Xu Hướng 9/2023 # Làng Chuông, Làng Nghề Trăm Tuổi Yên Bình Qua Những Bức Ảnh # Top 15 Xem Nhiều | Xikz.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Làng Chuông, Làng Nghề Trăm Tuổi Yên Bình Qua Những Bức Ảnh # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Làng Chuông, Làng Nghề Trăm Tuổi Yên Bình Qua Những Bức Ảnh được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

ALONGWALKER – Không có những homestay nhỏ xinh, cũng chẳng hề sở hữu thắng cảnh nức tiếng, nhưng ngôi làng  Chuông nép mình bên sông Đáy lại níu chân người qua bởi vẻ đẹp bình yên đến lạ.

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km về phía Tây, làng Chuông không chỉ nổi tiếng với nghề làm nón suốt hơn 3 thế kỷ, mà còn sở hữu vẻ đẹp thanh bình với không khí an yên nhuốm vào từng ngõ nhỏ, ngôi nhà và khoảng sân.

Cây đa, bến nước, sân đình… nếu thật sự muốn tìm đến những biểu tượng của vùng quê đất Bắc hãy đến với làng Chuông. Hơn 300 năm trôi qua, chùa làng, sân đình như vẫn còn nguyên vẹn, có chăng chỉ phủ thêm những nếp gấp thời gian nhưng chẳng hề đổi thay.

Chiều mùa hạ khi mưa vừa tạnh, trên sân đình, những bông hoa đại phủ trắng một vùng sân. Mùa hoa năm nào, cây cũng trổ bông sai trĩu, tầng tầng lớp lớp xếp chồng lên nhau tựa như dải mây vắt ngang qua mái chùa cổ.

Nếu may mắn đến thăm làng Chuông vào đúng ngày chợ phiên mùng 4, 10, 14, 20, 24, 30 hàng tháng, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi muôn màu sắc bắt mắt: trắng của nón, vàng của mo, xanh màu lá lụi hay rực rỡ với sắc đỏ, hồng từ chỉ, cước…

Cũng như rất nhiều phiên chợ khác của vùng quê Bắc Bộ, chợ làng Chuông họp từ tờ mờ sáng. Có 6 phiên một tháng và 72 phiên chợ trong một năm. Nhưng so với nhiều nơi đã bị đô thị hoá, chợ làng Chuông vẫn giữ được nét mộc mạc, ban sơ thuở nào.

Hàng quán không xây thành từng ô kiên cố mà chỉ đơn giản là một chiếc áo mưa trải trên nền đất, thêm cục gạch thay cho ghế ngồi… Từng gian từng gian cách nhau một lối đi nhỏ thôi mà vẫn cứ tấp nập người qua. Phiên chợ quê buổi sáng sớm luôn nhộn nhịp như thế.

Tiếng rao bán, mặc cả, cười nói vang vọng trong không khí còn đẫm sương buổi sớm. Vùng quê yên ả vì có thanh âm của cuộc sống mà thêm phần tươi vui, rộn rã.

Đến làng làm nón lâu đời nhất xứ Bắc, không khó để bắt gặp hình ảnh những em bé 5, 6 tuổi hay cụ già ngoài 70 vẫn ngày đêm miệt mài gìn giữ nét đẹp của một nghề truyền thống.

Từ khuôn tre, người thợ đặt chóp, xây nón, thắt nón, lồng cạp, khâu nhôi… chiếc nón nào trước khi nên hình cũng đều phải trải qua nhiều khâu tỉ mỉ, cầu kỳ như vậy. Mỗi ngày, một người chỉ có thể làm tối đa 2 chiếc nón, trừ đi nguyên vật liệu, số tiền lãi thu được không quá 100.000 đồng. Với 2.400 hộ dân ở đây, nghề làm nón không giàu nhưng đủ sống, hợp với vùng quê nghèo, ít cày cấy.

Đăng bởi: Dũng Trần

Từ khoá: Làng Chuông, làng nghề trăm tuổi yên bình qua những bức ảnh

Làng Nghề Đúc Đồng Phước Kiều

Làng nghề đúc đồng Phước Kiều, Điện Bàn nằm kề bên quốc lộ 1A, thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, làng đúc đồng Phước Kiều là một làng nghề truyền thống đã nổi tiếng từ nhiều thế kỷ trước với các sản phẩm bằng đồng phục vụ trong các dịp tế lễ, hội hè như: chuông, đồng, chiêng, kiểng, mõ, phèng la; các vật dụng thông thường trong đời sống như lư hương, chân đèn, nồi niêu, xoang chảo, chén bát và cả các loại binh khí cổ như gươm, dao, giáo, mác …

Được mệnh danh là làng khai sinh ra hình thể của cồng chiêng, làng đúc đồng Phước Kiều nay đã tồn tại với truyền thống hơn 400 năm. Đây là một trong những làng nghề đúc đồng ở Quảng Nam có tuổi thọ cao nhất.

Đặc biệt, nghệ nhân Phước Kiều có đôi tay tài hoa và đôi tai nhạy bén biết “nghe, cảm” từng loại âm thanh để tạo ra nhiều nhạc cụ có âm riêng biệt, rất đặc thù và sắc nét. Một trong những bí quyết đó là kỹ thuật pha trộn các kim loại khác trong lúc nấu đồng ở những mức nhiệt độ mà chỉ có những người trong nghề mới được truyền đạt. Đến làng đúc đồng Phước Kiều, ngoài việc lựa chọn, mua sắm các vật dụng, hàng lưu niệm với đa dạng mẫu mã, kích thước, du khách còn có cơ hội được trực tiếp tham quan các công đoạn sản xuất của nghề đúc đồng và được xem các nghệ nhân danh tiếng biểu diễn các loại nhạc cụ cồng, chiêng do chính mình khai sinh ra.

Khai sinh làng nghề đúc đồng truyền thống

Tương truyền, làng đúc đồng được một người tên là Dương Tiền Hiền khai sinh, di cư từ Thanh Hóa vào đây để truyền dạy nghề. Công việc đầu tiên của làng nghề là rèn đúc binh khí cũng như đồ gia dụng phục vụ cung chúa Nguyễn, nên làng chú tượng Phước Kiều cũng từ đó mà được lập ra. Cuối thế kỷ XVIII, quân Tây Sơn cũng dừng chân ở đây, tổ chức rèn đúc vũ khí phục vụ khởi nghĩa nên làng tạc tượng Đông Kiều được thành lập song song. Năm 1832, vua Minh Mạng đã cho sát nhập hai làng này thành một xã, lấy hiệu là Phước Kiều. Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, làng nghề đúc đồng Phước Kiều vẫn tồn tại vững trước dòng xoáy của thời gian.

Tinh xảo và chất lượng từ những sản phẩm

Nằm dọc tuyến đường từ phố cổ Hội An đến Thánh địa Mỹ Sơn, làng đúc đồng Phước Kiều được du khách biết đến nhờ các cửa hàng bán sản phẩm làng nghề tọa lạc ở hai bên đường, bán đủ loại các lại cồng, chiêng, tượng, đỉnh, chuông, nhạc cụ, đồ phong thủy, đồ thờ cúng… bằng đồng. Nơi đây trở thành một đại điểm tham quan du lịch nổi tiếng hấp dẫn du khách. Đến với làng nghề này, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những sản phẩm được chế tác tinh xảo hay mua sắm các vật dụng, quà lưu niệm, mà còn được tận mắt chứng kiến các công đoạn sản xuất, đúc đồng truyền thống của làng nghề.

Để có những sản phẩm chất lượng nhất, người thợ đúc đồng truyền thống trải qua nhiều công đoạn chi tiết: Nhồi đất, làm bìa, giáp khuôn, thét khuôn, trổ điệu, pha chế kim loại, thử tiếng… và cuối cùng là khâu làm nguội. Có lẽ khâu pha chế kim loại là khâu khó nhất, nhưng cũng là khâu quan trọng nhất để thể hiện kỹ năng cũng như bí quyết gia truyền của làng nghề. Khâu này là bước quyết định chủ yếu đến phần âm của các loại chiêng, chuông, ta,… Vì có được kinh nghiệm cũng như bí quyết riêng, sản phẩm nơi đây đạt được trình độ kỹ thuật cao hiếm nơi nào có được.

Cồng, chiêng là một trong những sản phẩm làm nên tên tuổi

Khó nhất là khâu pha hợp kim trong chế tác sản xuất đồng. Mỗi loại cồng, chiêng sẽ có những yêu cầu cũng như độ khó khác nhau, đòi hỏi người nghệ nhân khi chế tác phải tạo những hợp kim riêng như đồng pha thiếc, đồng pha kẽm, đồng pha vàng… Tỉ lệ pha trộn cũng như nghệ thuật trộn hợp kim được xem là bí quyết của làng nghề.

Để có được một sản phẩm cồng, chiêng đạt yêu cầu, người nghệ nhân ngoài việc nắm giữ bí quyết và thể hiện nó một cách lành nghề, thì phải có một đôi tai tinh nhạy. Đôi tai thẩm âm tốt sẽ giúp họ phân biệt được đâu là âm của chiêng làng này, đâu là thanh của tiếng cồng làng kia, từ đó có thể tạo được một tiếng vang tốt cho từng sản phẩm. Kỹ năng này đòi hỏi kinh nghiệm và một sự rèn giũa sâu sắc. Điều này làm nên thương hiệu cũng như chất lượng của những sản phẩm làng nghề.

Nhiệt huyết và yêu nghề từ những người thợ

Đã có một thời gian dài tưởng chừng như đồ đồng Quảng Nam nói chung và làng nghề đúc đồng Phước Kiều nói riêng sẽ bị xóa sổ bởi sự thưa thớt khách du lịch, và số lượng nghệ nhân còn gắn bó với nghề chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, với sự tạo điều kiện của tỉnh nhà, cũng như lòng nhiệt huyết với cái nghiệp cha ông để lại, những nghệ nhân chân chính của làng nghề đã bắt đầu công cuộc thay đổi, giữ lửa và truyền lửa cho thế hệ sau.

Theo “người chép sử của làng nghề” – ông Dương Ngọc Tiễn, cho biết ông đã bỏ công sức và tiền của hàng năm trời để tìm tòi, sưu tập các tài liệu từ thời cha ông để lại, để từ đó viết nên cuốn tài liệu 50 trang về “Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề đúc đồng Phước Kiều” để chứng minh sự ra đời cũng như tồn tại mãnh liệt của làng nghề. Ông cũng đang hoàn tất tài liệu về “Quy trình chế tác về cồng chiêng” để có thể truyền dạy cho thế hệ trẻ sau này.  Ông Tiễn còn tự tin khẳng định rằng nghệ nhân Phước Kiều có đủ khả năng so hàm âm ngay từ lúc mới chế tác theo đúng “gu” của từng vùng miền.

Đăng bởi: Văn Nguyễn Thành Nhân

Từ khoá: Làng nghề đúc đồng Phước Kiều

Đến Hang Táu Mộc Châu – Ngôi Làng “Nguyên Thủy” Bình Yên Hiếm Có

Mộc Châu đang vào những ngày đẹp nhất, có đồng cải trắng nở rộ, mùa dã quỳ nở vàng ruộm cả chân núi, hoa mận đua nhau bung nở trắng đồi, vườn hồng tháng tám mộc mạc chấm phá quả chín vàng ươm,… Đến đây để ngắm cảnh và trải nghiệm Hang Táu Mộc Châu, một ngôi làng “nguyên thủy” đúng theo nghĩa đen, chúng mình tin rằng đó sẽ là địa điểm thú vị không khiến bạn thất vọng!

Toàn cảnh Hang Táu nhìn từ trên cao – Ảnh: Quang Kiên

Đôi nét về Hang Táu Mộc Châu – Sơn La

Địa chỉ: Xã Chiềng Hắc – Mộc Châu – Sơn La

Hang Táu còn được gọi với một cái tên khác là “hang Nguyên Thủy”, bởi lẽ đây là một ngôi làng khiến bạn có cảm giác như mình đang quay về thời nguyên thủy, thật nhẹ nhàng, bình yên biết bao. Ở Hang Táu chỉ có 22 hộ dân sinh sống, làm nhà gần sát nhau, không có điện, không có sóng và không có wifi, không gian bình yên, nhẹ nhàng cho những ai muốn rời khỏi thành phố ồn ào, tấp nập.

Nét bình yên của Hang Táu – Ảnh: Quang Kiên

Hướng dẫn di chuyển đến Hang Táu

Đầu tiên bạn sẽ di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc xe khách đến Mộc Châu, sau đó mới vào Hang Táu. Các đoạn đường tới đây rất hiểm trở vì hầu hết là những đoạn dốc đứng, đất đá gồ ghề, nhưng bù lại là sẽ đi qua những nương mận nở trắng xóa, vậy nên tốt nhất du khách nên thuê xe máy hoặc tự đi bằng xe máy cá nhân để vào Hang Táu.

Những con đường đi vào Hang Táu khá khó khăn – Ảnh: Chung Nguyễn

Hiện tại đường cụ thể đi vào trong Hang Táu chưa được cập nhật ở trên Google Map, vậy nên khi đến xã Chiềng Hắc, du khách sẽ hỏi và đi theo chỉ dẫn của người dân bản địa để vào Hang Táu, tránh bị lạc đường.

Mặc dù đường đi khó nhưng khung cảnh ở đây rất đẹp – Ảnh: Chung Nguyễn

Vé vào tham quan làng Hang Táu

Hiện tại Hang Táu đang khai thác du lịch, giá vé vào làng tham quan ở mức 30.000đ/người.

Những trải nghiệm ở Hang Táu

chúng mình gợi ý cho bạn những trải nghiệm không thể bỏ lỡ khi đến Hang Táu:

Tận hưởng không khí yên bình

Những khoảnh khắc đáng yêu – Ảnh: Chung Nguyễn

Có thể nói rằng một nơi chỉ có vài hộ dân, xung quanh toàn đồi núi, cây cỏ, lác đác vài chú lợn, gà, vịt của các hộ dân chăn nuôi… thật mộc mạc, giản dị biết bao. Đến Hang Táu, bạn không cần sử dụng đến điện thoại, mà chỉ cần tận hưởng sự trong lành, giản dị của nơi này. Có thể ra sân cỏ chơi cùng các em bé vùng cao, đuổi đàn lợn và thăm thú những căn nhà nhỏ đơn sơ của người dân ở đây!

Khung cảnh bình yên của Hang Táu – Ảnh: Chung Nguyễn

Một ngôi làng “nguyên thủy” đúng nghĩa – Ảnh: Quang Kiên

Chụp ảnh sống ảo

Chụp hình cùng với người dân bản địa – Ảnh: Chung Nguyễn

Không thể quên chụp hình sống ảo – Ảnh: Quang Kiên

Tìm hiểu về cuộc sống của người dân bản địa

Các hộ dân ở đây đều là đồng bào dân tộc thiểu số, công việc chính hàng ngày của họ là làm ruộng, nương và chăn nuôi gia cầm, gia súc. Vậy nên khi du khách đến đây có thể tìm hiểu kỹ hơn về công việc, đời sống của người dân. Đặc biệt bạn còn có thể tham gia các công việc này cùng với dân bản địa. Người dân vốn hiền lành, thật thà, chất phác nên rất dễ tiếp cận.

Tìm hiểu cuộc sống của dân bản địa – Ảnh: Chung Nguyễn

Những bữa cơm đơn giản – Ảnh: Chung Nguyễn

Chơi đá bóng cùng bọn trẻ – Ảnh: Quang Kiên

Ăn uống tại Hang Táu Mộc Châu

Du khách có thể tự nướng gà ở trong làng – Ảnh: Quang Kiên

Mang đồ ăn đến picnic – Ảnh: Chung Nguyễn

Đăng bởi: Quyết Trần

Từ khoá: Đến Hang Táu Mộc Châu – Ngôi làng “nguyên thủy” bình yên hiếm có

Những Bức Tranh Sắc Màu Độc Đáo Ở Dốc Nhà Làng, Thành Phố Đà Lạt

Dự án nghệ thuật tranh đường phố mang tên “Phố bên đồi 2023 – Vào miền nghệ thuật” là một trong những chương trình chính của Festival hoa Đà Lạt lần thứ VIII hồi tháng 12/2023 được thực hiện ở dốc Nhà Làng. Chính nhờ những bức tranh tường sinh động mang tính thẩm mỹ cao mà địa danh dốc Nhà Làng đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn dành cho du khách khi đến với thành phố ngàn hoa.

Dốc Nhà Làng thực chất là một con hẻm dốc nối đường Nguyễn Biểu với đường Phan Đình Phùng, bên trong bao gồm chừng 5 con hẻm nhỏ khác và lòng vòng một hồi thì dẫn ra đường Trương Công Định của thành phố Đà Lạt. Trải dài dốc Nhà Làng là nhà dân, quán cà phê, khách sạn, quán ăn… Để tiện nhất cho việc khám phá và chụp ảnh dốc Nhà Làng với những tác phẩm nghệ thuật tranh tường độc đáo và đẹp mắt, bạn nên đi bộ vào đây, và đi từ đầu đường Nguyễn Biểu hoặc Trương Công Định (gần điểm “check-in” Nguyệt Vọng Lầu) đều được. Nếu đi bằng xe máy, có lẽ bạn phải tìm quán cà phê nào gần đó để xin gửi nhờ xe và tiện cho việc đi bộ thăm thú các con hẻm nhỏ và dốc trong khu vực dốc Nhà Làng.

Vì khu vực này khá đông dân cư, cũng là nơi kinh doanh của người dân, nên các bạn nhớ nguyên tắc lịch sự: đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên, không xả rác bừa bãi, đùa giỡn vô ý và chú ý người xe qua lại nha!

Một lưu ý nho nhỏ cho các bạn đến đây với mong muốn có được những tấm ảnh chân dung đẹp, là nên mặc trang phục màu trơn, vì các bức tranh tường đã có rất nhiều họa tiết và màu sắc rồi. Đẹp nhất là mặc các màu trắng, đen, nâu trầm hoài cổ đó!

Đầu dốc Nhà Làng ở phía đường Nguyễn Biểu

Đi bộ vào trong là đã thấy thế giới nghệ thuật của các bức tranh tường (nghệ thuật graffiti) rồi đó!

Nghệ thuật tranh tường đường phố thì đã quá phổ biến trên thế giới rồi. Có nhiều quốc gia nổi tiếng vì có những khu vực, con đường, hẻm, phố toàn tranh tường, chẳng hạn như: làng bích họa Ehwa ở Hàn Quốc, làng bích họa Ruan Chiao ở Đài Loan, phố cổ Georgetown của Malaysia, hay con đường tranh tường Haji Lane ở Singapore,… Riêng Việt Nam mình thì có: phố bích họa Phùng Hưng ở Hà Nội, làng bích họa Tam Thanh ở Quảng Nam, làng bích họa đảo Bé Lý Sơn ở Quảng Ngãi, làng bích họa của người Dao ở Quảng Ninh, đường tranh tường Nguyễn Khoái ở thành phố Hồ Chí Minh,…

Rẽ vô con hẻm dốc cụt bên tay trái…

Và một góc hoài cổ bình yên hiện ra giữa lòng Đà Lạt mộng mơ…

Cứ ngỡ đang lạc lối ở Hội An cổ kính rêu phong

Đó là nhà thờ tộc Trần Văn

Những thứ bình dị gợi về quá khứ

Cứ như vậy, bạn tiếp tục đi bộ và rẽ vào những con hẻm hai bên hẻm dốc Nhà Làng thì sẽ có rất, rất nhiều điều bất ngờ rực rỡ đợi chờ bạn…

Phải mất ít nhất là một tiếng đồng hồ thì mới có thể đi qua hết dự án nghệ thuật này

Giờ thì mời bạn xem tiếp ảnh và tự cảm nhận…

Dốc Nhà Làng ở đầu đường Trương Công Định

Một góc đường Trương Công Định

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet.

Đăng bởi: Tiến Nguyễn

Từ khoá: Những bức tranh sắc màu độc đáo ở dốc Nhà Làng, thành phố Đà Lạt

Khám Phá Làng Chài Lộc An Vũng Tàu Đẹp Bình Dị Và Yên Tĩnh

Địa chỉ làng chài Lộc An ở đâu Vũng Tàu?

Làng chài Lộc An tọa lạc tại xã Lộc An, thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu. Làng chài còn có tên gọi là cảng cá Lộc An, nơi tàu thuyền cá neo đậu sau mỗi chuyển ra khơi. Làng chài có từ năm 199 và được khai thác để kinh doanh phát triển nghề chài lưới. Khám phá làng chài Lộc An Vũng Tàu du khách sẽ được đi dọc bãi biển ngắm cảnh, tìm hiểu cuộc sống của ngư dân làng chài và nhiều trải nghiệm thú vị.

– Tầm tháng 4: Lúc này con đường di chuyển tới làng chài đẹp rực rỡ và lung linh với hoa bò cạp nở khắp hai bên đường. Đặc biệt, những chùm hoa rủ xuống đẹp tựa như chiếc đèn lông treo vào ngày Tết vậy.

– Tháng 5, 6: Nếu du lịch làng chài Lộc An Vũng Tàu vào tầm tháng 5, 6 du khách sẽ được ngắm nhìn cảnh đẹp của hoa phượng.

Cách di chuyển tới làng chài Lộc An Vũng Tàu

Chiêm ngưỡng cảnh đẹp làng chài từ trên cao

Kinh nghiệm đi làng chài Lộc An Vũng Tàu cho biết, làng chài cách trung tâm thành phố Vũng Tàu khoảng 50km. vì vậy bạn có thể dễ dàng di chuyển tới làng chài bằng nhiều phương tiện khác nhau như: Tàu hỏa, xe khách, ô tô… Đối với những bạn ở xa thuận tiện nhất là di chuyển bằng máy bay tới Sài Gòn sau đó đi xe khách hoặc taxi tới Vũng Tàu. Từ Sài Gòn bạn có thể dễ dàng di chuyển tới Vũng Tàu theo hai cung đường sau:

Khám phá làng chài Lộc An Vũng Tàu

Con đường di chuyển tới làng chài Lộc An đẹp lãng mạn

Bạn đang thắc mắc không biết làng chài Lộc An Vũng Tàu có gì? Du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp yên bình, tìm hiểu cuộc sống của ngư dân làng chài với nhiều trải nghiệm thú vị.

Chiêm ngưỡng cảnh đẹp yên bình 

Ngư dân làng chài rất thân thiện 

Cảnh đẹp yên bình tại làng chài Lộc An

Khám phá làng chài Lộc An Vũng Tàu du khách còn được thoải mái trò chuyện cùng ngư dân nơi đây. Ngư dân sinh sống ở làng chài rất thân thiện và mến khách, vì vậy bạn có thể thoải mái trò chuyện để hiểu rõ hơn về người dân nơi đây. Ngoài ra, bạn có thể xin nghỉ và ăn ở nhà ngư dân nếu chưa chọn được nơi nghỉ tại làng chài.

Thiên đường sống ảo đẹp lung linh 

Tìm hiểu nghề đánh chài lưới ở làng chài Lộc AnTìm hiểu cảnh đánh bắt cá của ngư dân làng chài

Làng chài Lộc An được xem là thánh địa sống ảo đẹp lung linh với những góc chụp thần thánh. Làng chài trở thành điểm đến được giới trẻ tìm đến để check-in sống ảo, góc chụp đẹp nhất là bãi đá ven làng chài hoặc con đường di chuyển tới bãi biển. Đặc biệt, nếu tới làng chài vào những ngày trời nắng bạn sẽ được sống ảo những bức hình đẹp lung linh, huyền ảo.

Thưởng thức đủ các món hải sản

Làng chài Lộc An là thiên đường sống ảo đẹp lung linh. Ảnh: miaKhung cảnh tuyệt đẹp ở làng chài để check-in. Ảnh: mia

Làng chài được xem là thiên đường của các loại hải sản, tới đây bạn sẽ được thưởng thức đủ các món hải sản tươi ngon như: Tôm, mực, cua, ốc, sò,… Các món hải sản được chế biến với nhiều hương vị thơm ngon như: Hấp, xào me, sả ớt, nướng. Nếu muốn ăn hải sản ngon rẻ, bạn nên đi ra thuyền vào sáng sớm đồ ăn rất rẻ và tươi ngon.

Những lưu ý khi đi làng chài Lộc An Vũng Tàu

– Nên xem dự báo thời tiết trước khi đi, vì nếu đi vào những ngày trời mưa gió sẽ không thuận tiện cho việc vui chơi, tham quan.

– Mang theo đầy đủ các loại đồ dùng cá nhân, mũ nón, kem chống nắng…

– Dịch vụ ở làng chài chưa phát triển, vì vậy bạn nên mang theo đồ ăn sẵn hoặc di chuyển về trung tâm thành phố Vũng Tàu.

– Nếu muốn nghỉ qua đêm ở làng chài bạn có thể xin ở nhà người dân hoặc thuê nhà nghỉ, khách sạn ở thành phố Vũng Tàu.

– Sau khi ra về bạn có thể mua quà hải sản tươi sống và hải sản khô về làm quà.

Ảnh: Internet

Đăng bởi: Phùng Dũng

Từ khoá: Khám phá làng chài Lộc An Vũng Tàu đẹp bình dị và yên tĩnh

Làng Nghề Chạm Bạc Hà Giang Truyền Thống Lâu Đời

Đến với Hà Giang, chắc hẳn nhiều người sẽ không quên hình ảnh cô gái người Dao trong bộ trang phục màu chàm. Trên người luôn diện những món đồ trang sức lấp lánh. Những chiếc vòng cổ, hoa tai mĩ miều, xa hoa ấy là hình ảnh người thợ miệt mài với đe, búa, kìm, nỉa…Những món đồ này góp phần tạo nên vẻ đẹp của người con gái Tây Bắc.

Đôi nét về làng nghề chạm bạc Hà Giang

Làng nghề chạm bạc

Khi du lịch tham quan làng nghề cổ truyền chạm bạc hoặc tham gia các buổi chợ phiên vùng cao. Ở các gian hàng bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những món đồ được chạm khắc tinh xảo. Bạn sẽ phải trầm trồ vì món đồ chế tác ở đây vô cùng phong phú với các loại vòng bạc trơn. Có cả loại vòng bạc có trang trí hoa văn, chạm khắc tăm và chạm khắc xà tích. Nhưng món món đồ trang sức của phụ nữ thì tinh xảo từng đường nét với lắc, xuyến, nhẫn, hoa tay, vòng cổ và rất được ưa chuộng.

Tuy nhiên không phải đơn thuần mà làng nghề cổ truyền lại là điểm du lịch Hà Giang nổi tiếng thu hút khách tham quan như vậy. Bởi một phần là vì mọi người đều ngạc nhiên vì những sản phẩm tinh xảo nà hoàn toàn được thể hiện khéo léo từ các phương tiện gia công thô sơ. Không hề sử dụng đến máy móc hiện đại. Phương tiện ở làng nghề cổ truyền chạm bạc được thực hiện chỉ bởi đe, kìm, búa, nỉa. Sau khi đúc xong thì chúng được sử dụng bằng cách tẩm dầu vào giẻ rồi cho vào ống vầu hay ống trúc rồi đốt lửa lên sau đó thổi bằng miệng.

Kinh nghiệm làm nghề chạm bạc của người Dao

Chạm bạc

Ở phía Bắc có nhiều nơi làm bạc mỗi nơi có một nét riêng. Tuy nhiên người Dao nổi tiếng với làng nghề cổ truyền chạm bạc của họ bởi nét nghệ thuật điêu luyện. Những sản phẩm chạm bạc của người Dao đẹp hơn nơi khác do cách thức thể hiện trên sản phẩm. Đối với những hình khối thì dáng vẻ của từng sản phẩm và những tiểu tiết, hoa văn được tạo nên từ tính phản quang của chất liệu bạc. Tất cả là bởi kinh nghiệm lâu đời của người nghệ nhân vô cùng tỉ mỉ, khéo léo để đẽo tạc từng chi tiết nhỏ nhất mang lại sự tinh xảo cho sản phẩm.

Phần kết lại

Sản phẩm chạm bạc tinh xảo

Nếu như ngao du trên núi rừng Tây Bắc. Bạn sẽ thường xuyên thấy những cô gái Dao xinh đẹp với những món trang sức trên người. Rồi bạn sẽ ngạc nhiên bởi sự điêu luyện của nghề chạm ở dù chỉ làm từ các phương tiện gia công thô sơ. Từ vòng cổ tròn có hoa văn trên cổ cho đến những đôi hoa tay với các hình dạng phong phú. Sản phẩm chạm bạc khéo léo, đa dạng bởi bàn tay nghệ nhân sáng tạo đường nét như những tác phẩm nghệ thuật trên chất liệu bạc. Đôi khi các món đồ trang sức có trọng lượng đến gần 4 kg trên người. Dù thế nào đi nữa, khi mang nhưng món đồ này trên người, đó là niềm tự hào của những cô gái vùng cao trên người là nét đẹp truyền thống vùng miền của mình.

Khám phá thêm: Top 5 làng nghề truyền thống ở Hà Giang mà bạn nên biết

Đăng bởi: Đỗ Tiến đạt

Từ khoá: Làng nghề chạm bạc Hà Giang truyền thống lâu đời

Cập nhật thông tin chi tiết về Làng Chuông, Làng Nghề Trăm Tuổi Yên Bình Qua Những Bức Ảnh trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!