Xu Hướng 10/2023 # Một Ngày Yên Bình Tại Chùa Tam Chúc Hà Nam # Top 17 Xem Nhiều | Xikz.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Một Ngày Yên Bình Tại Chùa Tam Chúc Hà Nam # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Một Ngày Yên Bình Tại Chùa Tam Chúc Hà Nam được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chùa Tam Chúc ở đâu?

Chùa Tam Chúc nằm tại thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam là cầu nối giữa 2 ngôi chùa nổi tiếng là chùa Bái Đính và chùa Hương. Chùa có vị trí vô cùng đặc biệt, phía trước là hồ Lục Nhạc, sau là núi Thất Tinh với khung cảnh say mê lòng người. Hồ còn sở hữu 6 hòn đảo nhỏ mà theo tương truyền, chính là 6 chiếc chuông mà thượng đế đã ban tặng cho vùng đất yên bình này.

Đến chùa Tam Chúc Hà Nam như nào?

Chùa Tam Chúc Hà Nam cách thành phố Phủ Lý chừng 10km và quãng đường di chuyển cũng vô cùng dễ dàng. Có 2 cách phổ biến nhất được nhiều người lựa chọn khi tham quan du lịch chùa Tam Chúc.

Đi bằng xe khách, taxi hoặc phương tiện cá nhân

Lựa chọn di chuyển bằng xe khách hoặc ô tô sẽ giúp bạn ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nam. Sau khi chạy thẳng theo hướng quốc lộ 1A đến thành phố Phủ Lý thì bạn có thể rẽ hướng tiếp vào quốc lộ 2B. Sau đó, bạn tiếp tục di chuyển thêm 12km nữa để đến thị trấn Ba Sao. Theo như kinh nghiệm của nhiều người, tại thị trấn Ba Sao bạn có thể bắt xe ôm với giá chỉ 20 ngàn đồng để vào đến tận cổng chùa.

Xe limousine

Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền cho chuyến tham quan chùa Tam Chúc, thì xe limousine 9 chỗ cũng là sự lựa chọn vô cùng lý tưởng. Xe sẽ đón ở Hà Nội rất nhiều khung giờ và địa điểm để du khách có thể lựa chọn. Tùy từng thời điểm xe sẽ vào thẳng cổng chùa hay đến thành phố Phủ Lý Hà Namsẽ có xe trung chuyển. Giá vé chỉ 110.000 VNĐ/chiều cho toàn bộ hành trình.

Hà Nội đi chùa Tam Chúc:

44 Lý Thường Kiệt: 7h30; 8h30; 10h30

Rạp xiếc Trung Ương: 7h40; 8h40; 9h40

38 Phố Vọng: 7h50; 8h50; 9h50

Big C Thăng Long (57 Nguyễn Quốc Trị): 8h00; 9h00; 10h00

VP Đồng Tầu Thịnh Liệt: 8h00; 9h00; 11h00

Đi theo tour chùa Tam Chúc Chùa Tam Chúc có những thắng cảnh nào? Điện Tam Thế 

Công trình đầu tiên mà bạn phải trầm trồ thán phục khi đặt chân vào chùa Tam Chúc Hà Nam là điện Tam Thế – một trong 3 chính điện của chùa Tam Chúc Hà Nam (cùng với điện Pháp Chủ và điện Quan Âm). Điểm chung của cả 3 điện này là những bức phù điêu được điêu khắc thủ công từ đá lấy từ miệng núi lửa Indonesia. Mỗi bức phù điêu lại là một câu chuyện kể về cuộc đời của Đức Phật. Điện Tam Thế có diện tích khá lớn, rộng tới 5100m2 với sức chứa lên tới 5000 người cùng lúc. Bên trong điện có 3 bức tượng Phật nổi tiếng được đúc đồng đầy tỉ mỉ. Trọng lượng của mỗi bức tượng lên tới 80 tấn. Sau mỗi bức tượng là một chiếc lá bồ đề được dát vàng đầy tinh xảo.

Điện Giáo Chủ 

Bảo điện được thiết kế hai tầng mái cong, cao 31 mét, mặt sàn rộng 3.000 mét vuông.

Điện Pháp Chủ chùa Tam Chúc có thiết kế mái cong hai tầng, cao 31m với mặt sàn rộng tới 3.000m2. Bên trong chùa Tam Chúc Hà Nam còn có một bức tượng Phật khổng lồ bằng đá, nặng tới 200 tấn và cũng là bức tượng lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Điện Quan Âm 

Điện Quan Âm chùa Tam Chúc thờ Đức Phật nghìn mắt nghìn tay – cũng chính là bức tượng phù điêu mà bạn bắt gặp khi vừa đi qua cổng Tam Quan. Bức tượng Đức Phật được tạc bằng đá núi lửa Indonesia có đường nét tỉ mỉ và tinh xảo hơn hẳn những bức tượng mà bạn từng thấy.

Chùa Ngọc 

Chùa Ngọc, hay còn nổi tiếng với xứng danh Đàn Tế Trời chùa Tam Chúc, là một trong những thắng cảnh nổi bật nhất trong quần thể ngôi chùa này. Chùa Ngọc Tam Chúc tọa lạc trên đỉnh núi Thất Tinh. Để chiêm ngưỡng được vẻ đẹp độc đáo của ngôi chùa này, du khách du lịch chùa Tam Chúc cần phải trải qua thử thách 200 bậc thang đá tựa như đường lên chốn tiên cảnh. Chùa Ngọc sở hữu 3 pho tượng Phật làm từ đá Granite được nhập khẩu hoàn toàn từ Ấn Độ. Bên cạnh đó, trong chùa cũng có 1 pho tượng Phật được làm từ ngọc vô cùng quý hiếm.

Đình Tam Chúc  Vườn Cột Kinh 

Vườn Cột Kinh (hay còn gọi là 32 cột Kinh) tiếp tục là một điểm đến không thể bỏ lỡ đối với du khách du lịch chùa Tam Chúc. Tại đây, người ta cho xây dựng 99 chiếc cột đá, mỗi chiếc cao 13,5m và có trọng lượng lên tới 200 tấn. Tại mỗi cột lại được khắc lên những bài kinh để du khách tour du lịch chùa Tam Chúc có thể tụng kinh cầu nguyện. Công trình này được xây dựng dựa trên ý tưởng Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình với quy mô hoành tráng, không hề kém cạnh.

Đăng bởi: Trần Lệ

Từ khoá: Một ngày yên bình tại chùa Tam Chúc Hà Nam

Trấn Quốc – Ngôi Chùa Đẹp Bậc Nhất Thế Giới Bình Yên Giữa Lòng Hà Nội Cổ

Nếu phong cảnh hữu tình tự nhiên khiến trái tim bay bổng lâng lâng những xúc cảm ngọt ngào thì các công trình kiến trúc được tạo nên từ bàn tay tài nghệ của cha ông lại làm lòng dâng lên nhiều hoài niệm và cả niềm tự hào. Và ở giữa lòng Hà Nội cổ, có một ngôi chùa đẹp bậc nhất thế giới vẫn cứ bình yên, vẫn cứ vẹn nguyên dáng hình thuở xưa, để ai lạc bước đều khắc khoải những xuyến xao. Đó chính là ngôi chùa Trấn Quốc, điểm dừng chân gợi nhắc nhiều giá trị về tâm linh, lịch sử lẫn kiến trúc. Đây cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Thủ đô Hà Nội.

Một thoáng bình yên ở ngôi chùa cổ Trấn Quốc – Ảnh: @xbtcmdx

Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội khi có lịch sử lên đến 1500 năm. Ngôi chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ năm về phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, kết hợp hài hòa giữa nét uy nghiêm cổ kính và cả sự nên thơ, nhã nhặn của vườn cây xanh tươi cùng hồ nước mênh mang đầy thơ tình. Chính vì thế, không quá khó hiểu khi Trấn Quốc lại được trang Thrillist uy tín bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới, điểm dừng chân không chỉ dành riêng các tín đồ Phật giáo mà cả khách du lịch thập phương.

Hồ nước mênh mang thơ tình ôm lấy ngôi chùa cổ – Ảnh: Vu Phuong

Vẽ lên bức tranh bình yên và ngọt ngào – Ảnh: @traveltoblank

Ngôi chùa cổ nép mình yên tĩnh trên đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội, theo hệ phái Bắc tông. Tổng thể ngôi chùa là một quần thể gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là tiền đường, nhà thiêu công và thượng điện, nối thành chữ Công. Trên cửa chùa vẫn còn hiện lên bút tích ba chữ Phương Tiện môn và cả hai câu đối được viết bằng chữ Nôm đẹp mắt ‘Vang tai xe ngựa qua đường tục/ Mở mặt non sông đứng cửa thiền’.

Lối dẫn vào bên trong chùa – Ảnh: Sean Munson

Câu đối ở hai bên vẫn còn rõ bút tích – Ảnh: @cindy_zc

Trấn Quốc không phải là tên gọi đầu tiên của ngôi chùa lâu đời này mà ban đầu chùa có tên là Khai Quốc. Qua rất nhiều lần đổi tên, từ đời vua Lê Hy Tông, người dân vẫn quen gọi chùa là Trấn Quốc và được lưu giữ đến tận ngày nay. Ngôi chùa đã từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý – Trần, vua và các quan thường chọn Trấn Quốc làm nơi vãn cảnh và ngự giá đến cúng lễ vào những dịp đặc biệt trong năm như lễ, Tết. Đến bây giờ, nơi đây vẫn là điểm đến của không ít người bởi không gian trầm mặc an nhiên làm người ta như buông bỏ hết mọi sân si khi đi qua cánh cửa đưa chân đến thiền môn.

Không chỉ thu hút các tín đồ Phật tử – Ảnh: @aaronboy27

Mà còn hấp dẫn cả khách du lịch thập phương – Ảnh: @nonyhayaty

Trang Thrillist đánh giá chùa Trấn Quốc có kiến trúc như một bông sen đang nở rộ, làm người ta liên tưởng đến đài sen của Phật tổ. Trước mặt tiền chính là khoảng sân lớn được lát gạch đỏ, có lư hương lớn ở giữa để du khách và Phật tử đến dâng hương. Ngoài kiến trúc ban đầu thì năm 2003, chùa đã tổ chức khánh thành thêm Bảo tháp Lục độ đài sen cao 15m, có 11 tầng, mỗi tầng có 6 bức tượng đức Phật A Di Đà trắng bằng đá quý trang nhã, phía trên đỉnh còn có một tháp sen cũng được tạc bằng đá.

Mặt tiền chính thanh tịnh trầm mặc – Ảnh: @debitameliala

Bảo tháp 11 tầng cao ngút – Ảnh: @rishirdua

Bên trong chùa còn lưu giữ rất nhiều pho tượng Phật lẫn Bồ tát có giá trị nghệ thuật lớn, trong đó điểm nhấn lớn nhất phải kể đến bức tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn bằng gỗ và được sơn son thiếp vàng. Ngoài ra, các hiện vật khác có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tôn giáo từ thời trước vẫn còn được gìn giữ như 14 tấm bia bằng Hán Nôm.

Những bức tượng thiếp vàng nổi bật bên trong chùa – Ảnh: @nickblaszczyszyn

Cây bồ đề tỏa bóng mát rượi – Ảnh: @nowwariz

Vẻ đẹp ở chùa Trấn Quốc còn mãi theo thời gian – Ảnh: @jianlinooi

Không cần quá hoa lệ kiêu sa, không cần màu mè tô điểm, chùa Trấn Quốc có một nét hấp dẫn rất riêng, làm khỏa lấp những phiền muộn lo lắng nhỏ nhặt thường nhật, đưa tâm hồn mỗi người lạc chốn thiền môn, một thoáng bình yên dịu vợi. Nếu là một người thích tìm hiểu văn hóa tôn giáo, khám phá nét đẹp tinh hoa kiến trúc xưa và hứng thú câu chuyện của cha ông, chùa Trấn Quốc sẽ là điểm đến mang lại nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Để đôi chân vừa đặt chân lên bậc cửa, lòng bỗng thấy thanh tịnh nhẹ nhàng đến lạ, để gió cuốn đi tất cả, chỉ còn ta và khoảng không gian trầm mặc bình an.

Đăng bởi: Hân Huỳnh

Từ khoá: Trấn Quốc – ngôi chùa đẹp bậc nhất thế giới bình yên giữa lòng Hà Nội cổ

Những Ngày Yên Bình Và Ấm Áp

Với đá nham thạch, với nước biển xanh trong, với những đồng hành đồng tỏi lớn lên trên cát sỏi, Lý Sơn được nhiều người biết đến như một thiên đường giữa đại dương bao la. Ai đến Lý Sơn rồi cũng đều mê mẩn, đều giữ cho mình những hoài niệm chẳng thể nào quên. Giống như nhiều con người đã ghé lại nơi đây, hành trình Lý Sơn để lại cho tôi quá nhiều cảm xúc, những cảm xúc yêu thương rất mực chân tình.

Lý Sơn, xinh đẹp và chân tình. -Ảnh: Iki Oleo

Tôi tới Lý Sơn một mình. Sau những dập dềnh sóng biển trên tàu cao tốc, tôi tới hòn đảo xinh đẹp và có những ngày sống bình yên trên mảnh đất chân tình ấy. Với tôi, Lý Sơn là một kỉ niệm đẹp chẳng thể nào quên, cả về cảnh sắc thiên nhiên lẫn con người.

Lý Sơn xinh đẹp và mộc mạc. -Ảnh: Iki Oleo

Theo lời chỉ dẫn của một người quen, tôi gọi điện cho một homestay ở Lý Sơn để đặt phòng. Lúc ngủ quên trên tàu cao tốc và tỉnh dậy, màn hình điện thoại có bốn, năm cuộc gọi nhỡ. Tất cả đều của chú Lợi chủ nhà, chú gọi điện hỏi tôi tới nơi chưa, chú đang chờ ở bến.

Ở Lý Sơn tôi có người chờ đón. -Ảnh: Iki Oleo

Chú đợi tôi chừng ba mươi phút thì tôi tàu cao tốc mới tới cảng. Chú nói chuyện với tôi và bảo là tôi gọi điện gấp quá, nhà chú hết phòng, chú gửi tôi qua nhà chị gái, có gì tôi gọi cho chú. Nghe nói vậy tôi hoang mang lắm. Nhưng ở rồi mới thấy, chẳng có gì mà phải dè chừng khi ở Lý Sơn cả, người dân ở đây tốt ngoài sức tưởng tượng của tôi. Tôi về phòng nghỉ rồi mà vẫn nhận được điện thoại xin lỗi vì nhà chú không còn phòng cho tôi.

Trời đã chiều, tôi đến Lý Sơn như về nhà mình vậy. -Ảnh: Iki Oleo

Tôi nghỉ ở nhà cô Sơn, ngay kế nhà chú Lợi. Cô chở tôi từ cảng về nhà. Cô thấy tôi say sóng, liền đưa tôi vào phòng nghỉ rồi tất tả nấu cơm tôi ăn. Trước khi đi cô còn dặn, đi tắm chỗ nào, giặt đồ chỗ nào. Cô bảo cứ xem đây như ở nhà, thiếu đồ gì thì lấy đồ của cô dùng tạm.

Buổi chiều đầu tiên của tôi ở Lý Sơn, mệt nhưng ấm áp.

Ở đây, mọi thứ bé nhỏ, bình yên và ấm áp. -Ảnh: Iki Oleo

Mọi thứ quá đỗi hiền hòa. -Ảnh: Iki Oleo

Sáng hôm sau, tôi đi ăn sáng rồi đi café. Cô Sơn đặt tàu cho tôi đi đảo bé. Nhưng ngồi café lâu quá, tôi trễ giờ tàu. Tôi trở về mướn xe máy đi chơi. Đi một mình, lang thang cả ngày. Đường ở Lý Sơn tới các điểm tham quan hơi khó đi những được cái người dân nhiệt tình lắm, chưa hỏi họ đã chỉ xong rồi.

Đường đi trúc trắc nhưng người dân rất nhiệt tình. -Ảnh: Iki Oleo

Người dân cần cù và chăm chỉ. -Ảnh: Iki Oleo

Tôi đi chơi hăng hái đến độ làm rơi chìa khóa xe máy lúc nào cũng không biết. Mà kì lạ là không có chìa xe vẫn chạy tốt. Khi dừng xe thấy mất chìa khóa tôi hoảng lắm. Lớ ngớ thế nào lấy chìa khóa nhà cắm thử lại tắt được máy. Tôi gọi điện về khóc khóc mếu mếu với cô Sơn. Cô không hỏi chìa khóa mà ngay lập tức hỏi tôi mất chìa khóa vậy thì có đi về được không. Khi tôi bảo dùng chìa khác vẫn đi được thì cô an ủi: không sao đâu con, con chứ đi đi, chìa khóa để cô chú lo.

Vậy là tôi lại đi chơi tiếp, trưa về ăn cơm với cô chú.

Chơi ở đây cả ngày không biết chán. -Ảnh: Iki Oleo

Chơi ở Lý Sơn thích lắm. Mọi thứ đẹp vô cùng, trong trẻo vô cùng. Đơn giản chỉ là ngồi trên mỏm đá trước biển mà muốn ngồi mãi không thôi. Cảm giác như bao nhiêu tinh tú đều chắt lọc ở Lý Sơn vậy. Mộc miên, du êm, dịu dàng khiến người ta mê mẩn.

Lý Sơn là món quà tặng vô giá của đất trời. -Ảnh: Iki Oleo

Nước trong đến kì diệu. -Ảnh: Iki Oleo

Cả những cành khô cũng đẹp lạ thường . -Ảnh: Iki Oleo

Buổi chiều tôi đi chùa Đục ngắm biển, chụp chơi ở cổng Tò Vò. Ở đó vài người đang xếp lưới. Có một bé gái nhỏ thấy tôi chụp ảnh cứ nhìn theo mãi không thôi. Nhưng bảo chụp em thì em không chịu, núp núp sau lưng mẹ, yêu lắm.

Khâu lưới ở gần chùa Đục. -Ảnh: Iki Oleo

Cổng Tò Vò. -Ảnh: Iki Oleo

Tối hôm ấy về mệt, tôi ngủ một mạch đến sáng. Lần này tôi không trễ tàu nữa, tôi tới đảo bé từ sớm, định bụng 11h trưa sẽ quay trở lại Lý Sơn để chiều quay ra Quảng Ngãi, đi Buôn Mê. Nhưng đến 9h cô Sơn đã gọi tôi bảo để mai hẵng đi, cô nhờ được người dẫn con lên Buôn Mê chơi rồi, con đi với họ cho an tâm. Tôi nghe lời cô, ở lại đảo bé chơi đến chiều.

Lang thang ngoài đảo bé. -Ảnh: Iki Oleo

Quậy tung tăng trên mỏn đá giữa biển khơi. -Ảnh: Iki Oleo

Tôi không mang theo đồ bơi, nên chỉ thuê thuyền thúng ra biển, nhìn mọi người lặn ngắm san hô. Chú lái thuyền thấy tôi đi một mình liền bảo mọi người chờ, chở tôi ra xa xa một chút nữa, để tôi kiếm chỗ chụp ảnh cho đẹp. Nói chuyện một hồi, chú mời tôi về nhà ăn cơm.

Chú lái thuyền dễ thương, tấm biển cũng dễ thương. -Ảnh: Iki Oleo

Thuyền thúng. -Ảnh: Iki Oleo

Ghé mắt ngắm đại dương xanh. -Ảnh: Iki Oleo

Tôi về nhà chú, một ngôi nhà bé nhỏ, chỉ có đứa con gái ở nhà, nấu cơm. Em ấy hiền lắm, ngoan ngoan, lành lành. Tôi ăn cơm cùng chú và em ấy. Cơm giản dị mà ngon vô cùng. Ăn cơm xong rồi, em đi học, chú đi ra bãi đá chèo thuyền. Chú mang chiếu ra cho tôi ngồi chơi, bảo đợi chút nữa có thằng con nít về, nó dẫn tôi đi loanh quanh.

Loanh quanh trên đảo. -Ảnh: Iki Oleo

Giản dị những đồng trên đá. -Ảnh: Iki Oleo

Gió mát quá, tôi thiu ngủ thì thấy tiếng trẻ con. Tỉnh dậy thấy hai đứa nhỏ đang cãi lộn. Bọn nó chơi bài tiến lên. Tôi kêu tụi nó dạy để chơi cùng mà hai đứa dạy thì ít, cầm luôn bài của tôi chơi thì nhiều.

Hai đứa nhỏ nghịch ngợm. -Ảnh: Iki Oleo

An và Khởi. -Ảnh: Iki Oleo

Chiều, tôi về lại đảo lớn, cô Sơn để dành cho tôi con cá mú. Cá ngon vô cùng. Sớm hôm sau, cô Sơn rủ tôi đi chợ. Đi hết hai cái chợ liền, cô bảo đi cho biết chợ ở đây. Tôi đi theo cô hào hứng lắm.

Cá ở chợ Lý Sơn. -Ảnh: Iki Oleo

Dưa muối. -Ảnh: Iki Oleo

Ốc biển. -Ảnh: Iki Oleo

Lưới đánh cá. -Ảnh: Iki Oleo

Ở Lý Sơn vui quá, ấm áp quá. Lúc tôi chuẩn bị ra thuyền, cô chú cứ bảo tôi hay đừng đi tiếp nữa, ở lại Lý Sơn chơi hết tuần hẵng về. Cô chú không lấy tiền của con đâu. Con ở lại cô nấu cơm con ăn. Tôi quay lại đất liền mà sao lòng vẫn như ngoài đảo ấy.

Lý Sơn là nhà. -Ảnh: Iki Oleo

Lý Sơn trong chuyến đi của tôi có lẽ không giống Lý Sơn của nhiều người. Lý Sơn ấy là có cả một phần cuộc sống rất thật. Tôi đi rồi, vẫn nhận được những cuộc điện thoại hỏi thăm, vẫn có một lời hẹn trở lại nơi đây vào năm tới hay vào lúc nào đó trở thành cô dâu, đến Lý Sơn chụp ảnh cưới.

Tôi vẫn nhớ mình có một lời hẹn với mảnh đất này. -Ảnh: Iki Oleo

Vẻ đẹp hút hồn của Lý Sơn

Lý Sơn là nhà, tôi luôn nhớ về nơi ấy. Những khoảnh khắc sống giữa vùng đất lạ mà ngỡ như thân quen từ thuở trước vấn vít tâm hồn. Lý Sơn đẹp và tình. Đến Lý Sơn hay trở về Lý Sơn cũng khiến lòng trở nên ấm áp lạ.

Đăng bởi: Phương Hiền

Từ khoá: Lý Sơn – những ngày yên bình và ấm áp

Du Xuân Cầu Bình An Tại Những Ngôi Chùa Nổi Tiếng Bậc Nhất Hà Nội

Khám phá những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội 1 – Chùa Trấn Quốc

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội

Nói đến những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến chùa Trấn Quốc. Chùa sở hữu vị trí vô cùng đắc địa khi tọa lạc ngay bên cạnh hồ Tây thơ mộng, được xây dựng từ cách đây hơn 1500 năm và trở thành một trong những ngôi chùa cổ kính, lâu đời nhất thủ đô.

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Hà Nội. Ảnh: Ivivu

Chùa Trấn Quốc được xây dựng năm 541 và ban đầu có tên gọi là chùa Khai Quốc. Vào khoảng thế kỷ 17, chúa Trịnh tiếp hành công cuộc đắp đê Cố Ngự và chính thức đổi tên thành chùa Trấn Quốc với mong muốn nơi này sẽ giúp cuộc sống của người dân luôn được bình yên, không gặp thiên tai, bão lũ.

Chùa đã có lịch sử khoảng 1500 năm. Ảnh: baomoi

Chùa Trấn Quốc có diện tích khoảng 3000 mét vuông, bao gồm nhiều khu vực khác nhau như vườn tháp, thượng điện, nhà tổ. Tất cả đều được xây dựng theo phong cách kiến trúc khắt khe của Phật Giáo hệ Bắc tông. Mặc dù nằm ngay gần khu vực trung tâm thành phố sầm uất, nhộn nhịp nhưng khi đặt chân đến ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội này, bạn sẽ có cảm giác như được lạc tới một thế giới tâm linh cực kỳ bình yên, thư thái. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, với biết bao thăng trầm cùng đất nước nhưng cho đến tận ngày nay, chùa Trấn Quốc vẫn sừng sững, uy nghi và trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân thủ đô cũng như nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước.

Check in chùa Trấn Quốc. Ảnh: halo

2 – Chùa Một Cột

Không chỉ là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội, chùa Một Cột còn được xem như biểu tượng của thủ đô nghìn năm văn hiến suốt hàng trăm năm qua. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông, sau một lần ông nằm chiêm bao thấy Phật Bà Quan Âm đang tọa trên đài sen năm giữa mặt hồ.

Chùa Một Cột được xem như biểu tượng của thủ đô. Ảnh: luhanhvietnam

Khác với nhiều ngôi chùa khác, chùa Một Cột chỉ là một công trình nhỏ bằng gỗ, được nâng đỡ bởi cột đá lớn nhưng kiến trúc của chùa lại cực kỳ độc đáo, khiến bất cứ ai khi đặt chân đến cũng phải trầm trồ. Nhìn tổng thể, cả ngôi chùa giống như một đóa sen khổng lồ vậy. Mọi chi tiết dù là nhỏ nhất đều được thực hiện cực kỳ tinh xảo, khéo léo.

Chùa sở hữu lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Ảnh: halo

Đến tham quan chùa Một Cột, bạn còn có cơ hội ngắm nhìn Cổng Tam Quan hay check in bên gốc cây Bồ Đề có tuổi đời hơn 60 năm. Mọi mệt mỏi căng thẳng của cuộc sống dường như đều tan biến.

Chùa Một Cột thu hút rất đông du khách tham quan mỗi ngày. Ảnh: dulichlive

3 – Chùa Hương Hà Nội

Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Mặc dù nằm cách khá xa trung tâm thủ đô nhưng chùa Hương vẫn luôn nằm trong top những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội, thu hút lượng du khách khổng lồ mỗi năm đến từ khắp mọi miền Tổ quốc. Thật ra nơi đây có tên gọi là chùa Hương Sơn, được khởi công xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 17. Tuy nhiên, năm 1947 chùa đã bị phá hủy hoàn toàn do chiến tranh. Đến năm 1988, chùa Hương được cố hòa thượng Thích Thanh Chân xây dựng lại và nhanh chóng trở thành điểm đến tâm linh nổi tiếng ở khu vực miền Bắc.

Chùa Hương có tên gọi là chùa Hương Sơn. Ảnh: baomoi

Chùa Hương có diện tích vô cùng rộng lớn. Không chỉ nổi tiếng bởi sự cổ kính linh thiêng, ngôi chùa này còn mê hoặc du khách bởi khung cảnh thiên nhiên nên thơ, trữ tình. Một trong những trải nghiệm được rất nhiều du khách yêu thích khi khám phá chùa Hương đó là đi thuyền vãn cảnh trên dòng suối Yến thơ mộng.

Đi thuyền trên sông vãn cảnh chùa Hương là một trải nghiệm cực kỳ thú vị. Ảnh: baomoi

Lễ hội chùa Hương thường diễn ra trong khoảng 3 tháng, từ đầu tháng giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch hằng năm. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu du khách đổ về Chùa Hương để tham quan vãn cảnh và cầu nguyện một năm mới bình yên, may mắn.

Mỗi năm chùa Hương đón hàng triệu du khách. Ảnh: chúng mình

4 – Chùa Hà

Địa chỉ: Phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội không thể không nói đến đó chính là Chùa Hà. Chùa tọa lạc ngay tại quận Cầu Giấy, trung tâm thủ đô và được xem là ngôi chùa cầu tình duyên nổi tiếng bậc nhất cả nước.

Chùa Hà tọa lạc ngay trung tâm thủ đô Hà Nội. Ảnh: didauchoigi

Đây là ngôi chùa cầu tình duyên nổi tiếng. Ảnh: luhanhvietnam

Chùa Hà được xây dựng cách đây không lâu nên còn khá mới. Tuy nhiên, mọi chi tiết kiến trúc, trạm trổ đều toát lên vẻ linh thiêng, cổ kính. Bước qua cổng Tam Quan, bạn sẽ lạc bước vào giữa một khuôn viên rộng lớn, với hồ nước nên thơ cùng hàng cây xanh rủ bóng mát, đem đến cho du khách cảm giác thật bình yên, nhẹ nhõm.

Check in chùa Hà. Ảnh: Foody

5 – Chùa Quán Sứ

Địa chỉ: Số 73 phố Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chùa Quán Sứ sở hữu vị trí đắc địa ngay giữa trung tâm thủ đô Hà Nội và cũng chính là một trong những trụ sở chính của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Chùa được xây dựng từ thế kỷ 15 và ban đầu có vị trí năm ở thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiên Nghiêm. Đến thời vua Gia Long, chùa được tôn tạo lại và trở nên quy mô, rộng lớn cho đến tận ngày nay. Năm 1934, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập và đã chọn chùa Quán Sứ là trụ sở trung ương.

Chùa Quán Sứ được chọn là trụ sở chính của trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Ảnh: Review

Chùa có lịch sử lâu đời. Ảnh: baolaodong

Mặc dù năm ngay khu vực trung tâm nhưng chùa Quán Sứ vẫn sở hữu khuôn viên cực kỳ rộng lớn, với rất nhiều công trình khác nhau như: cổng tam quan, chính điện, thư viện, giảng đường, nhà tăng ni,… Hằng năm, đặc biệt vào những dịp đầu xuân, chùa Quán Sứ lại thu hút hàng vạn du khách thập phương đến tham quan, lễ bái. Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm du lịch tâm linh ở Hà Nội thì chùa Quán Sứ chắc chắn sẽ là một địa điểm bạn không nên bỏ qua.

Không gian bên trong chùa Quán Sứ. Ảnh: Inhat

6 – Chùa Láng

Địa chỉ: Phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu nói đến danh sách những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội mà không nhắc đến chùa Láng. Từ trung tâm thành phố, bạn đi theo đường Cầu Giấy, rẽ vào Chùa Láng và đi thêm khoảng 500 mét nữa là sẽ đặt chân đến ngôi chùa nổi tiếng này.

Chùa Láng được xây dựng dưới thời vua Lý Thần Tông, gây ấn tượng với du khách bởi lối kiến trúc hoành tráng, bề thế nhưng vẫn cực kỳ cân xứng. Các công trình kiến trúc kết hợp khéo léo với không gian bình yên, nên thơ tạo nên một không gian tâm linh thanh tịnh, khiến mọi du khách đều phải đắm say.

Chùa Láng được xây dựng dưới thời vua Lý Thần Tông. Ảnh: kenh14

Quỳnh Nguyễn

Đăng bởi: Hiền Dương

Từ khoá: Du xuân cầu bình an tại những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Hà Nội

Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam – Điểm Đến Tâm Linh Đẹp Và Bình Yên Tại Cần Thơ

Khám phá Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ. Ảnh: dulichso

Giới thiệu đôi nét về Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam

Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam là tên gọi của một ngôi thiền viện vô cùng nổi tiếng thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, có địa chỉ tại ấp Nhơn Mỹ, xã Mỹ Khánh, Huyện Phong Điền, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 14 km. Trên khắp đất nước Việt Nam có khá nhiều thiền viện khác nhau nhưng Thiền Viện Trúc Lâm Cần Thơ vẫn được xem là một trong những thiền viện đẹp và quy mô nhất.

Nơi đây được xem là thiền viện lớn nhất của khu vực miền Tây Nam Bộ. Ảnh: baomoi

Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ được khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 7 năm 2013 trên một vùng đất vô cùng rộng lớn, lên đến hơn 38 nghìn mét vuông. Sau nhiều ngày tháng thi công, đến ngày 17 tháng 5 năm 2014 thiền viện chính thức được hoàn thành và trở thành thiền viện lớn nhất tại khu vực miền Tây Nam Bộ. Không chỉ là điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân địa phương, Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam ngày nay còn là một địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Cần Thơ, thu hút rất đông du khách đến tham quan và check in mỗi năm.

Vẻ đẹp của thiền viện khiến bất cứ ai khi đặt chân đến cũng phải ngỡ ngàng. Ảnh: luhanhvietnam

Đường đi đến Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ

Thiền Viện Phương Nam tọa lạc cách trung tâm thành phố Cần Thơ chỉ khoảng 14 km vì vậy việc di chuyển đến đây cũng khá dễ dàng. Xuất phát từ khu vực bến Ninh Kiều, bạn di chuyển dọc theo trục đường 30 tháng 4. Đến đoạn ngã tư thì rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Linh, tiếp tục đi và rẽ vào đường Nguyễn Văn Cừ và chạy thẳng là sẽ thấy thiền viện hiện ra ngay trước mắt.

Thiền viện nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 14 km. Ảnh: XIMGO

Chiêm ngưỡng tuyệt tác kiến trúc của Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam

Bất cứ du khách nào khi đặt chân đến tham quan Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam cũng đều phải ngỡ ngàng trước khuôn viên rộng lớn cùng lối kiến trúc tuyệt đẹp của nơi đây. Với diện tích lên đến hơn 38 nghìn mét vuông, thiền viện gồm nhiều công trình khác nhau như: chánh điện, tháp chuông, cổng tam quan, phòng chữa bệnh, giảng đường,…

Thiền viện Phương Nam sở hữu một lối kiến trúc tuyệt đẹp. Ảnh: chudu24

Cổng Tam Quan

Công trình đầu tiên hiện ra trước mắt bạn khi đến tham quan Thiền Viện đó là cổng Tam Quan khang trang. Cổng được xây dựng theo lỗi kiến trúc đặc trưng của đền chùa Việt Nam gồm 1 cổng lớn nằm ở chính giữa và 2 cổng phụ nằm hai bên. Điểm gây ấn tượng đối với du khách là hình ảnh những họa tiết chạm trổ rồng phượng uốn lượn cực kỳ tinh xảo. Bên cạnh đó, 2 bức tượng đồng vàng chói đặt hai bên cổng chính càng làm tăng thêm vẻ uy nghiêm, tôn kính.

Khuôn viên chùa có diện tích lên đến gần 40 nghìn mét vuông. Ảnh: thamhiemmekong

Tòa chánh điện rộng lớn

Bước chân qua cổng Tam Quan, bạn sẽ càng phải sững sờ hơn nữa khi được tận mắt chiêm ngưỡng tòa chánh điện rộng lớn và đầy linh thiêng. Chánh điện của Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ được xây kiểu 2 tầng, 8 mái trải dài về phía sau. Nhìn từ bên ngoài, có thể bạn sẽ nghĩ rằng chánh điện không rộng nhưng thật ra bên trong lại vô cùng rộng lớn. Vật dụng để xây dựng ngoài gạch nung còn có nhiều loại gỗ quý được nhập khẩu từ Châu Phi, càng làm tăng thêm vẻ đẹp cho tòa chánh điện.

Khuôn viên bên trong chánh điện được chia thành các ban thờ khác nhau, trong đó nổi bật nhất chính là tượng Phật Thích Ca Ngồi giữa khu vực trung tâm. Bên cạnh đó còn có 2 bức tượng Bồ Tát Phổ Hiền và Bồ Tát Văn Thù nằm ở 2 bên. Đây là 2 bức tượng có tuổi đời lên đến hơn 800 năm, được làm từ gỗ du sam vô cùng quý hiếm.

Ảnh: chúng mình

Tổ điện

Tham quan xong tòa chánh điện, đi qua một hành lang dài bạn sẽ đặt chân đến tổ điện. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng chục bức tượng La Hán cùng những bức tranh đặc sắc về cuộc đời của đức Phật.

Khu vực Tổ điện. Ảnh: @phamnguyen0295

Khuôn viên tuyệt đẹp

Đặt chân đến Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ, bạn không chỉ được hòa mình vào không gian cửa Phật linh thiêng, thanh tịnh mà còn có cơ hội chụp cho mình những bức hình check in đẹp long lanh. Sân chùa được lát hoàn toàn bằng gạch đỏ, cực kỳ nổi bật. Cùng với đó là hồ sen nên thơ, trữ tình, vườn hoa lan rực rỡ sắc màu, vườn Phật đản xanh,… Tất cả tạo nên một không gian tâm linh đẹp ngỡ ngàng, khiến bất cứ du khách nào cũng phải đắm say.

Khuôn viên chùa tuyệt đẹp. Ảnh: @thuyboeing

Tháp chuông của chùa. Ảnh:  @dotinh1310

Quỳnh Nguyễn

Đăng bởi: Thúy Lê

Từ khoá: Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam – Điểm đến tâm linh đẹp và bình yên tại Cần Thơ

Ảnh Chúc Ngày Mới May Mắn ❤️ Chúc Buổi Sáng May Mắn

Ảnh Chúc Ngày Mới May Mắn ❤️ Chúc Buổi Sáng May Mắn ✔️ Tham khảo những hình ảnh chào đón ngày mới thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Một ngày mới bắt đầu bằng tâm trạng vui vẻ sẽ giúp bạn có một ngày thật trọn vẹn và ý nghĩa. Bộ ảnh chúc ngày mới may mắn và hạnh phúc, thành công sẽ tiếp thêm động lực, tinh thần giúp bạn hăng hái trong công việc và học tập.

Video chúc ngày mới an lành và may mắn:

Chào đón ngày mới tươi tắn với những bộ hình đẹp và vui vẻ nhất. chúng tôi chia sẻ ảnh chúc ngày mới may mắn ấn tượng nhất.

Trọn bộ hình ảnh chúc ngày mới may mắn và thành công đẹp nhất.

Kiểu ảnh chào đón ngày mới thêm may mắnẢnh chào ngày mới may mắn và vui vẻMẫu ảnh chúc ngày mới thêm may mắn

Ngọt ngào và lãng mạn với những 💕Hình Ảnh Chúc Ngày Mới Cho Người Yêu, Vợ💕

Giới thiệu đến bạn đọc bộ hình ảnh chúc ngày mới vui vẻ, tươi tắn và ngập tràn những điều mới mẻ.

Kiểu ảnh đón chào ngày mới đẹp với những bông hoa hướng dương tươi thắmBức ảnh đẹp cho một ngày trọn vẹnẢnh bình minh chào ngày mới tuyệt đẹpẢnh đẹp chào ngày mới

Tuyển chọn những Thơ Chào Ngày Mới Hay và ấn tượng nhất

Tổng hợp những hình ảnh chào ngày mới đẹp và đặc sắc để bạn có một ngày thật trọn vẹn.

Ngày mới thành công và vui vẻHôm nay là ngày tuyệt vời nhất nếu bạn cảm thấy như thếHình ảnh đẹp cho một ngày trọn vẹnGửi bạn mẫu hình ảnh chào ngày mới đẹp và dễ thương

Top 1001 lời 📌Chúc Ngày Mới Bằng Tiếng Anh Cho Bạn Bè📌 hay nhất

Gửi tặng bạn bộ thiệp chúc ngày mới tốt lành với những câu nói ý nghĩa, sâu sắc.

Thiệp chào ngày mới tuyệt đẹpHình ảnh thiệp đón chào ngày mới siêu xinhBắt đầu một ngày tuyệt vời với những tấm thiệp xinh xinhChào ngày mới với những tấm thiệp xinh xắn và tươi tắn

Không thể bỏ lỡ những lời 🔰Chúc Buổi Sáng Tiếng Trung🔰 siêu hay và độc lạ

Top các hình ảnh chúc ngày mới thứ 4 hăng say học tập và làm việc để một ngày trôi qua thật tuyệt.

Thứ 4 thành công, gặt hái được nhiều dự địnhMẫu ảnh chúc thứ 4 ấn tượngChào thứ 4 vui vẻ và may mắnHình ảnh chào ngày mới thứ 4 đẹp

Tổng hợp 999 Lời Chúc Ngày Mới Thành Công để tiếp thêm động lực cho bạn

Nạp năng lượng cho ngày mới thêm tươi vuiĐón chào ngày mới thêm năng lượng, thêm hứng khởiẢnh động lực để tiếp thêm năng lượng cho bạnẢnh chào ngày mới tràn đầy năng lượng tích cực

Khởi động ngày dài với những 🌹Lời Chúc Buổi Sáng Ý Nghĩa🌹

Khởi động ngày mới thật tươi và vui vẻ với hình ảnh chào ngày mới hài hước.

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Ngày Yên Bình Tại Chùa Tam Chúc Hà Nam trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!