quả hoặc 7 quả, không có thêm hoa hay thực phẩm gì trên đó. Số lượng trên mâm ngũ quả dựa theo loại như chuối, cam, táo chứ không tính số quả của từng loại. Trước khi đưa mâm ngũ quả lên ban thờ cần phải đảm bảo các loại quả được rửa sạch sẽ, xếp gọn gàng, chắc chắn.
Cách chọn từng loại quả
Chuối: Chọn nải chuối không có quả dính nhau, các quả chuối phân bố để ở bên phải, bên trái, ở giữa, chiều dài các quả tương đương nhau. Nhìn tổng thể nải chuối như hình bàn tay hứng lấy may mắn, tài lộc cho gia đình.
Bưởi: Khi chọn bưởi để bày lên mâm ngũ quả phải chọn quả bưởi nguyên cuống, kèm lá là tốt nhất. Cầm lên thấy nặng tay, lớp da ngoài láng bóng, các gai nở, toàn quả có hình tròn cân xứng là bưởi ngon. Còn nếu bưởi có các nốt gai lớn đó là bưởi già, bưởi xách lên nhẹ tay là bưởi không ngon, khô bên trong.
Cam:Cũng như mua buổi, cầm lên thấy nặng tay, lớp vỏ ngoài láng bóng, còn nguyên cuống tươi kèm lá là cam ngon. Đừng mua quả cầm trên tay nhẹ, đó là quả xốp, khô, hoặc ít nước. Màu sắc cam ngon là màu mỡ gà, quả cam vàng tươi có thể chín do rám nắng hoặc ong chích, hoặc bị thối bên trong.
Táo: Nên chọn táo có cuống còn nguyên, chọn quả có vỏ láng, cân đối, cầm lên chắc tay. Không chọn quả có nốt do bị bấm tay hay sinh vật đốt.
Xoài:Chọn quả có màu vàng dịu, không chọn quả có màu vàng đậm, thuôn từ trên đỉnh xuống đáy. Quan sát phần vỏ không có đốm đen, phần thối, vỏ căng bóng.
Lê: Chọn quả có vỏ căng bóng, thân hình cân đối, còn nguyên cuống tươi, các đốm lấm chấm phân bố đều, không có các nốt do bị côn trùng cắn hay chọc.
Dưa hấu: Chọn dưa cầm nặng tay, các đường sọc đen phân bố đều trên bề mặt, vỏ láng bóng, nhấn vỏ cứng, không bị mềm nhũn. Thân hình quả dưa cân đối, không méo mó là dưa ngon.
Phật thủ:Chọn quả có các ngón tay dài, đều, màu vàng tươi, không chọn quả có đốm mềm. Cần cầm quả phật thủ thấy chắc, nặng tay và rắn chắc.
Hồng: Chọn quả còn nguyên núm, không chọn quả có đốm trắng ở núm. Chọn quả có vỏ tươi, sáng láng không bị ung, thối, ít đốm đen.
Dừa: Chọn quả cầm nặng tay, vỏ trắng đều xen màu hơi vàng nhạt, không chọn quả có màu trắng tinh vì dễ bị tẩy.
Đu đủ: Chọn quả hơi chín, nặng tay, nguyên cuống, lớp vỏ láng, sáng. Không chọn quả có đốm đen, dấu hiệu thối hay có mốc trắng.
Theo congluan
Mâm Cỗ Chay Đẹp Ngỡ Ngàng, Ngon Không Cưỡng Nổi
Ngày càng nhiều gia đình chọn nấu món chay làm mâm cúng ngày đầu năm. Người ta quan niệm, ăn chay ngày Tết là để bớt sát sanh, tạo nghiệp lành, cầu cho năm mới nhiều bình an. Không chỉ vậy, ăn chay cũng là một cách để thanh lọc cơ thể, cân bằng dinh dưỡng, khi mà đã quá chán ngán những bữa tiệc tùng lắm thịt cá.
Cùng vào bếp thực hiện mâm cỗ chay ngay thôi!
Mâm cỗ chay gồm 4 món chính:
Xôi vò gấc
Chả lá lốt
Canh nấm chay
Nộm củ đậu bắp cải tím
1. Xôi vò gấc
Nguyên liệu
500gr gạo nếp ngon
350gr đậu xanh cà vỏ
Muối tinh, đường, dầu ăn (mỡ gà nếu có càng ngon)
Gấc khoảng 1 quả
Rượu trắng.
Cách làm
Gạo nếp vo thật sạch ngâm qua đêm hoặc ngâm khoảng 5 tiếng trước khi nấu. Đậu xanh cũng vo thật sạch ngâm trong nước với chút muối khoảng 3 tiếng trước khi nấu.
Đậu xanh vớt ra để ráo nước cho vào xửng hấp chín tới ( thử cho hạt đậu ra tay miết thấy hạt đậu mềm, mịn, nhuyễn là được), đợi cho đậu xanh nguội cho vào máy xay thịt xay thật tơi mịn. Nếu không có máy xay thì giã bằng tay, nhưng giã xong lại nắm đậu thành một nắm thật chặt, dùng dao bào cho đậu được tơi.
Gạo nếp vớt ra nhẹ nhàng để hạt gạo không bị nát, lúc này không cần vo lại nữa, thêm vào gạo chút xíu muối xóc đều để thật ráo nước (tốt nhất vớt gạo ra khoảng 1-2h hãy nấu để đảm bảo gạo thật khô trước khi cho vào xửng hấp).
Gấc bổ đôi lấy phần thịt gấc, cho vào chút rượu trắng rồi bóp nhuyễn.
Cho phần thịt gấc vào gạo, thêm chút đường và trộn đều (công đoạn này cũng cố gắng nhẹ nhàng để tránh hạt gạo bị vỡ nát khi nấu sẽ không còn nguyên hạt), đổ 1/2 chỗ đậu xanh vào trộn đều cho tất cả vào xửng hấp, đổ 1/3 nước vào nồi không nên đổ nhiều nước tránh khi sôi nước tràn lên xôi làm ướt xôi. Cẩn thận hơn thì phủ lớp khăn xô mỏng hãy đậy vung lại để xôi được khô ráo.
Hấp trong vòng 15-20 phút là xôi chín,đổ toàn bộ phần xôi ra mâm, đợi xôi bớt nóng thì đổ nốt phần đậu xanh đi bao tay vào trộn thật đều,dưới vài thìa mỡ gà hoặc dầu ăn vào xôi, cho lên xửng hấp thêm khoảng 5 phút nữa bắc xuống là xôi đã chín hoàn toàn.
2. Chả lá lốt chay
Nguyên liệu
3 bìa đậu phụ
10-15 lá lốt
2 cái mộc nhĩ, 3 cái nấm hương
Gia vị chay: hạt nêm, bột canh
Cách làm
Lá lốt rửa thật sạch, lau khô từng lá.
Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở rửa thật sạch, thái sợi, băm nhỏ.
Đậu phụ rửa lại, bóp thật nhuyễn. Đổ đậu phụ ra bát to, thêm vào 1-2 muỗng cà phê bột nêm chay hoặc 1 muỗng cà phê bột canh, thêm vào mộc nhĩ, nấm hương băm nhỏ, có thể thái nhỏ chút lá lốt cho vào và trộn thật đều các nguyên liệu.
Đặt lá lốt lên thớt, xúc nhân đặt vào và gói lại lần lượt cho đến hết. Đặt chảo lên bếp, cho vào chút dầu ăn, đợi dầu nóng cho chả lá lốt vào rán ở lửa nhỏ, thỉnh thoảng lật chả để chả chín vàng đều, thơm mùi lá lốt thì gắp ra đĩa.
Chả lá lốt được bày biện kèm với hoa cà chua đẹp mắt.
3. Canh nấm chay
Nguyên liệu
10 cái nấm rơm
1 hộp nấm linh chi hoặc các loại nấm khác như kim châm, đùi gà…
Bột nêm chay, dầu hào chay…
1 củ cà rốt
Cách làm
Các loại nấm rửa sạch để ráo nước (nếu là nấm đùi gà thái miếng nhỏ)
Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, xắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
Đặt nồi lên bếp, thêm chút dầu ăn, đổ cà rốt và các loại nấm vào xào, thêm chút dầu hào, hạt nêm chay cho vừa miệng rồi đổ nước xâm xấp đun sôi các nguyên liệu trong 10-15 phút thì tắt bếp, múc canh ra bát.
4. Nộm củ đậu bắp cải tím
Nguyên liệu
1 củ đậu
1/2 cái bắp cải tím nhỏ
Gia vị: ớt, chanh, bột canh, đường, lạc rang
Cách làm
Củ đậu gọt vỏ, thái nhỏ hoặc bào sợi nhỏ ngâm ngay vào bát nước đá để củ đậu được giòn và trắng.
Bắp cải tím rửa sạch, ngâm vào nước muối loãng 15p, vớt ra để ráo thái mỏng. Vớt củ đậu ra để ráo nước.
Bắp cải tím vớt ra để ráo cho vào bát to, thêm chút bột canh, chút đường trộn đều, sau đó đổ củ đậu vào thêm 1 thìa canh nước cốt chanh, ớt thái nhỏ trộn đều, đổ ra đĩa rắc lạc lên trên.
Đăng bởi: Nguyễn Đào Nhật Quỳnh
Từ khoá: Mâm cỗ chay đẹp ngỡ ngàng, ngon không cưỡng nổi
Cập nhật thông tin chi tiết về Gợi Ý 6 Thực Đơn Mâm Cỗ Cúng Vào Ngày Tết Dễ Làm Chuẩn Không Cần Chỉnh trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!