Bạn đang xem bài viết Lịch Sử 8 Bài 29: Chính Sách Khai Thác Thuộc Địa Của Thực Dân Pháp Và Những Chuyển Biến Về Kinh Tế Xã Hội Ở Việt Nam Soạn Lịch Sử 8 Trang 143 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giải Lịch sử 8 Bài 29 phần II chương 2
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 29
Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Bài 29
Giải bài tập SGK Lịch sử 8 Bài 29 trang 143
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 29 I. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp 1897-1914Sau khi hoàn thành cuộc bình định, Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô lớn, để bóc lột nhân dân Việt Nam, đặt cơ sở thống trị lâu dài.
1. Tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp
a. Mục tiêu của cuộc khai thác:
Chia rẽ các dân tộc Đông Dương.
Tăng cường áp bức, kìm kẹp làm giàu cho tư bản Pháp.
Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp.
Tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp.
Năm 1887 Pháp lập Liên Bang Đông Dương.
b. Việt Nam bị chia làm ba xứ:
Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ đứng đầu là Thống sứ Pháp.
Trung Kỳ với chế độ bảo hộ, đứng đầu là Khâm Sứ Pháp.
Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa, đứng đầu là Thống đốc Pháp.
Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, dưới là làng xã do quan chức địa phương cai quản.
c. Nhận xét về hệ thống chính quyền của Pháp
Chặt chẽ, với tay xuống tận nông thôn.
Kết hợp giữa nhà nước thực dân và phong kiến.
Chia Việt Nam thành ba quốc gia riêng biệt là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.
Tất cả đều phục vụ cho lợi ích tư bản Pháp.
2. Chính sách kinh tế: vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương
a. Nông nghiệp
Cướp đoạt ruộng đất của nông dân, bóc lột nông dân bằng địa tô.
b. Công nghiệp:
Khai thác mỏ (than, kim loại…) để xuất khẩu.
Xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay lúa…
Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam về nguyên liệu và thu thuế.
Giao thông vận tải: được xây dựng để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
Đặt nhiều loại thuế, bắt phu.
c. Nhận xét:
Nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc.
Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để.
Nông nghiệp giậm chân tại chỗ.
Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
3. Chính sách văn hóa, giáo dục
Giai đoạn đầu, duy trì nền Hán học cũ.
1905 cải cách giáo dục, mở trường đào tạo người Việt phục vụ cho cai trị của Pháp.
Ấu học ở xã thôn học chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
Tiểu học ở phủ, huyện học chữ Hán,chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.
Trung học ở tỉnh học chữ Hán, chữ Quốc Ngữ, chữ Pháp bắt buộc.
Nhận xét:
Hạn chế phát triển giáo dục.
Duy trì “văn hóa làng” theo hướng “bần cùng hóa” và “ngu dân hóa”
Duy trì thói hư tật xấu
II. Những chuyển biến của xã hội Việt NamDưới tác động của khai thác thuộc địa xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi:
1. Ở nông thôn có hai giai cấp cũ
Giai cấp địa chủ phong kiến làm tay sai cho Pháp, ngày càng đông.
Giai cấp nông dân cực khổ, làm tá điền, làm phu đồn điền, làm công nhân; có ý thức dân tộc, tham gia các cuộc đấu tranh.
2. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đô thị Việt Nam ra đời và phát triển, nên xuất hiện tầng lớp mới là tiểu tư sản thành thị, tư sản và công nhân
Tầng lớp tư sản: chủ hãng buôn bán nhỏ; chưa hưởng ứng các cuộc vận động cách mạng
Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: chủ xưởng thủ công nhỏ, viên chức, sinh viên; có ý thức dân tộc, tích cực tham gia các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX.
Đội ngũ công nhân xuất thân từ nông dân bị bóc lột, có tinh thần đấu tranh.
Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Bài 29(trang 138 sgk Lịch Sử 8): – Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp ?
Trả lời:
– Bộ máy cai trị tổ chức chặt chẽ, với tay xuống tận nông thôn.
– Kết hợp giữa Nhà nước thực dân và quan lại phong kiến.
(trang 139 sgk Lịch Sử 8): – Nêu chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính.
Trả lời:
– Trong nông nghiệp, Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
– Trong công nghiệp, Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ…
– Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
– Về thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.
– Tài chính: để ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện…
(trang 139 sgk Lịch Sử 8): – Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Mục đích các chính sách trên của thực dân Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.
(trang 139 sgk Lịch Sử 8): – Theo em, chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp có phải để “khai hoang văn minh” cho người Việt Nam hay không? Vì sao?
Trả lời:
– Không đúng. Đường lối của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, Pháp duy trì nền giáo dục Hán học, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.
– Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.
– Ý đồ của Pháp là:
+ Thông qua giáo dục nô dịch, thực dân Pháp muốn tạo một lớp người chỉ biết phục tùng.
+ Triệt để sử dụng phong kiến Nam triểu, dùng người Việt trị người Việt.
+ Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị
Giải bài tập SGK Lịch sử 8 Bài 29 trang 143 Bài 1Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam ?
Gợi ý đáp án:
* Chính trị : tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.
* Kinh tế :
Nông nghiệp: cướp ruộng đất, lập đồn điền.
Công nghiệp: khai thác than, kim loại.
Xây dựng hệ thống giao thông vận tải.
Thương nghiệp: độc chiếm thị trường VN, đánh các thuế mới, nặng nhất là thuế mối, rượu, thuốc phiện.
* Văn hóa-Giáo dục: duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở trường học đào tạo tay sai bản xứ.
Bài 2Nêu tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với kinh tế, xã hội Việt Nam.
Gợi ý đáp án:
* Về kinh tế:
– Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
– Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:
Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
Nông nghiệp dậm chân tại chỗ
Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
→ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.
* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn… bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.
Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
Advertisement
Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
Bài 3Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX theo mẫu:
Giai cấp tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ với dân tộc
Gợi ý đáp án:
Giai cấp tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ với dân tộc
Địa chủ phong kiến Kinh doanh ruộng đất, bóc lột địa tô
Nông dân Làm ruộng, đóng thuế Có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh. Họ là lực lượng cách mạng đông đảo
Công nhân Bán sức lao động, làm thuê Chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX. Một bộ phận có ý thức dân tộc, nhưng cơ bản là thỏa hiệp đế quốc
Tư sản Kinh doanh công thương nghiệp Chưa có thái độ hưởng ứng tham gia các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX. Một bộ phận có ý thức dân tộc nhưng cơ bản là thỏa hiệp đế quốc
Tiểu tư sản Làm công ăn lương, buôn bán Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX
Bài 4Nêu điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX
Gợi ý đáp án:
Những điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX:
– Mục đích: Đánh Pháp cứu nước, giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội mới theo thể chế cộng hòa hoặc quân chủ lập hiến.
– Sự xuất hiện của xu hướng cứu nước mới: theo con đường dân chủ tư sản, đặc biệt là học hỏi con đường cứu nước của Nhật Bản.
– Thành phần tham gia: những nhà nho yêu nước tiếp thu được nền học vấn mới của phương Tây, nhiều tầng lớp xã hội mới hình thành sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
Địa Lí 8 Bài 7: Đặc Điểm Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội Các Nước Châu Á Soạn Địa 8 Trang 24
Lý thuyết Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước châu Á 1. Vài nét về lịch sử phát triển của các nước châu Á.
a) Thời cổ đại và trung đại.
Một số nước có trình độ phát triển cao: Trung Quốc, Ấn Độ.
– Nhiều nước trở thành thuộc địa của các nước đế quốc.
– Chỉ Nhật Bản thực hiện cải cách giải phóng đất nước, kinh tế phát triển nhanh chóng.
2. Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 1 số nước tăng nhanh (Nhật Bản, Cô-oét, Hàn Quốc, Singapo).
Sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước và vùng lãnh thổ không đồng đều.
Số quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ cao.
Trả lời câu hỏi Địa lí 8 Bài 7Câu hỏi trang 22
– Dựa vào bảng 7.2, em hãy cho biết:
– Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất so với nước thấp nhất chênh nhau khoảng bao nhiêu lần?
– Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập cao khác với các nước thu nhập thấp ở chỗ nào?
Trả lời:
– Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất là Nhật Bản, thấp nhất là Lào, chênh nhau 105,3 lần.
– Các nước thu nhập cao có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP thấp, các nước thu nhập thấp có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP cao.
Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 7 Câu 1Em hãy cho biết, tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á.
Gợi ý đáp án:
– Nhật Bản sớm thực hiện công cuộc cải cách đổi mới nền kinh tế vào cuối thế kỉ XIX.
– Mở rộng quan hệ với các nước phương Tây.
– Xóa bỏ chế độ phong kiến, tạo đà cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Gợi ý đáp án:
Câu 2Dựa vào bảng 7.2, em hãy vẽ biểu đồ hình cột để so sánh mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô-oét, Hàn quốc và Lào.
Gợi ý đáp án:
Biểu đồ thể hiện mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô-oét, Hàn quốc và Lào năm 2001:
Câu 3Dựa vào hình 7.1, hãy thống kê tên các nước vào các nhóm có thu nhập như nhau và cho biết số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?
Advertisement
Gợi ý đáp án:
– Các nước có thu nhập cao: Nhật Bản, BĐ. Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao (Trung Quốc), I xra ren, Cô oét và các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
– Các nước có thu nhập trung bình trên: Thổ Nhĩ Kì, Li băng, Ả rập – xê út, Ô man, Malaysia, Hàn Quốc.
– Các nước có thu nhập trung bình dưới: LB Nga, Trung Quốc, Ca dắc xtan, Tuốc mê ni xtan, Xi ri, I rắc, Giooc nan đi, I ran, Thái lan, Xri lan ca, Phi lip pin.
– Các nước có thu nhập thấp: Mông Cổ, Gru đi a, Ác mê ni a, A déc bai gian, U dơ bê ki xtan, Cư rơ gư xtan, Tat gi nis xtan, Nê pan, In đô nê si a, Băng la đét, Ấn Độ, Mi an ma, Lào, Việt Nam, Cam pu chia, Triều Tiên và Y – ê- men.
– Số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Nam Á và Đông Á.
Soạn Sử 9 Bài 1: Liên Xô Và Các Nước Đông Âu Từ Năm 1945 Đến Giữa Những Năm 70 Của Thế Kỉ Xx Soạn Lịch Sử 9 Trang 8
Giải Lịch sử 9 trang 8 giúp các em hiểu được công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Soạn Lịch sử 9 bài 1 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập.
Tóm tắt kiến thức Lịch sử 9 Bài 1 I. Liên Xô1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950)
*Tình hình Liên Xô sau Chiến tranh
– Khó khăn:
Chịu hậu quả nặng nề do Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra.
Các nước đế quốc phát động “Chiến tranh lạnh” bao vây kinh tế, cô lập về chính trị… chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
– Thuận lợi: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Xô Viết, nhân dân Liên Xô đã lao động quên mình để xây dựng lại đất nước.
*Thành tựu:
Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư, vượt mức trước thời hạn 9 tháng.
Đến năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh.
Sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh.
Đời sống nhân dân được cải thiện.
Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử.
2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
– Hoàn cảnh lịch sử:
Luôn bị các nước tư bản phương Tây chống phá về kinh tế, chính trị, quân sự.
Phải chịu chi phí lớn cho quốc phòng, để bảo vệ an ninh và thành quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
– Phương hướng chính của các kế hoạch lần thứ năm (1951 – 1955), lần thứ sáu (1956 – 1960) và kế hoạch 7 năm (1959 – 1965) là:
Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng – nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.
Đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
Tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước.
– Những thành tựu cơ bản:
+ Kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Giữa thập niên 70 chiếm gần 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Khoa học-kĩ thuật: Chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học-kĩ thuật thế giới, đặc biệt ngành khoa học vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ cùa loài người.
Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.
II. Đông Âu(Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu)
– Hoàn cảnh lịch sử và quá trình ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu: Những năm 1944-1945, lợi dụng thời cơ Hồng quân Liên Xô tiến quân truy kích quân đội phát xít Đức qua lãnh thổ Đông Âu, nhân dân và các lực lượng vũ trang các nước Đông Âu đã nổi dậy phối hợp với Hồng quân tiêu diệt bọn phát xít, giành chính quyền, thành lập các nước dân chủ nhân dân (từ cuối năm 1944 đến năm 1946).
Theo thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh:
– Liên Xô chiếm đóng khu vực phía đông nước Đức.
– Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng khu vực phía tây nước Đức.
– Hai nhà nước ở Đông Đức (thành lập 10-1949) và Tây Đức (thành lập 9-1949) chịu ảnh hưởng của hai cường quốc Mĩ và Liên Xô.
– Trong thời kì 1945-1949, các nước Đông Âu hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân mà ngày nay thường gọi là cách mạng dân tộc dân chủ:
Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.
Tiến hành cải cách ruộng đất.
Quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của chủ tư bàn.
Ban hành các quyền tự do dân chủ.
III. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa– Những cơ sở để hình thành sự hợp tác về chính trị và kinh tế giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác- Lê-nin làm nền tảng tư tưởng.
Đều có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
– Với sự ra đời của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) năm 1949 và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955) đã hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
– Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) ra đời nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lần nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa và đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
– Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va: là liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần to lớn trong việc duy trì nền hòa bình, an ninh của châu Âu và thế giới.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 1 Câu hỏi trang 4Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô diễn ra như thế nào?
Trả lời:
– Để tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ngay từ đầu năm 1946, Đảng và nhà nước Xô Viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950).
– Các tầng lớp nhân dân Liên Xô đã sôi nổi thi đua, lao động quên mình để thực hiện kế hoạch.
* Kết quả:
– Về kinh tế:
Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng.
1950, sản xuất công nghiệp tăng 73%.
Hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng.
Advertisement
Một số ngành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
Đời sống nhân dân được cải thiện.
– Về khoa học-kĩ thuật: 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
Câu hỏi trang 5– Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
Trả lời:
Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%. Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.
Khoa học-kĩ thuật:
– Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
– Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.
Giải bài tập SGK Lịch sử 9 Bài 1 trang 8 Câu 1Hãy nêu những cơ sở hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Gợi ý đáp án:
Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành trên cơ sở:
– Cùng mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
– Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
– Cùng chung hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
Câu 2Hãy trình bày mục đích ra đời và những thành tích của Hội đồng tương trợ kinh tế trong những năm 1951-1973.
Gợi ý đáp án:
– Mục đích: giúp đỡ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước thành viên, hỗ trợ nhau trong nghiên cứu khoa học.
– Thành tựu:
+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 10% /năm.
+ Thu nhập quốc dân (1950 – 1973) tăng 5,7 lần.
+ Liên Xô cho các nước trong khối vay 13 tỉ rúp, viện trợ không hoàn lại 20 tỉ rúp.
Lịch Sử Lớp 5 Bài 8: Xô Viết Nghệ – Tĩnh Giải Bài Tập Lịch Sử 5 Trang 17
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 5 Bài 8 trang 18
Hình 2 phản ánh điều gì của phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh?
Trả lời:
Hình ảnh người dân được làm chủ ruộng đất, thoát khỏi ách nô lệ, trở thành người chủ thôn xóm. Hình ảnh bình yên và đầy vui mừng phấn khởi của người nông dân khi giành được quyền làm chủ.
Giải bài tập SGK Lịch sử 5 trang 19 Câu 1Em hãy kể lại cuộc biểu tình ngày 12 – 9 – 1930 ở Nghệ An.
Trả lời
Ngày 12 – 9 – 1930, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn (Nghệ An) với cờ đỏ búa liềm dẫn đầu kéo về thị xã Vinh. Đoàn người ngày càng đông thêm, vừa đi vừa hô khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc!”, “Đả đảo Nam triều!”. “Nhà máy về tay thợ thuyền!”, “Ruộng đất về tay dân cày!”…
Thực dân Pháp cho binh lính đến đàn áp nhưng không ngăn được bước tiến của đoàn biểu tình. Chúng cho máy bay ném bom vào đoàn người, làm hơn 200 người chết, hàng trăm người bị thương.
Tức nước vỡ bờ, làn sóng đấu tranh càng lên mạnh. Suốt tháng 9 và tháng 10 – 1930, nông dân tiếp tục nổi dậy đánh phá các huyện lị, đồn điền, nhà ga, công sở. Những kẻ đứng đầu chính quyền các thôn, xã sợ hãi bỏ trốn hoặc đầu hàng. Nhân dân cử ra người lãnh đạo. Lần đầu tiên, nhân dân có chính quyền của mình.
Câu 2Trong những năm 1930 – 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ – Tĩnh diễn ra điều gì mới?
Trả lời:
Suốt thời kì 1930 – 1931 có chính quyền nhân dân, ở các thôn xã không hề xảy ra trộm cắp. Những phong tục lạc hậu như mê tín dị đoan bị bãi bỏ, tệ nạn cờ bạc,.. cũng bị đả phá. Đặc biệt là chính quyền cách mạng đã tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân, xoá bỏ các thứ thuế vô lí.
Nhân dân ở các thôn, xã vui mừng, phấn khởi. Nghe tiếng trống báo tin, bà con nô nức ra đình làng nghe nói chuyện, nghe giải thích chính sách hoặc bàn bạc công việc chung. Ai cũng thấy minh được thoát khỏi ách nô lệ, trở thành người chủ thôn xóm.
Lý thuyết bài Xô viết Nghệ – Tĩnh
Ngày 12/9/1930, hàng vạn nông dân ở các huyện Hưng Yên, Nam Đàn (Nghệ An) với cờ đỏ, búa liềm dẫn đầu kéo về thị xã Vinh.
Advertisement
Đoàn người biểu tình hô khẩu hiệu: “Đả đảo đế quốc”, “đả đảo Nam triều”, “nhà máy về tay thợ thuyền”, “ruộng đất về tay dân cày”.
Để ngăn chặn đoàn biểu tình, thực dân Pháp đã cho binh lính đàn áp, ném bom làm hơn 200 người chết, hàng trăm người bị thương.
Nhân dân ta càng đấu tranh mạnh mẽ, tiếp tục nổi dậy đánh phá.
Sau khi có chính quyền, ở nhiều vùng thôn Nghệ – Tĩnh không hề xảy ra trộm cắp, bãi bỏ những tập tục mê tín, cờ bạc và tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
Giữa năm 1931, phong trào bị dập tắt.
Địa Lí 8 Bài 2: Đặc Điểm Địa Hình Soạn Địa 8 Trang 100 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Soạn Địa lý 8 Bài 2 Chân trời sáng tạo còn giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về các khu vực địa hình. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình nhanh chóng hơn.
Câu hỏi trang 100 Địa Lí 8: Dựa vào các hình 2.1, 2.2, 2.3 và thông tin trong bài, em hãy trình bày một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.
Trả lời:
(*) Lựa chọn: Trình bày đặc điểm: địa hình phần lớn là đồi núi
(*) Trình bày:
– Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ. Trong đó:
+ Đồi núi thấp có độ cao dưới 1000 m chiếm 85% diện tích;
+ Các miền núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
+ Ở nhiều vùng, núi lấn ra sát biển hoặc bị nước biển nhấn chìm tạo thành các đảo ven bờ.
– Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, bao gồm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Trong đó:
+ Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất.
+ Dải đồng bằng ven biển miền Trung tương đối nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi các nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển.
Câu hỏi trang 103 Địa Lí 8: Dựa vào hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm của khu vực địa hình đồi núi.
Câu hỏi trang 103 Địa Lí 8: Dựa vào hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy: Trình bày đặc điểm của các khu vực địa hình đồng bằng
Câu hỏi trang 104 Địa Lí 8: Dựa vào hình 2.2, hình 2.5 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta.
Khu vực
Phạm vi
Đặc điểm hình thái
Tây Bắc
Đông Bắc
Trường Sơn Bắc
Trường Sơn Nam
Trả lời:
Khu vực
Phạm vi
Đặc điểm hình thái
Tây Bắc
Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
– Địa hình cao nhất nước ta, với các dãy núi lớn có hướng tây bắc – đông nam.
– Có các dãy núi thấp, sơn nguyên, cao nguyên đá vôi và các cánh đồng thung lũng,…
Đông Bắc
Tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc.
– Chủ yếu là đồi núi thấp.
– Có 4 dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo.
– Có địa hình cac-xtơ.
Trường Sơn Bắc
Phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
– Là vùng núi thấp.
– Hướng tây bắc – đông nam.
– Gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.
Trường Sơn Nam
Phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
– Gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng.
So sánh đặc điểm địa hình của vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Advertisement
Trả lời:
Đặc điểm so sánh
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Vị trí
– Hạ lưu sông Hồng
– Hạ lưu sông Cửu Long
Diện tích
– Khoảng 15000 km2
– Khoảng 40000 km2
Mạng lưới sông ngòi
– Sông ngòi dày đặc.
– Mạng lưới kênh rạch do con người tạo ra.
Hệ thống đê điều
– Có đê ngăn lũ
– Không có đê ngăn lũ
Phù sa
– Không được phù sa bồi đắp tự nhiên
– Được bồi đắp tự nhiên.
Hãy thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Viết một báo cáo ngắn để mô tả những đặc điểm chủ yếu của địa hình nơi em sinh sống.
Nhiệm vụ 2: Thu thập thông tin và hình ảnh về tác động của con người đã làm thay đổi địa hình ở địa phương em.
Thế Kỷ 11 Và Những Diễn Biến Lịch Sử Đặc Trưng
Khám phá sự quan trọng của thế kỷ 11 đi với giới từ “trong”, “qua” và “với”. Điểm qua các sự kiện lịch sử và tác động đến thế giới ngày nay.
Trong lịch sử thế giới, thế kỷ 11 được coi là một giai đoạn quan trọng, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nhân loạThế kỷ này chứng kiến nhiều diễn biến lịch sử đáng chú ý và ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới ngày nay. Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua các sự kiện, tri thức và cuộc xâm lược quan trọng nhất trong thế kỷ 11 và tìm hiểu về tác động của chúng.
Trong thế kỷ 11, nhiều sự kiện và diễn biến quan trọng đã diễn ra trên khắp thế giớMột trong những sự kiện đáng chú ý là Cuộc vây hãm Jerusalem, khi các quân đội Kitô giáo và Hồi giáo đã đụng độ nhau trong một cuộc chiến tranh tôn giáo khốc liệt. Cũng trong thời gian này, Đế chế La Mã Thần thánh bắt đầu suy yếu và đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ Trung cổ.
Thế kỷ 11 là một giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển văn hóa và tri thức. Trong thời gian này, nền văn hóa Châu Âu đã trải qua một cuộc cách mạng với sự phát triển của kiến thức, nghệ thuật và văn hóa. Trong lĩnh vực tri thức, các trường học và đại học đã xuất hiện, mở ra cánh cửa cho sự phát triển của tri thức con ngườTriết học và khoa học cũng có những bước tiến đáng kể trong thế kỷ này.
Thế kỷ 11 cũng là thời kỳ của các cuộc xâm lược và chiến tranh. Những cuộc xâm lược từ các nền văn minh như Viking và người Hồi giáo đã tạo ra những biến động mạnh mẽ trên khắp châu Âu và khu vực Địa Trung HảCuộc Thập tự chinh và cuộc Vượt biển của các quốc gia châu Âu đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử thế giới và tác động sâu sắc đến cuộc sống ngày nay.
Thế kỷ 11 đã tạo ra những diễn biến quan trọng trong lịch sử thế giới, ảnh hưởng đến văn hóa, tri thức và cuộc sống ngày nay. Các sự kiện trong thế kỷ này đã làm thay đổi định hình thế giới hiện đại và góp phần xây dựng nền văn minh ngày nay.
Trong thế kỷ 11, có nhiều sự kiện đáng chú ý như Cuộc vây hãm Jerusalem, sự suy yếu của Đế chế La Mã Thần thánh, sự phát triển của nền văn minh Châu Âu và các cuộc xâm lược từ Viking và người Hồi giáo.
Thế kỷ 11 là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của tri thức và văn hóa. Trường học và đại học đã xuất hiện, triết học và khoa học có những bước tiến đáng kể, và văn minh Châu Âu đã trải qua một cuộc cách mạng về kiến thức, nghệ thuật và văn hóa.
Thế kỷ 11 đã chứng kiến những sự kiện và diễn biến lịch sử quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới ngày nay. Từ cuộc vây hãm Jerusalem cho đến sự phát triển của tri thức và văn hóa, cũng như các cuộc xâm lược và chiến tranh, thế kỷ này đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử nhân loạĐiều này cho thấy tầm quan trọng của thế kỷ 11 và tác động của nó đến cuộc sống ngày nay.
Nào Tốt Nhất là một trang web review đánh giá sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về công nghệ giáo dục trong thế kỷ 11 và những ứng dụng của nó, hãy truy cập vào đây.
Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này
Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi
Liên Hệ Ngay!
Cập nhật thông tin chi tiết về Lịch Sử 8 Bài 29: Chính Sách Khai Thác Thuộc Địa Của Thực Dân Pháp Và Những Chuyển Biến Về Kinh Tế Xã Hội Ở Việt Nam Soạn Lịch Sử 8 Trang 143 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!