Bạn đang xem bài viết Ngành Công Nghệ Sau Thu Hoạch Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngành Công nghệ sau thu hoạch là học gì?
Công nghệ sau thu hoạch là việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình chế biến, bảo quản hàng nông sản và thực phẩm sau khi thu hoạch. Bên cạnh đó, ngành này còn nghiên cứu và phân tích các nguyên nhân gây hao hụt sản lượng nông sản sau thu hoạch, từ đó đề ra giải pháp khắc phục. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức để đảm bảo chất lượng và số lượng của nông sản và thực phẩm trong quá trình thu hoạch, sơ chế và bảo quản. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo còn trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm từ nông sản.
Các khối thi vào ngành Công nghệ sau thu hoạch là gì?
Các cơ sở giáo dục trên cả nước thường xét tuyển các khối A, B, C và D cho chuyên ngành này. Cụ thể các khối thi như sau:
Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
Khối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh
Khối A02: Toán Học, Vật Lý, Sinh Học
Khối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học
Khối C08: Ngữ Văn, Hóa học, Sinh Học
Khối D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
Khối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh
Khối D08: Toán Học, Sinh Học, Tiếng Anh
Khối D90: Toán Học, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Pháp
Điểm chuẩn ngành Công nghệ sau thu hoạch là bao nhiêu?
Hiện nay, các trường đào tạo ngành CNSTH thường xét tuyển bằng 2 hình thức: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt từ 5.5 đến 18 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 13 đến 22 điểm. Điểm chuẩn ngành CNSTH cũng có thể thay đổi tùy theo từng năm học và nhu cầu tuyển sinh của các trường. Ngoài ra, ngành này hầu như không áp dụng thêm tiêu chí phụ nào khi tuyển sinh.
Các trường nào đào tạo ngành Công nghệ sau thu hoạch?
Khu vực miền Bắc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
Đại học Lâm nghiệp
Khu vực miền Trung
Đại học Nông lâm – Đại học Huế
Đại học Đà Lạt
Đại học Nha Trang
Khu vực miền Nam
Đại học Hùng Vương TP. HCM
Đại học Cần Thơ
Liệu bạn có phù hợp với ngành Công nghệ sau thu hoạch?
Nếu bạn muốn theo đuổi lĩnh vực này, bạn sẽ cần có những tố chất sau:
Yêu thiên nhiên và nông nghiệp
Đam mê các công nghệ kỹ thuật tiên tiến
Tinh thần ham học hỏi và cầu tiến
Có óc sáng tạo
Thận trọng, tỉ mỉ trong công việc
Có tư duy logic và nhạy bén
Có khả năng xử lý vấn đề tốt
Nắm bắt các xu hướng và sở thích của người tiêu dùng
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
Năng lực sử dụng ngoại ngữ
Thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng cơ bản
Kỹ năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin
Học ngành Công nghệ sau thu hoạch cần giỏi môn gì?
Đây là một câu hỏi được rất nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt là trước thềm kỳ thi đại học. Đây là một ngành khoa học nghiên cứu về nông sản và thực phẩm. Vì thế, nếu bạn yêu thích ngành này, bạn cần học giỏi đều các môn khoa học tự nhiên là Sinh Học, Vật Lý và Hóa Học. Kiến thức học được từ những môn này sẽ là nền tảng vững chắc để bạn tiếp thu những kiến thức chuyên ngành về CNSTH.
Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ sau thu hoạch như thế nào?
Mặc dù ngành nông nghiệp đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng ngành này chỉ mới được đưa vào giảng dạy cách đây không lâu. Vì thế, thị trường việc làm luôn trong tình trạng khan hiếm đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể lựa chọn công tác tại một trong các vị trí sau:
Cán bộ phân tích và thẩm định chất lượng nông sản thực phẩm
Chuyên viên điều hành kỹ thuật tại các kho bảo quản nông sản thực phẩm
Quầy trưởng tại các quầy nông sản thực phẩm của siêu thị
Cán bộ nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu CNSTH
Giảng viên CNSTH
Mức lương ngành Công nghệ sau thu hoạch như thế nào?
Cán bộ phân tích và thẩm định chất lượng – 16 triệu đồng/tháng
Chuyên viên điều hành kỹ thuật – 18 triệu đồng/tháng
Trưởng quầy tại các quầy nông sản thực phẩm – 12 triệu đồng/tháng
Cán bộ nghiên cứu – 12 triệu đồng/tháng
Giảng viên Công nghệ sau thu hoạch – 12 triệu đồng/tháng
Vai trò của Ngành Công nghệ sau thu hoạch
Ngành công nghệ sau thu hoạch có một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và khép kín chuỗi sản xuất nông nghiệp của nước ta. Hiện nay, ở nước ta có tỷ lệ các tổn thất sau khi thu hoạch khá cao vì chưa biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc bảo quản. Hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang nước ngoài còn ở dạng tươi và thô. Vì vậy còn tiềm ẩn nguy cơ lỗ cao nếu đầu ra bị bão hòa. Như vậy, sự phát triển của ngành công nghệ sau thu hoạch đem lại sự đổi mới cho ngành nông nghiệp, hạn chế tối đa các tổn thất cho nông sản sau thu hoạch. Nhờ có ngành này mà:
Người dân có thể tiếp cận và hiểu được về các ứng dụng công nghệ chế biến và bảo quản nông sản theo kỹ thuật hiện đại
Advertisement
Bên cạnh đó, nhà nước cũng có sự quan tâm và đầu tư nguồn ngân sách để hỗ trợ
Ngoài ra, còn kêu gọi sự đầu tư từ các quốc gia phát triển khác.
Kết luận
Ngành Công nghệ sau thu hoạch được đánh giá là một ngành có tiềm năng phát triển rất lớn vì nền nông nghiệp trên thế giới đang chạy đua từng giờ để ứng dụng công nghệ vào các quy trình của nông nghiệp. Mặc dù sinh viên mới tốt nghiệp chỉ nhận được mức lương xấp xỉ 6 đến 8 triệu đồng/tháng, con số này có thể tăng lên nhiều lần sau vài năm công tác. Bạn có thể nâng cao mức thu nhập của mình bằng cách nâng cao năng lực làm việc cũng như không ngừng nắm bắt các phát minh công nghệ mới nhất trong ngành. Nếu bạn yêu thích nông nghiệp hoặc giỏi các môn Khoa Học Tự Nhiên, thì ngành học này là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
Ngành Kỹ Thuật Công Nghiệp Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Kỹ thuật công nghiệp (tiếng Anh: Industrial Engineering) là ngành thúc đẩy quá trình sản xuất bằng cách sử dụng các kỹ thuật và công nghệ sản xuất vào quá trình đó, làm cho nó đơn giản hơn, giúp tối ưu hiệu quả hoạt động, có được lợi nhuận cao hơn. Ngành học này đào tạo ra những kỹ sư, chuyên viên điều hành các hoạt động về sản xuất, dịch vụ, dự án cho công ty, doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất, dịch vụ. Để từ đó, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Sinh viên chuyên ngành này được đào tạo những kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi cũng như chuyên sâu trong lĩnh vực Kỹ thuật công nghiệp, phát huy được khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống sản xuất… Ngoài ra, sinh viên được cung cấp thêm kiến thức về quản lý kinh tế, giúp sinh viên có khả năng thích ứng nhanh với nhiều môi trường làm việc khác nhau, đặc biệt là khi làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia hay công ty liên doanh nước ngoài.
Hiện nay có 04 tổ hợp xét tuyển chính cho thí sinh tham khảo. Cụ thể là:
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
Ngành kỹ thuật công nghiệp năm 2023 được xét tuyển với mức điểm là 23.5. Điểm này dựa trên phương thức thi THPTQG.
Các cơ sở đào tạo chuyên ngành này trên cả nước chưa nhiều, chỉ có 01 trường đào tạo duy nhất ở khu vực phía Nam. Trường đó là: Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
Để biết được liệu mình có phù hợp khi lựa chọn chuyên ngành này hay không, ta cần xem xét một số các tiêu chí sau:
Lượng kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực cơ khí và chế tạo máy
Có đam mê với ngành, với khoa học kỹ thuật
Khả năng tư duy hệ thống trong chuyên môn ngành
Nghiêm túc, thận trọng trong công việc
Khả năng phân tích tổng hợp thông tin nhanh
Phát hiện vấn đề và giải quyết kịp thời
Khả năng làm việc độc lập
Sử dụng tốt ngoại ngữ và tin học
Tinh thần học tập nghiêm túc
Giao tiếp và làm việc nhóm tốt
Tích cực tìm hiểu, học tập thêm thông tin, kiến thức mới
Để có thể theo đuổi được ngành học này, sinh viên luôn phải tự nâng cao kiến thức của mình ở 03 bộ môn cốt lõi là Toán, Vật lý và tiếng Anh. Lý do là vì:
Tiếng Anh: là công cụ đắc lực của sinh viên trong việc nghiên cứu, học tập từ các chuyên đề nước ngoài cũng như tài liệu chuyên môn.
Toán học: Hỗ trợ sinh viên xử lý các vấn đề phức tạp bằng các con số, phát huy tính chính xác của mỗi công việc được giao cùng khả năng tư duy linh hoạt, nhạy bén.
Có rất nhiều cơ hội việc làm cho các kỹ sư KTCN. Cụ thể, các bạn có thể tham khảo một số vị trí việc làm sau đây:
Chuyên viên kế hoạch: giúp hoạch định kế hoạch sản xuất, hoạt động cho đơn vị, công ty, doanh nghiệp
Chuyên viên chất lượng: kiểm tra sản phẩm, hoạt động sản xuất để đảm bảo chất lượng mong muốn
Kỹ sư năng suất: phân tích hoạt động để nâng cao năng suất trong dây chuyền sản xuất
Chuyên viên dự án: hoạch định hoạt động, theo dõi tiến độ dự án
Chuyên viên cung ứng vật tư: tính toán nhu cầu vật tư để thu mua hợp lý, đáp ứng nhu cầu của người dùng
Chuyên viên kho: nhận và lưu kho sao cho an toàn, hiệu quả nhất
Chuyên viên logistics: quản lý về việc nhận và giao hàng để tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển của công ty, doanh nghiệp
Nhìn chung, các công việc thuộc ngành kỹ thuật công nghiệp luôn được xếp vào top ngành đem lại thu nhập cao cho người lao động. Mức lương ngành Kỹ thuật công nghiệp sẽ nằm trong khoảng 8 – 20 triệu VNĐ/tháng. Ngoài ra, mức thu nhập này thậm chí còn có thể cao hơn nữa nếu như bạn là một người có kinh nghiệm và khả năng làm việc tốt.
Ở Hoa Kỳ, mức thu nhập bình quân hàng năm mà một kỹ sư KTCN có thể đạt là 72.935 USD/năm. Đây là con số khá cao so với mặt bằng chung và khá hấp dẫn.
Các môn học tiêu biểu của ngành có thể kể đến là môn vận trù học, xác suất thống kê, kinh tế kỹ thuật. Ngoài ra, còn được tiếp cận với quản lý sản xuất, quản lý dự án, kiểm soát và quản lý chất lượng,..Và một số môn kỹ thuật khác. Bên cạnh việc học lý thuyết tại giảng đường thì các trường còn kết hợp các giờ thực hành thực tiễn tại các doanh nghiệp. Đây chính là điều kiện và cơ hội để sinh viên chạm gần hơn đến nghề của mình.
Advertisement
Ngành KTCN hiện diện ở mọi nền công nghiệp hiện nay. Ví dụ như: sản xuất, công nghệ thông tin, phần cứng, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe… rất dễ dàng để bạn có thể liệt kê ra. Ngành này góp phần không nhỏ vào việc phát triển công nghiệp, nâng cao kinh tế không chỉ của một vài doanh nghiệp, công ty tư nhân mà còn giúp phát triển mạnh mẽ nền kinh tế của một quốc gia, vùng lãnh thổ. Nếu sinh viên có định hướng và chú tâm học tập ngay từ giai đoạn đầu, ngành học này có thể đem lại cho sinh viên nhiều cơ hội phát triển bản thân, phát triển nghề nghiệp một cách đáng ngưỡng mộ.
Ngành Âm Nhạc Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Ngành âm nhạc là gì?
Các khối thi vào ngành âm nhạc là gì?
Với đặc trưng của ngành là ưu tiên về giọng hát, có năng khiếu về âm nhạc nên chỉ có 1 khối thi duy nhất để thi tuyển vào ngành học này đó là N00: Ngữ văn, năng khiếu âm nhạc 1, năng khiếu âm nhạc 2.
Điểm chuẩn của ngành âm nhạc là bao nhiêu?
Điểm chuẩn ngành Âm nhạc học trong năm học 2023 được lấy từ 15 điểm trở lên. Nếu bạn đạt mức điểm tối thiểu là 15 thì bạn sẽ có cơ hội để trúng tuyển và được học tập, làm việc trong ngành học này.
Các trường nào đào tạo ngành học này?
Hiện nay, các sĩ tử có thể tham khảo qua danh sách các trường đào tạo theo khu vực sau đây:
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Học viện Âm nhạc Huế
Trường Đại học Trà Vinh
Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Tố chất, phẩm chất là điều thực sự cần thiết đối với bất kỳ ai và bất kỳ ngành nghề nào. Do đó, bạn nhất định phải rèn luyện và tự tạo cho mình những phẩm chất như sau:
Có năng khiếu riêng: đây là điều hiển nhiên đối với người trong ngành nghệ thuật nói chung.
Có tính khoa học và nghệ thuật;
Là người năng động và sáng tạo;
Có tâm huyết và đam mê nghề nghiệp;
Có chí tiến thủ và vươn lên;
Là người tỉ mỉ, cẩn thận;
Luôn chấp hành và làm theo quy định của cơ quan làm việc và của nhà nước đưa ra;
Có khả năng nắm bắt xu hướng mới;
Không ngừng học hỏi, tiếp thu kiến thức;
Biết học hỏi những đồng nghiệp đi trước;
Học ngành âm nhạc cần giỏi môn gì?
Để có thể theo đuổi được ước mơ của mình, đầu tiên hãy trang bị cho bản thân những kiến thức nhạc lý về xướng âm, nốt; học chơi một loại nhạc cụ nào đó mà bạn ưa thích. Bởi vì để thi vào ngành ÂNH, bạn cần phải vượt qua hai môn năng khiếu. Như vậy, việc học chơi nhạc cụ hoặc thanh nhạc là điều rất cần thiết trong bước chuẩn bị của bạn. Đây là lĩnh vực đặc trưng đòi hỏi bạn phải có năng khiếu từ đầu và phải có một niềm đam mê nhất định.
Cơ hội việc làm của ngành âm nhạc như thế nào?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham khảo một số vị trí việc làm như sau:
Làm việc trong các nhạc viện;
Giảng dạy âm nhạc các cấp;
Biên tập viên âm nhạc của các đài truyền hình, phát thanh;
Viết báo mảng âm nhạc;
Nghệ sĩ biểu diễn;
Nhạc sĩ sáng tác ca khúc;
Kỹ thuật viên thu âm;
Ca sĩ, nhạc sĩ phòng thu;
Nghề viết văn bản nhạc;
Biên tập, dàn dựng chương trình;
Nhà sản xuất âm nhạc;
Nhạc sĩ hòa âm phối khí;
Mức lương của ngành âm nhạc như thế nào?
Đây cũng là trăn trở của nhiều bạn học sinh. Theo thông tin được biết, mức lương đối với những bạn sinh viên mới ra trường nhưng vẫn có nhiều kinh nghiệm sẽ đạt mức lương từ 10 triệu đồng trở lên. Đối với những người giảng dạy, mức lương sẽ khoảng từ 5 đến 7 triệu đồng. Còn đối với những ai làm ca sĩ, nhạc sĩ… thì mức lương sẽ cực khủng, số tiền nhận được là không thể đưa ra con số chính xác.
Sinh viên Ngành Âm nhạc sẽ được học những gì?
Mỗi trường sẽ có khung chương trình đào tạo riêng dành cho sinh viên. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những môn bắt buộc như:
Ký – Xướng âm I: đối với học phần này, các sinh viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng như Xướng âm, đọc tiết tấu, đọc gam cromatic, quãng, các loại hợp âm ba và hợp âm bảy.
Hòa âm I: sinh viên được tiếp cận những kiến thức cơ bản về hòa âm. Bên cạnh đó là các lý thuyết về chuyển điệu gồm: chuyển điệu công năng, chuyển điệu đẳng âm,…và hệ thống trưởng thứ liên hợp.
Advertisement
Phân tích âm nhạc: được bổ trợ những kiến thức cơ bản về lý luận và thẩm mỹ âm nhạc
Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị kiến thức về sử dụng các loại dụng cụ. Song song với lý thuyết là các buổi thực hành để tiếp cận gần hơn với nghề nghiệp sau này.
Kết luận
Ngành Khoa Học Hàng Hải Là Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Ngành Khoa học hàng hải hướng tới đào tạo sinh viên có chuyên môn vững vàng, phương pháp làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng thực hành tốt, khả năng thích ứng cao, làm việc tốt trong môi trường mang tính chuẩn quốc tế.
Khối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học
Khối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh
Khối D90: Toán học, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Khối C01: Ngữ văn, Toán học, Vật lý
Khối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh
Khối D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh
Trong những năm gần đây, điểm chuẩn ngành của các trường đại học nằm ở mức trung bình, dao động trong khoảng 14 đến 20 điểm, theo phương thức xét tuyển điểm thi THPT quốc gia.
Trên cả nước hiện nay chỉ có 2 trường đại học đào tạo ngành đó là:
Đại học Nha Trang
Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
Chuyên ngành này cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ sở ngành hàng hải, bao gồm hệ thống trang thiết bị trên tàu biển, kết cấu tàu biển và kiến thức chuyên ngành bao gồm kỹ thuật dẫn tàu, xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa, kiểm soát hoạt động tàu, các kỹ năng để hình thành ý tưởng, xây dựng, vận hành và đánh giá các quy trình khai thác tàu biển.
Chuyên ngành Khai thác máy trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp khai thác, vận hành trang thiết bị hệ thống động lực, kỹ năng bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, máy móc trên tàu, kỹ năng về quản lý an toàn, an ninh hàng hải và quản trị tàu.
Chuyên ngành chuyên đào tạo về thiết kế kỹ thuật, thi công quy trình lắp ráp và sửa chữa, kiểm định và giám định các trang thiết bị của hệ thống năng lượng tàu thủy.
Bạn cần có những tố chất sau để họ tốt và thành công trong ngành Khoa học hàng hải:
Có sức khỏe, khả năng chịu đựng vất vả (sóng gió, nắng), cường độ lao động cao, không ngại khó khăn.
Có khả năng tự học, đọc hiểu tài liệu kỹ thuật, sách vở.
Có tinh thần làm việc tốt, ham học hỏi, ham làm.
Có lòng yêu nghề, đam mê và gắn bó lâu dài với nghề nghiệp.
Biết phối hợp làm việc nhóm, có kỹ năng mềm, biết tổ chức, quản lý và làm việc khoa học, hiệu quả.
Khả năng giao tiếp tốt.
Học tập và rèn luyện trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) để giao tiếp tốt và sử dụng như ngôn ngữ chính thức trong công việc.
Khả năng tin học tốt.
Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành này thực sự rất rộng mở. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí tại các cơ quan khác nhau như:
Giảng dạy ở trường đại học có đào tạo ngành hàng hải.
Đi tàu (điều khiển, vận hành khai thác tàu biển).
Quản lý kỹ thuật, an toàn, pháp chế tại công ty vận tải biển, quản lý tàu biển.
Chuyên viên kỹ thuật tại công ty đảm bảo an toàn hàng hải.
Đăng kiểm viên tại các tổ chức đăng kiểm hàng hải.
Chuyên viên bảo hiểm, giám định bồi thường tại các công ty bảo hiểm hàng hải.
Giám định viên tại các công ty giám định hàng hải, xăng dầu.
Kỹ thuật viên tại các công ty dịch vụ hàng hải, sửa chữa tàu, cung ứng vật tư, thiết bị hàng hải.
Chuyên viên kỹ thuật, vận hành điều khiển máy móc, thiết bị, hệ thống tại nhà máy lọc hóa dầu, kho xăng dầu, nhà máy sản xuất, khu công nghiệp…
Chuyên viên kỹ thuật, điều hành sản xuất tại các nhà máy đóng, sửa chữa tàu biển.
Cũng giống như những ngành nghề khác thì thu nhập ngành KHHH phụ thuộc nhiều vào thâm niên làm việc và năng lực của bạn. Đối với những sinh viên mới tốt nghiệp bạn sẽ nhận được mức lương trong khoảng từ 7 – 9 triệu đồng/tháng. Còn nếu bạn có kinh nghiệm làm việc từ 3 năm, mức thu nhập sẽ từ 15 – 20 triệu/tháng. Sau 5 năm làm việc, mức lương bình quân sẽ dao động từ 25 – 40 triệu/tháng.
Đảm bảo sau khi ra trường, các bạn nhận thức được về lý luận chính trị, quân sự. Hơn nữa, hình thành được thế giới quan và phương pháp luận khoa học nhằm tiếp cận các vấn đề chuyên môn. Từ đó áp dụng các kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn
Vận dụng được các kiến thức căn bản ngành về Hàng hải, Luật vận tải, khoa học quản lý để có thể học tốt hơn những kiến thức chuyên môn của ngành
Advertisement
Bên cạnh kiến thức về ngành, các bạn còn được trang bị rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo và phản biện. Mục đích để có thể giao tiếp, đàm phán tốt. Hơn hết là trau dồi về ngoại ngữ, tin học để tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn.
Cuối cùng, có lập trường vững chắc về lợi ích của tập thể, nghiêm túc và có trách nghiệm trong công việc được giao phó.
Ngày nay, ngành Khoa học hàng hải đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế. Do đó, ngành KHHH đang được đánh giá là ngành học có tiềm năng phát triển rất lớn với cơ hội việc làm rộng mở. Đây cũng là ngành hứa hẹn sẽ mở ra cho các bạn trẻ một tương lai tươi sáng hơn. Vì vậy, hãy lựa chọn nếu bạn thấy phù hợp với sở trường, nguyện vọng bản thân.
Ngành Thương Mại Điện Tử Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Thương mại điện tử là hoạt động mua và bán các sản phẩm và dịch vụ trên những nền tảng giao dịch điện tử như mạng Internet hoặc các mạng máy tính khác.
Tại các cơ sở đào tạo, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức về hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh trên nền tảng điện tử nói riêng. Bên cạnh đó, các trường cũng đào tạo sinh viên một số kỹ năng cần thiết như kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, v.v.
Các cơ sở đào tạo Thương mại điện tử thường xét tuyển những khối thi sau:
Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học
Khối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh
Khối A09: Toán Học, Địa Lý, GDCD
Khối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học
Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
Khối C04: Ngữ Văn, Toán Học, Địa Lý
Khối C15: Toán Học, Ngữ Văn, KHXH
Khối C20: Ngữ Văn, Địa Lý, GDCD
Khối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh
Khối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh
Khối D90: Toán Học, KHTN, Tiếng Anh
Thứ tự nguyện vọng
≤ 3
Thứ tự nguyện vòng = 1
Đại học Điện lực
Đại Học Thương Mại
Đại Học Mở Hà Nội
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên
Đại Học Kinh Tế – Đại Học Huế
Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng
Đại Học Phạm Văn Đồng
Đại Học Vinh
Đại học Trà Vinh
Đại Học Kinh Tế -Tài Chính TPHCM
Đại học Công Nghệ TPHCM
Đại Học Công Nghiệp TPHCM
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
Đại học Kinh Tế – Luật – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Đại Học Công Nghệ Thông Tin – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Đại Học Văn Hiến
Đại Học Nguyễn Tất Thành
Ngành Thương mại điện tử thường được chia thành hai chuyên ngành sau đây:
Kinh doanh trực tuyến
Kinh doanh trực tuyến là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ diễn ra hoàn toàn trên nền tảng điện tử. Chương trình học của chuyên ngành này luôn được xây dựng dựa trên tình hình thực tiễn tại các công ty, đảm bảo cung cấp đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên.
Marketing trực tuyến
Marketing trực tuyến là toàn bộ quá trình quảng bá và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng điện tử. Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học các môn như Hệ thống thông tin quản lý, Truyền thông Marketing tích hợp, Quản trị Marketing dịch vụ, v.v.
Khi lựa chọn chuyên ngành, một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là mức độ phù hợp với sở thích hoặc năng lực bản thân. Tương tự, khi muốn theo đuổi ngành TMĐT, bạn sẽ cần đến rất nhiều yếu tố để đạt được thành công. Nếu bạn muốn hoạt động trong lĩnh vực Thương mại điện tử, bạn sẽ cần có các tố chất sau đây:
Năng động, có óc sáng tạo
Tinh thần ham học hỏi, cầu tiến
Khả năng hoạch định chiến lược
Khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, đặc biệt là giới trẻ
Tinh thần trách nhiệm
Khả năng chịu áp lực cao
Năng lực sử dụng ngoại ngữ
Thận trọng, tỉ mỉ trong công việc
Có sự am hiểu nhất định về công nghệ và các nền tảng trực tuyến
Đây cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các học sinh khối lớp 12, đặc biệt là các bạn có hứng thú với ngành TMĐT. Có thể thấy, hầu hết các khối thi để xét tuyển vào ngành này đều có môn Toán và các môn KHTN. Vì thế, các thí sinh yêu thích Thương mại điện tử nên đầu tư nhiều hơn vào những môn học này. Ngoài ra, ngàn học này có rất nhiều nguồn tài liệu được viết bằng tiếng Anh, nên đây cũng là một môn học quan trọng cần được đầu tư kĩ càng.
Ngành Thương mại chỉ mới được đưa vào giảng dạy những năm gần đây, vì thế đội ngũ nhân sự Thương mại điện tử luôn trong tình trạng khan hiếm. Thị trường việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp Thương mại điện tử rất phong phú và có nhiều đãi ngộ hấp dẫn. Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể lựa chọn công tác tại một trong các vị trí sau:
Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống kinh doanh trực tuyến
Tư vấn viên
Chuyên viên phân tích sự phát triển của thương mại điện tử
Chuyên viên quản lý hiệu suất hoạt động của thương mại điện tử
Giảng viên chuyên ngành TMĐT
Nhân viên chăm sóc khách hàng online
Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống kinh doanh trực tuyến – 20 triệu đồng/tháng
Tư vấn viên – 15 triệu đồng/tháng
Chuyên viên phân tích sự phát triển của TMĐT – 12 triệu đồng/tháng
Chuyên viên quản lý hiệu suất hoạt động của TMĐT – 20 triệu đồng/tháng
Giảng viên ngành TMĐT – 12 triệu đồng/tháng
Nhân viên chăm sóc khách hàng online – 15 triệu đồng/tháng
Đối với sinh viên theo học chương trình thuộc ngành thương mại điện tử sẽ được trang bị kiến thức về:
Bộ môn Quản trị doanh nghiệp: Sau khi học xong, người học có thể tổ chức, điều hành và quản trị được hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn một số môn căn bản bạn sẽ được học bao gồm Tổng quan thương mại điện tử, Quản trị dự án đầu tư, Quản trị quan hệ khách hàng,…
Advertisement
Chuyên ngành Thương mại điện tử 4.0 nhằm giúp bạn có thể tổ chức, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trên Internet. Ngoài ra, bạn sẽ được học về cách Xây dựng và triển khai ứng dụng thương mại điện tử; tìm kiếm tập khách hàng tiềm năng, xây dựng các kênh marketing,…
Ngoại trừ các môn chuyên ngành, bạn còn được bổ sung các kiến thức về tin học, vốn ngoại ngữ, các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng,…Và có có hội được thực tập tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước về lĩnh vực thương mại điện tử.
Hiện nay, ngành Thương mại điện tử là một trong những ngành hấp dẫn nhất bởi nhu cầu mua sắm online đang tăng lên chóng mặt và không có nhu cầu dừng lại. Có thể nói đây là ngành học yêu thích của đại bộ phận giới trẻ bởi chương trình học lý thú, môi trường làm việc trẻ trung năng động, đặc biệt là mức thu nhập hấp dẫn. Nếu bạn đam mê với kinh doanh online hoặc muốn thử sức mình với một ngành học nhiều tiềm năng, TMĐT sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho bạn.
Ngành Ngôn Ngữ Tây Ban Nha Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Ngành ngôn ngữ Tây Ban Nha là gì?
Ngôn ngữ Tây Ban Nha là ngành học đào tạo những cử nhân có khả năng sử dụng tốt tiếng Tây Ban Nha, có kiến thức sâu rộng về địa lý, văn hóa, lịch sử và đời sống của đất nước này. Trở thành sinh viên chuyên ngữ, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với đất nước “mặt trời không bao giờ lặn” này thông qua nhiều góc độ và hình thức khác nhau. Không chỉ vậy, sinh viên còn được trau dồi các kỹ năng như Kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm,… Tất cả các kỹ năng này được sử dụng cho công việc sau này.
Các khối thi vào ngành ngôn ngữ Tây Ban Nha là gì?
Hiện tại, chuyên ngành này chỉ xét tuyển với ba tổ hợp môn duy nhất:
D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)
D03 (Toán, Ngữ Văn, Pháp)
D05 (Toán, Ngữ Văn, Đức)
Điểm chuẩn trúng tuyển Ngôn ngữ Tây Ban Nha là bao nhiêu?
Qua các năm, điểm chuẩn trúng tuyển luôn dao động ở mức 21 – 29 điểm đối với thang điểm 30 và 30 – 32 điểm đối với thang điểm 40. Ở một số trường áp dụng hình thức xét tuyển bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực, mức điểm thường từ 660 – 780 điểm tùy vào từng năm.
Trường nào đào tạo ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha?
Ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha vẫn chưa được giảng dạy rộng rãi ở hầu hết các cơ sở giáo dục trong cả nước. Theo thống kê năm 2023, chỉ có hai trường Đại học duy nhất có ngành học này, cụ thể là:
Đại học Hà Nội
Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn – TP. HCM
Ngôn ngữ Tây Ban Nha bao gồm những chuyên ngành nào?
Ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha hiện nay không được phân chia thành các chuyên ngành cụ thể. Về cơ bản, sinh viên sẽ có chung một khung chương trình đào tạo về các học phần tiếng như: ngữ âm, cú pháp, từ vựng học, văn học tiếng Tây Ban Nha và 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết cơ bản. Sau khi kết thúc phần nội dung cơ bản và sở hữu một nền tảng văn hóa, ngôn ngữ vững chắc, sinh viên sẽ tiếp tục lựa chọn một trong hai khối kiến thức chuyên môn gồm: định hướng biên – phiên dịch và định hướng du lịch để học chuyên sâu.
Nếu lựa chọn nhóm học phần chuyên môn biên – phiên dịch: sinh viên cần hoàn thành 28 tín chỉ với các môn học như: nhập môn biên – phiên dịch, thực hành dịch viết, thực hành dịch nói,… cùng 6 tín chỉ không bắt buộc.
Liệu bạn có phù hợp với ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha?
Ngành Ngôn ngữ này luôn là sự lựa chọn lý tưởng với hầu hết các đối tượng yêu thích ngoại ngữ, có mong muốn học tập và làm việc trong môi trường quốc tế. Ngoài ra, để theo đuổi ngành học này, bạn cũng cần có những đức tính:
Cần cù, chăm chỉ, có tinh thần tự học cao.
Có thái độ cầu tiến, cầu toàn trong học tập cũng như công việc.
Không ngại khó, ngại sai trong quá trình học ngoại ngữ mới.
Có niềm yêu thích đối với các ngành nghề về thương mại, du lịch.
Học NN Tây Ban Nha cần giỏi những môn nào?
Bởi vì chuyên ngành này không có nhiều sự lựa chọn tổ hợp môn. Vì vậy, trước nhất, bạn cần học tốt các môn Toán, Ngữ Văn và Ngoại Ngữ. Đây không chỉ là các môn học giúp bạn đạt được ước mơ chinh phục ngôn ngữ mà còn là những kiến thức cần thiết để học tốt ngành học này, đặc biệt là sau khi phân chia rạch ròi các chuyên ngành. Bởi lẽ, bạn cần Ngữ Văn để trở thành một nhà biên tập, phiên dịch giỏi, và cũng đặc biệt cần Toán và tiếng Anh để trở thành một hướng dẫn viên du lịch tài ba hay một chuyên viên thương mại tại các công ty, doanh nghiệp, đúng không nào?
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này như thế nào?
Thị trường lao động đang rất cần các bạn trẻ giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ Tây Ban Nha. Vì vậy, sau khi ra trường, sinh viên ngành ngôn ngữ này sẽ có cơ hội thử sức với rất nhiều vị trí công việc khác nhau, cụ thể:
Giảng dạy tại các trường đại học, trung tâm ngoại ngữ đào tạo
Nghiên cứu sinh ngôn ngữ
Biên dịch, phiên dịch viên
Chuyên viên Marketing nghiên cứu thị trường tiêu thụ
Hướng dẫn viên du lịch hoặc làm việc tại các công ty du lịch
Trợ lý, thư ký giám đốc
Mức lương của các khối ngành NN Tây Ban Nha là bao nhiêu?
Thông thường, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể có mức thu nhập bình quân ổn định. Cụ thể như sau:
Mức lương đối với sinh viên mới ra trường: 9 – 20 triệu đồng/tháng.
Mức lương đối với quản lý, trợ lý giám đốc, trưởng phòng: 23 – 50 triệu đồng/tháng.
Chương trình đào tạo sinh viên Ngôn ngữ Tây Ban Nha
Advertisement
Kết luận
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngành Công Nghệ Sau Thu Hoạch Là Học Gì? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!