Bạn đang xem bài viết Hòn Nam Bộ: Cách Sắp Xếp, Vị Trí Đặt, 20 Mẫu Hòn Nam Bộ Đẹp được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tìm hiều về hon non bộ Hòn non bộ là gì?Hòn non bộ được hiểu như một nghệ thuật xây dựng, sắp xếp, thu nhỏ để đưa các mô hình những ngọn núi to lớn ngoài tự nhiên vào trong vườn cảnh hay có thể gọi là “giả sơn”. Nghệ thuật hòn non bộ ở Việt Nam xuất hiện từ thời vua Lê Đại Hành và được phát triển cho đến hiện nay, trở thành một phần quan trọng trong việc xây dựng các cảnh quan.
Phân loại hòn non bộHòn non bộ được làm từ các vật liệu chính như đá, đất và cát. Mỗi loại hòn non bộ tuy đều giúp người ngắm cảm nhận sự hoang sơ, chân thật qua từng ngọn núi giả nhưng vẫn sẽ có các đặc trưng và cách bố trí khác nhau. Hiện nay, hòn non bộ thường thấy có 2 loại:
Hòn non bộ khô: Được tạo từ sỏi, đá và có nhiều chậu cây cảnh, thường được đặt trong nhà.
Hòn non bộ nước: Cũng được làm từ các vật liệu như trên nhưng sẽ có thêm thác nước, hồ cá và thường được đặt ngoài trời, bởi theo quan niệm phong thủy thì hòn non bộ là sự giao thoa giữa đất trời và nắng gió.
Ý nghĩa phong thuỷ của hòn non bộNhư đã nói ở trên, hòn non bộ có thể được xem như một cách sắp xếp nghệ thuật các mô hình thu nhỏ của những ngọn núi, tảng đá lớn ngoài thiên nhiên. Bên cạnh đó, hòn non bộ còn có một số ý nghĩa cụ thể sau:
Yếu tố phong thủy: Hòn non bộ từ lâu đã được cho là 1 vật dụng phong thủy có thể phù hợp với hầu hết tất cả các cung mệnh và sẽ mang đến nhiều tài lộc, vận may cho gia chủ.
Yếu tố thẩm mỹ: Đây sẽ là 1 thú chơi tao nhã cho những ai yêu thích vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ của núi rừng vì hòn non bộ sẽ giúp cho không gian nhà bạn thêm sinh động hơn rất nhiều.
Cân bằng không khí: Ngoài những yếu tố trên, vì có rất nhiều cây cảnh trong mô hình, hòn non bộ còn có thể giúp lọc không khí bẩn rất hiệu quả, làm cho không khí xung quanh nhà bạn thêm trong lành.
Cách chọn hòn non bộ theo mệnhĐể phát huy tính phong thủy một cách tốt nhất, bạn nên lưu ý cách sắp xếp hòn non bộ sao cho phù hợp với cung mệnh của mình, cụ thể như:
Hòn non bộ cho người mệnh Kim
Theo phong thủy, những người mệnh Kim thường rất cương trực, mạnh mẽ, quyết đoán nhưng đôi khi hơi bảo thủ. Trong quan niệm ngũ hành tương, Thổ sẽ sinh Kim nên hòn non bộ nếu làm từ các chất liệu như đất, đá thì sẽ giúp gia chủ tăng thêm vượng khí:
Con số phong thủy: 2, 5, 6, 7, 8. Thường người ta sẽ chọn số lẻ và tránh số 7 nên hòn non bộ sẽ đẹp nhất khi có 5 ngọn núi theo dạng Ngũ Hành Sơn.
Màu phong thủy: Các vật trang trí hòn non bộ nên có màu vàng, trắng bạc, xám và tránh những màu như đỏ, hồng.
Hướng phong thủy: Hướng Tây và Bắc sẽ là hướng “đại cát đại lộc”, giúp người mệnh Kim có nhiều may mắn, tiền tài và thịnh vượng.
Hòn non bộ cho người mệnh Hỏa
Người thuộc mệnh Hỏa thường có tính cách nhiệt huyết, rất vui vẻ nhưng có phần hơi nóng tính. Ngoài ra, vì Mộc sinh Hỏa nên nếu hòn non bộ có nhiều cây xanh thì sẽ rất thích hợp để kìm hãm sự nóng giận của người mệnh này.
Con số phong thủy: Hòn non bộ nếu có 3 ngọn núi sẽ rất phù hợp với người mệnh Hỏa.
Màu phong thủy: Các vật trang trí trong hòn non bộ nên có màu xanh lá cây, đỏ, hồng hoặc tím.
Hướng phong thủy: Hướng Nam, Tây Nam và Đông Bắc sẽ giúp gia đạo người mệnh Hỏa được yên ấm, công việc suôn sẻ, sự nghiệp thành đạt.
Hòn non bộ cho người mệnh Mộc
Theo ngũ hành tương thì Thủy sinh Mộc nên ngoài việc có nhiều cây xanh thì hòn non bộ khi có nước chảy như thác, hồ,… thì sẽ rất thích hợp cho người mệnh này, giúp cho gia đình người mệnh Mộc được nhiều sức khỏe, giàu có và bình an.
Con số phong thủy: Số lượng núi “giả sơn” trong hòn non bộ nên là 3 ngọn núi.
Màu phong thủy: Khi chọn đồ vật trang trí, người mệnh Mộc nên ưu tiên những đồ vật có màu đen, xanh nước biển, xanh lá cây và xanh đậm.
Hướng phong thủy: Hòn non bộ phong thủy nên được đặt theo hướng Đông hay Đông Nam để giúp thu hút nhiều tài lộc, vượng khí cho gia chủ.
Hòn non bộ cho người mệnh Thủy
Thủy là nước nên gia chủ mệnh này có thể chọn trồng những cây như vạn niên tùng, lan ý, thanh tâm, lộc nhung,… cũng như xây dựng thêm để giúp cuộc sống được viên mãn, tràn đầy hạnh phúc. Ngoài ra, số lượng cá nuôi trong hòn non bộ cũng ảnh hưởng đến vận may của gia đình.
Con số phong thủy: Số núi trong hòn non bộ nên là 1 hoặc 5.
Màu phong thủy: Vật trang trí trong hòn non bộ nên có màu đen, xanh da trời, trắng hay ánh kim.
Hướng phong thủy: Người mệnh Thủy nên đặt hòn non bộ ở hướng Bắc, Đông Bắc, hướng Tây hay Tây Bắc để có thêm nhiều vượng khí, tài lộc.
Hòn non bộ cho người mệnh Thổ
Con số phong thủy: Số núi phù hợp trong hòn non bộ nên là 5 hoặc 9. Gia chủ có thể lựa chọn số núi thích hợp nhưng tuyệt đối không xây với số núi chẵn.
Màu phong thủy: Người mệnh Thổ nên chọn cho hòn non bộ trong nhà mình những vật trang trí có màu vàng, đỏ, hồng, cam, tím.
Hướng phong thủy: Hòn non bộ nên được đặt ở hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam để mang lại nhiều may mắn, thành đạt cho người mệnh Thổ.
Các thế núi hòn non bộ được yêu thíchThế độc phong
Như tên gọi thế núi này chỉ có 1 núi mà không có các núi phụ ở xung quanh, cũng không có gò hay đồi. Hòn non bộ xây theo thế này phải cao, hiểm trở và có chóp núi nhọn thì mới thể hiện được hết ý nghĩa của thế núi độc phong.
Thế núi độc phong mang ý nghĩa của sự oai vệ, độc tôn duy nhất, kiêu hãnh và ngạo nghễ.
Thế song phong
Thế núi song phong tức có 2 chóp núi đứng cùng nhau, tuy nhiên thế núi này không phổ biến. Bởi trong phong thủy, số chóp núi chẵn, 1 cặp đem lại sự đối kháng lẫn nhau, đem đến nguồn năng lượng không tốt.
Thế đa phong
Đây là thế phổ biến trong các hòn non bộ ở tiểu cảnh sân vườn, nơi có nhiều không gian. Với một quần thể các ngọn núi nhỏ kết hợp tạo thành thế đa phong vô cùng hoành tráng, các núi có thể ngang bằng nhau, hoặc thấp và cao hơn để tạo sự hài hòa, đẹp mắt.
Tuy nhiên sẽ luôn có một ngọn núi chủ cao nhất so với các ngọn núi khách hoặc chư hầu còn lại.
Thế kỳ phong
Thế kỳ phong được hiểu đơn giản là một ngọn núi lớn nằm cách biệt so với các ngọn núi nhỏ khác. Đây là sự kết hợp của thế đa phong và thế độc phong mang đến sự khác thường, bí ẩn, tạo sự hứng thú cho người xem.
Thế cương lĩnh
Thế núi cương lĩnh là thế núi bao gồm một quần thể các núi thấp, phần chóp cũng tròn đầu mà ít nhọn.
Thế núi này đem đến không khí hiền hòa, bình an, dễ chịu bởi những yếu tố như: Thác nước chảy róc rách, tiểu cảnh lão ngư câu cá, mục đồng chăn trâu,…
Thế lập chương
Tiểu cảnh này sẽ bao gồm những ngọn núi vừa cao vừa trải rộng ra, tức có nơi bằng phẳng, có nơi khúc khuỷu, gồ ghề tạo cảm giác bấp bênh nên ít được ưa chuộng.
Thế long thăng
Long thăng là từ Hán Việt, hiểu nom na là thế núi rồng bay lên trời. Do đó hướng núi sẽ nghiêng về hướng đón mặt trời buổi sáng, thể hiện cho sự trỗi dậy, giàu sức mạnh, không bao giờ chịu khuất phục trước khó khăn, trở ngại.
Thế kỳ nham
Thế kỳ nham là thế núi độc đáo, tùy vào sự sáng tạo, tưởng tượng của người thưởng ngoạn mà có sự cảm nhận riêng.
Tuy nhiên thế núi này khó sắp đặt, nếu có sự can thiệp như đục đéo thì sẽ làm mất tính tự nhiên và sự thú vị của hòn non bộ. Do đó, bạn chỉ thực hiện được thế núi này nếu sưu tầm được một tảng đá có dáng lạ mắt để đặt vào tiểu cánh.
Các lưu ý khi xây hòn non bộ cần tránh
Bạn cần hạn chế xây dựng những hòn non bộ có số đỉnh núi chẵn mà nên là số lẻ như 3,5,7,…vì số chẵn gợi đến cõi âm, liên tưởng đến người đã khuất nên không tốt cho vận khí.
Một điều cấm kị là khi xây dựng thế núi không nên để lỗ thông ở giữa vì làm mất thẩm mỹ và ám chỉ ngôi ngà trống không, ảnh hưởng đến phong thủy nghiêm trọng, tiền bạc tiêu tán.
Hạn chế xây dựng những lỗ tròn, to và sâu vì làm liên tưởng đến con mắt của ma quỷ, tạo cảm giác chúng luôn nhìn vào nhà.
Tránh xây núi cao và quá nhọn vì giống như thanh giáo mác
Advertisement
Gia chủ nên chọn hòn non bộ vừa có núi thấp núi cao, hạn chế các núi san sát và đều nhau. Điều này thể hiện cho sự kính trên nhường dưới, tôn trọng kính mến cha mẹ và tạo sự đoàn kết giữa các thành viên.
Bạn chỉ nên dùng 1 loại đá khi chế tác hòn non bộ, vì pha tạp nhiều loại đá sẽ làm mất đi vẻ đẹp thuần khiết và sự đồng nhất của hòn non bộ. Không nên lấy đá từ núi về xây dựng vì có nhiều âm khí.
Vị trí đặt, cách sắp xếp hòn non bộKhông nên đặt hòn non bộ tại tầng cao nhất của ngôi nhà
Theo dân gian hòn non bộ là núi cao, bên dưới núi là âm giới, nên khi bạn đặt núi ở trên tầng cao nhất thì được hiểu tầng dưới của nhà sẽ là nơi có nhiều âm khí, ảnh hưởng không tốt đến vượng khí, tài lộc cũng như sức khỏe của gia đình.
Không nên đặt hòn non bộ tại nơi thiếu ánh sáng
Hòn non bộ luôn phải được đặt ở nơi có nhiều ánh sáng thì mới có thể hút được nhiều vượng khí, tài lộc cho gia chủ, còn nếu đặt ở nơi thiếu ánh sáng như hành lang, cửa ra vào được xem là điều cấm kị.
Tổng hợp x mẫu hòn non bộ đẹpKhám Phá Okinawa, Hòn Ngọc Xanh Phía Nam Nhật Bản
Okinawa là địa điểm du lịch nổi tiếng được mệnh danh “thiên đường đảo nổi” của Nhật Bản, thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Điểm hấp dẫn ở Okinawa là những hòn đảo đẹp tựa thiên đường cùng khí hậu trong lành mát mẻ, những công trình kiến trúc cổ kính và nền ẩm thực đặc trưng hấp dẫn.
Okinawa là quần đảo khá tách rời và là địa danh nổi tiếng tại Nhật Bản, với khoảng 160 hòn đảo lớn nhỏ. Các đảo của Okinawa đặc biệt nổi tiếng vì có phong cảnh quan tuyệt đẹp, thực phẩm ngon sạch.
Thời điểm du lịch OkinawaKhác với những điểm du lịch nổi tiếng của Nhật Bản, thời tiết Okinawa mặc dù được chia làm 4 mùa rõ rệt nhưng quanh năm ấm áp, ngay cả mùa đông cũng không quá lạnh. Nằm ở vùng cận nhiệt đới, mỗi mùa ở Okinawa đều có nét đẹp riêng. Vì thế, bạn có thể du lịch Okinawa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tất nhiên cũng có những mùa du lịch hấp dẫn nhất, đó là vào mùa xuân, tháng 3-5, và mùa thu, tháng 10-12. Những lúc này, Okinawa ngoài cảnh biển tuyệt sắc còn có thêm nét đẹp riêng của nhiều loài hoa.
Công viên Okinawa World Bảo tàng hòa bình HimeyuriNgười Nhật hay hoài niệm về quá khứ, do đó, ở Okinawa họ đã lập nên bảo tàng hòa bình, nơi để họ cất giữ những kỹ niệm với những sự kiện của nước Nhật cũng như những người đã ngã xuống trong suốt những cuộc chiến tranh. Khi đến thăm bảo tàng bạn sẽ không phải thất vọng vì những giá trị lịch sử mà nó mang lại. Bên cạnh đó, bảo tàng còn có một khu vườn tuyệt đẹp để du khách thu giãn.
Khu phố Kokusai DoriĐây là một trong những con đường nổi tiếng nhất Naha. Bắt đầu từ Asato ở phía đông và trải dài đến Ryubo Palette Kumoji Shopping Mall ở phía tây. Dần theo thời gian, khu phố này càng có thêm nhiều dịch vụ cho khách du lịch và là một nơi lý tưởng để thưởng thức ẩm thực Okinawa cũng như chọn được một món quà lưu niệm vừa ý. Hầu hết các cửa hàng sẽ đóng cửa vào buổi tối, nhưng sẽ có những quán rượu và bar mở cửa rất khuya. Nếu bạn quan tâm đến thức uống truyền thống bạn có thể đến một trong các quán rượu dân gian để thưởng thức. Vào mỗi dịp cuối tuần, nơi này sẽ trở thành phố đi bộ sôi động với những buổi biểu diễn đường phố đặc sắc cũng như các lễ hội truyền thống.
Thành cổ ShuriThành cổ Shuri từng là cung điện của vương quốc Ryukyu nhưng gần như đã bị phá hủy trong trận đánh Okinawa năm 1945. Năm 1992, thành cổ được khôi phục lại và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2000. Trong thành cổ có các điểm nổi tiếng như rừng thiên Sonohyan-utaki, tuy nhiên khu rừng này vốn chỉ mở cửa cho nhà vua nên hiện tại vẫn chưa được mở thăm quan rộng rãi. Ngoài ra còn có cung điện tuyệt đẹp Shureimon để du khách chiêm ngưỡng.
Đền ShikinaShikina là một ngôi đền nhỏ nằm ở Hantagawa, Naha gần Shikina Royal Garden. Được xây dựng vào thế kỷ 15, đền Shikina là một trong 8 ngôi đền chính ủa Okinawa. Khi đến đây bạn có thể mua 1 tờ giấy hoặc mảnh gỗ để ghi điều ước hoặc một lời ước nguyện để treo trước đền nếu vận mệnh bạn không tốt, nếu tốt, bạn có thể mang về nhà.
Đền NaminoueĐền Naminoue là một đền thờ Thần đạo Quốc gia năm 1890 nhưng đã là trung tâm sinh hoạt tôn giáo từ năm 1367. Nơi này được dựng lên để các ngư dân, nông dân đế cầu nguyện một cuộc sống yên bình, thịnh vượng sung túc. Do đó, đền Naminoue đã trở thành đền thờ đứng đầu trong 8 đền thờ ở Okinawa. Đền Naminoue được xây dựng lại sau trận chiến Okinawwa và giờ đây rất nổi tiếng với nhiều hoạt động và lễ hội như: Shinkou Festival, Okinawan Sumo Festival, các cuộc thi âm nhạc.v.v…
Theo Nhu Nguyen (Wiki Travel)
Đăng bởi: Hân Nguyễn
Từ khoá: Khám phá Okinawa, hòn ngọc xanh phía Nam Nhật Bản
Kinh Nghiệm Đi Hòn Ngang Nam Du: Đi Lại, Ở Đâu, Có Gì Đẹp?
Nội dung chính
1. Giới thiệu về Hòn Ngang đảo Nam DuHòn Ngang là một hòn đảo trù phú và đông dân cư nhất thuộc quần đảo Nam Du huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Hiện nay trên đảo có hơn 900 hộ dân sinh sống và đa số họ làm nghề khai thác đánh bắt và chăn nuôi thủy hải sản. Khi đến đây, bạn sẽ phải ấn tượng với hàng trăm chiếc lồng bè nuôi cá bớp, cá mú trải dài trên mặt biển.
Ảnh: sưu tầm
Bởi cấu trúc đặc biệt, nhìn từ nhiều hướng đều thấy hòn đảo nằm ngang nên người dân địa phương từ lâu đã gọi đảo là hòn Ngang. Nơi đây có vẻ đẹp của biển đảo cùng nguồn hải sản phong phú. Hòn Ngang luôn là điểm đến hàng đầu của du khách khi đến với thiên đường biển đảo Nam Du.
2. Hướng dẫn đi đến Hòn NgangĐể đến Hòn Ngang, bạn xuất phát từ điểm trung tâm – Hòn Lớn. Từ Hòn Lớn, bạn đi tàu cao tốc khoảng 30 phút đi tàu nhỏ là tới Hòn Ngang. Mỗi ngày có hai chuyến tàu xuất bến lúc 7h00 và 15h00 để phục vụ hành khách đến thăm đảo.
Ảnh: @duongvanhau
Đừng bỏ qua: Trọn bộ kinh nghiệm du lịch Nam Du tự túc
3. Hòn Ngang – Đảo Nam Du có gì đẹp? Bãi biển trong xanhCũng giống như các hòn đảo khác, Hòn Ngang Nam Du vô cùng xinh đẹp. Nơi đây hoang sơ với làn nước biển trong xanh cùng những cơn sóng vỗ bờ cát rì rào ngày đêm. Tâm hồn bạn sẽ trở nên thư thái, mọi lo âu phiền muộn của cuộc sống sẽ dần tan biến mất. Bất cứ ai đến với Nam Du đều không thể bỏ qua hòn đảo hấp dẫn xinh đẹp này.
Ảnh: @vietnam.lt
Những ghềnh đá cheo leo bên bờ biểnNhững ghềnh đá này nằm ở bãi Bắc và bãi Chướng của Hòn Ngang. Ghềnh đá nằm bên bờ biển, hàng ngày sóng biển ì oạp vỗ vào tạo nên một bức tranh đẹp hoang sơ mà vô cùng sống động.
Ảnh: @duongvanhau
Cảnh cảng biển tấp nập, nhộn nhịpBến cảng được xem là nơi sóng êm nhất trong quần đảo Nam Du. Khi gần đến cảng, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên trước sự hội tụ của hàng ngàn con tàu đánh cá đang neo đậu. Trên bờ cảng là các dãy nhà dựng san sát nhau kéo dài tầm 2km.
Bức tranh sống động về cuộc sống sinh hoạt làng chài của người dân hiện ra trước mắt. Người dân nơi đây chịu thương chịu khó đã quen với nếp sinh hoạt làng chài. Họ không ngại mưa nắng ra khơi để có những mẻ cá ngon phục vụ cuộc sống và mua bán thường ngày. Sáng sớm tiếng nói, tiếng cười giòn tan trên chợ tạo nên một khung cảnh thật dân dã mà giản dị. Mặc dù làng chài sung túc là thế nhưng mức sống của ngư dân tại hòn Ngang thực sự vẫn chưa được cao.
Ảnh: @sanra.san
4. Đến Hòn Ngang chơi gì? Tắm biểnHòn Ngang có bãi biển xinh đẹp, hoang sơ nên tắm biển là hoạt động được rất nhiều du khách yêu thích. Giữa thời tiết nắng nóng, được đắm mình trong làn nước trong xanh hay nằm dài trên bãi cát dưới bóng rặng dừa nghiêng thì quả là tuyệt vời.
Ảnh: @maymay_bamay
Thưởng thức cảnh biển đêm Ngắm hoàng hôn tại Hòn NgangCùng người mình yêu ngắm hoàng hôn trên biển quả là một trải nghiệm thú vị. Hoàng hôn ở Hòn Ngang vừa dịu dàng vừa lãng mạn. Chiều chiều, ánh hoàng hôn nhanh chóng sà dần xuống biển. Bầu trời từ từ chuyển màu từ xanh đến cam rồi dần nhường chỗ cho màu đen của màn đêm.
Ảnh: @ti_bona
Thăm thú lồng bè nuôi cáSau một hồi dạo quanh bờ biển, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thuê ghe xuồng đến các lồng bè nuôi cá. Nơi đây sẽ cho bạn cái nhìn thiết thực nhất về đời sống của ngư dân cũng như về công việc nuôi trồng thủy hải sản trên đảo.
Ảnh: @thithibeauty
Các hoạt động vui chơi khácTại khu trung tâm Hòn Ngang bạn sẽ bắt gặp rất nhiều các dịch vụ giải trí như bida, quán cà phê, karaoke… để phục vụ du khách. Ngoài ra, bạn có thể tự tạo các trò chơi team building trên biển cùng bạn bè và người thân, rất thú vị.
Tại Hòn Ngang còn có một ngôi miếu thờ Bà Chúa Xứ được người dân xây dựng. Bạn có thể đến đây tham quan và chiêm bái xin những điều tốt lành.
Ảnh: @vuluntit
5. Ăn gì tại Hòn Ngang đảo Nam Du
Ảnh: sưu tầm
Đăng bởi: Thị Cúc Ngô
Từ khoá: Kinh nghiệm đi Hòn Ngang Nam Du: đi lại, ở đâu, có gì đẹp?
Cách Làm Bò Bía Mặn Chuẩn Nam Bộ Tại Nhà
Cách làm bò bía thường được thực hiện theo hai vị khác nhau là bò bía mặn và bò bía ngọt với các nguyên liệu tương đối đơn giản, dễ kiếm. Nếu như với các bạn miền Bắc, bò bía ngọt là món ăn vặt khá quen thuộc thì ở trong miền Nam, món ăn này lại được biến tấu thành một món mặn cũng không kém phần hấp dẫn.
Cách làm bò bía mặn chuẩn Nam Bộ tại nhà – cach lam bo bia
Nguyên liệu làm bò bíaTôm khô: Bạn chọn loại tôm có kích cỡ vừa, màu đỏ tươi, sờ chắc, khô tay. Với một đĩa bò bía cho khoảng 4 người ăn, bạn chuẩn bị khoảng từ 40 – 50 gram tôm khô.
Tôm khô – cach lam bo bia
Củ đậu: Nên chọn củ có bề mặt căng, nhẵn. Không nên chọn những củ nhiều múi vì đó là những củ có phần thịt nhiều xơ, không ngon. Bạn chuẩn bị 1 củ đậu cỡ vừa.
Cà rốt: Cũng như củ đậu, chọn cà rốt bạn nên chọn những củ thẳng, bề mặt nhẵn, còn tươi. Chọn mua 1 củ cà rốt cỡ vừa là được.
Trứng: Trứng bạn có thể chọn trứng gà hoặc trứng vịt tuỳ ý. Bạn chuẩn bị khoảng 2 quả trứng cho món bò bía với suất 4 người ăn.
Lạp xưởng: Lạp xưởng sẽ làm cho vị bò bía thơm, đậm hơn. Chuẩn bị khoảng 2 cái lạp xưởng cỡ vừa là được.
Bánh tráng dùng để cuộn bò bía – cách làm bò bía
Bánh tráng: Lá bánh tráng hay còn gọi là bánh đa (lá bánh đa nem theo cách gọi miền Bắc). Bạn có thể chọn loại lá tròn hoặc vuông tuỳ ý. Nên chọn loại lá mỏng, không rách với cỡ vừa. Bạn chuẩn bị 1 gói lá bánh tráng.
Rau thơm: Tuỳ theo khẩu vị hay sở thích để lựa chọn các loại rau ăn ghém cho phù hợp. Thông thường xà lách, rau mùi và dưa chuột là ba loại thường được lựa chọn nhiều nhất.
Các gia vị cần thiết: Tỏi, dầu ăn, xì dầu, đường, muối, lạc rang giã nhỏ, sốt tương ớt.
Cách làm bò bía mặn Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu cần thiếtTôm khô: Tôm khô bạn ngâm vào nước ấm trong khoảng 2 tiếng để cho sạch tôm và mềm tôm. Trong trường hợp bạn ngâm tôm bằng nước lạnh, bạn nên ngâm qua đêm và để bát tôm ngâm vào tủ lạnh.
Sau khi ngâm tôm, bạn rửa sạch tôm lại một lần nữa và cho vào trần kỹ qua nước sôi.
Sơ chế các loại nguyên liệu – cách làm bò bía
Cà rốt, củ đậu: Hai loại củ này bạn gọt sạch vỏ sau đó đem thái sợi hoặc nạo sợi. Sau khi thái xong, bạn bỏ phần nguyên liệu này vào đun sôi nhỏ lửa khoảng từ 7 – 10 phút với một chút muối. Khi nào cảm thấy sợi mềm thì vớt ra rổ và để ráo nước.
Trứng: Trứng bạn cho vào chiên mỏng, sau đó gắp ra đĩa và để nguội. Sau khi trứng nguội, bạn dùng dao hoặc kéo cắt sợi phần trứng đã rán.
Lạp xưởng: Thái lạp xưởng thành các lát mỏng theo khoanh tròn rồi để riêng ra bát.
Bước 2: Làm nước chấmTỏi bạn bóc vỏ, đập dập sau đó băm nhỏ. Tiếp đến, bạn cho tỏi vào chảo dầu nóng và phi thơm vàng.
Vớt phần tỏi đã phi ra một chiếc bát nhỏ. Cho khoảng 50 ml xì dầu + 1 chút đường + ớt vào đánh đều. Sau khi đã pha đều với vị vừa ăn, bạn cho hỗn hợp lên bếp đun sôi rồi lại trút ra bát.
Nước chấm bò bía mặn – cách làm bò bía
Tiếp đến, bạn rắc phần lạc rang đã băm nhuyễn lên bề mặt bát nước chấm. Có thể trang trí thêm một vài cọng rau mùi lên bát nước chấm cho bắt mắt.
Bước 3: Cuộn bò bíaTrải đều lá bánh tráng ra một bề mặt phẳng. Tiếp đó, bạn xếp một lớp xà lách lên phía trên bề mặt lá. Cho lần lượt các phần nguyên liệu đã chuẩn bị bao gồm trứng cắt sợi, cà rốt, củ đậu, lạp xưởng, rau mùi, tôm khô lên trên lớp lá xà lách.
Cuộn bò bía – cách làm bò bía
Cuộn chặt tay phần nguyên liệu vừa làm và xếp gọn ra một chiếc đĩa sạch. Bò bía được dùng ăn kèm với các loại rau sống bên ngoài nếu bạn muốn và chấm với nước chấm vừa làm.
Bò bía mặn sau khi hoàn thiện – cách làm bò bía
Đăng bởi: Hoạt Đào
Từ khoá: Cách làm bò bía mặn chuẩn Nam Bộ tại nhà
Vẻ Đẹp Của Những Ngôi Chùa Cổ Miền Tây Nam Bộ
Ngôi chùa do chính tay các nghệ nhân địa phương xây dựng bằng những phương tiện thô sơ. Bên trong chánh điện của chùa đã phản ánh tính thẩm mỹ rất cao của người Khmer với những hoa văn độc đáo. Ở vị trí trung tâm trên nóc sala trang trí hình ảnh đền Angkor Wat, nơi khởi nguồn của phong cách kiến trúc Khmer.
Chùa Xiêm Cán là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Bạc Liêu. Vào những dịp lễ hội lớn như Chol Chnam Thmay (mừng năm mới), Sêne Đôlta (cúng ông bà), Ok Om Bok (cúng trăng), chùa thu hút đông đảo du khách nhất.
Chùa Mã Tộc hay Mahatuc, còn gọi là chùa Dơi, nằm cách trung tâm TP Sóc Trăng gần 3 km. Đây là ngôi chùa cổ của đồng bào Khmer, có kiến trúc, hoa văn đặc sắc. Mái chùa gồm hai tầng ngói màu, trên bố trí nhiều tháp nhỏ. Mái phía đầu hồi được chạm trổ tinh xảo hình rắn Na-ga uốn lượn.
Trong chùa có dàn nhạc ngũ âm, loại âm nhạc đặc trưng trong đời sống người Khmer và không bao giờ thiếu vào các dịp lễ hội lớn.
Chùa Đất Sét là công trình kiến trúc độc nhất vô nhị ở Việt Nam, có tên chữ là Bửu Sơn tự, nằm khiêm tốn trên phố Tôn Đức Thắng (Sóc Trăng). Chùa được xây dựng cách đây 200 năm, do một người trong dòng họ Ngô lập để tu tại gia. Nơi đây không có sư mà do người trong gia đình quản lý.
Nét độc đáo của ngôi chùa này là 1.901 bức tượng Phật, trên 200 mẫu tượng thú, bảo tháp, lư hương… đều bằng đất sét. Các bức tượng được phủ sơn, kim nhũ bên ngoài nên trông rất sinh động, không thua tượng làm bằng đồng, thạch cao hay xi măng.
Nằm về hướng đông bắc của TP Mỹ Tho (Tiền Giang), ven tỉnh lộ 22, chùa Vĩnh Tràng tọa lạc trên một vườn cây ăn trái rộng gần 2 ha.
Chùa có kiến trúc Á – Âu nhưng vẫn được thiết kế theo dạng chữ Quốc, gồm bốn gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu).
Khuôn viên chùa rộng rãi, rợp bóng cây xanh, bên cạnh những hòn non bộ và hồ nước nhỏ tạo nên sự dễ chịu cho du khách sau khi lễ Phật và tham quan.
Chùa Âng (tên đầy đủ là Ang Korajaborey) là ngôi chùa Khmer cổ nhất trong số hơn 140 ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh. Chùa nằm trong khu quần thể thắng cảnh Ao Bà Om, cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 5 km về hướng tây nam. Trải qua hơn 10 thế kỷ, đến nay chùa Âng gần như vẫn còn giữ nguyên các công trình kiến trúc và hiện vật cổ.
Chùa Âng được xây dựng hài hoà trong cảnh sắc thiên nhiên cùng với nghệ thuật trang trí tiêu biểu của văn hoá Khmer. Ngôi chùa được phủ mát quanh năm bởi rừng cây sao, dầu hàng trăm năm tuổi.
Đăng bởi: Văn Tuấn Phạm
Từ khoá: Vẻ đẹp của những ngôi chùa cổ miền Tây Nam Bộ
Chinh Phục Hòn Chùa Phú Yên – Hòn Đảo Hoang Sơ “Đẹp Mê Hồn”
Nằm cách đất liền chừng 7km, Hòn Chùa Phú Yên với vẻ đẹp hoang sơ tựa như một tấm thảm trải rộng trên mặt biển xanh bao la.
Hòn Chùa nổi bật giữa màu xanh của biển cả mênh mông (Ảnh: Sưu tầm)
Hòn Chùa nằm trong cụm đảo Hòn Dứa, Hòn Than của biển Long Thủy, thuộc địa phận xã An Phú, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Để đến được Hòn Chùa, bạn di chuyển đến bãi biển Long Thủy rồi hỏi đường đến làng chài An Chấn. Từ làng chài bạn thuê thuyền của ngư dân để ra đảo và bắt đầu hành trình chinh phục Hòn Chùa.
Biển Hòn Chùa tấp nập thuyền bè neo đậu (Ảnh: @huuanhnguyen)
Hòn Chùa là một hòn đảo có cấu tạo đặc biệt với các tảng đá to nhỏ nằm chồng lên nhau cùng với những vách đá dựng đứng và nhiều bụi cây xanh. Chính vì cấu tạo này mà đảo không có nhiều cây lớn, đa phần là các cây thuộc loại cỏ gai hay các lùm bụi rậm. Một số cây phi lao, dừa, bàng trên đảo đều được đem từ đất liền về trồng. Nơi đây vẫn còn giữ nguyên được nét hoang sơ “đẹp mê hồn”, thu hút nhiều du khách đến chiêm ngưỡng và khám phá.
Phần lớn cây trên đảo là các lùm bụi rậm hay các loại cỏ gai (Ảnh: Sưu tầm)Vẻ đẹp hoang sơ của Hòn Chùa (Ảnh: @huuanhnguyen)(Ảnh: @_inbesayhello)
Đến với Hòn Chùa, bạn sẽ được hòa mình vào không khí trong lành với biển xanh, cát trắng và nắng vàng, thích hợp cho một chuyến du lịch nghỉ dưỡng, thư giãn. Quanh Hòn Chùa là những rạn san hô có diện tích lên đến 100ha, gồm nhiều loại san hô có màu sắc sặc sỡ, đa dạng, phong phú về chủng loại và kích thước. Chỉ cần có áo phao và kính lặn là bạn đã có cơ hội chiêm ngưỡng cả một “vương quốc san hô” dưới lòng đại dương xanh mát rồi!
(Ảnh: @huuanhnguyen)Du khách trải nghiệm lặn ngắm san hô (Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài ra, bạn có thể cùng ngư dân đánh bắt cá, mực, nhím biển,… và thưởng thức những loại hải sản tươi ngon nhất tại đảo Hòn Chùa.
Nhím biển (hay còn gọi là nhum) (Ảnh: Sưu tầm)Hòn Chùa nổi tiếng với món mực nang nướng (Ảnh: Sưu tầm)Cùng bạn bè dựng lều bên bờ biển để được chiêm ngưỡng khung cảnh bình minh tuyệt đẹp này sẽ là một trải nghiệm cực kì thú vị (Ảnh: @henrie_bui)
Hàng năm, vào tháng 6 Âm lịch, người dân trên đảo Hòn Chùa tổ chức lễ hội cầu ngư với các lễ cầu an, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa để ngư dân ra khơi bình an, thu hoạch được nhiều cá tôm, mang lại một cuộc sống ngày càng ấm no, đầy đủ.
Khung cảnh làng chài yên bình trên đảo Hòn Chùa (Ảnh: @huuanhnguyen)
Hiện nay, du lịch Hòn Chùa – Phú Yên đang được chú trọng phát triển, trong tương lai nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều hơn nữa du khách trong và ngoài nước.
Đăng bởi: Kiệt Nguyễn
Từ khoá: Chinh phục Hòn Chùa Phú Yên – Hòn đảo hoang sơ “đẹp mê hồn”
Cập nhật thông tin chi tiết về Hòn Nam Bộ: Cách Sắp Xếp, Vị Trí Đặt, 20 Mẫu Hòn Nam Bộ Đẹp trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!