Bạn đang xem bài viết Nhà Ở Xã Hội – ‘Chiếc Phao’ Của Doanh Nghiệp Bất Động Sản được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhà ở xã hội – một phân khúc luôn được nhận định là nhu cầu cao, song nguồn cung luôn thiếu hụt. Thậm chí, từ 2 năm trước, các đơn vị nghiên cứu thị trường đã nhắc đi nhắc lại về sự “tuyệt chủng” của nhà giá rẻ ở các thành phố lớn, nhưng khi đó, các chủ đầu tư lớn vẫn đang “say sưa” với bất động sản cao cấp. Chỉ từ khi thị trường bắt đầu rơi vào khó khăn từ cuối năm ngoái đến nay, các vấn đề về phát triển nhà ở xã hội được bàn đến nhiều hơn, kể cả những chủ đầu tư vốn có thương hiệu làm bất động sản cao cấp.
Trong tài liệu đại hội cổ đông vừa công bố, Vinhomes – nhà phát triển bất động sản lớn nhất thị trường, cho biết thương hiệu nhà ở xã hội Happy Home sẽ là “một trong những trọng tâm phát triển” vào thời gian tới. Dù công bố chiến lược này từ năm ngoái, việc mở rộng quỹ đất cho phân khúc này và triển khai sẽ được Vinhomes tiến hành trong năm nay. Công ty dự kiến bổ sung dự án tại nhiều tỉnh, thành như Hải Phòng, Hưng Yên, Khánh Hòa. Riêng tại Khánh Hòa, chủ đầu tư này vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án 3.700 tỷ đồng tại phường Cam Nghĩa.
Theo Vinhomes, các dự án mang thương hiệu Happy Home dự kiến tại vùng ven các tỉnh, thành phố lớn, sẽ là mô hình nhà ở xã hội đầu tiên tại Việt Nam có tích hợp hệ sinh thái đầy đủ, gồm cả trường học, trung tâm thương mại, khu vui chơi trẻ em, công viên, khu thể thao.
Một dự án nhà ở xã hội đã được đưa vào vận hành tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần
Tại một hội nghị về nhà ở xã hội, những tên tuổi lớn trên thị trường bất động sản, như Him Lam, Novaland hay Bitexco cũng cho biết sẵn sàng đưa ra thị trường hàng trăm nghìn căn nhà ở xã hội trong những năm tới trên quỹ đất hiện có hoặc mở rộng thêm. Gần đây, chủ đầu tư một loạt dự án căn hộ dát vàng là Hòa Bình Group cũng có kế hoạch phát triển 2 dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội, dù chưa hoàn tất về mặt thủ tục.
Ở phía Nam, từ giữa năm 2023, Địa ốc Hoàng Quân (HQC) bắt đầu quay lại với phân khúc sở trường nhà ở xã hội. Tháng 8 năm ngoái, Hoàng Quân mua lại dự án nhà ở xã hội Golden City (Tây Ninh) với giá cao dù trước đó từng bán rẻ, là động thái chuẩn bị cho kịch bản săn dòng vốn vay ưu đãi. Ở kế hoạch năm 2023, đơn vị này đặt mục tiêu kinh doanh tăng 5-7 lần so với cùng kỳ, với “nắm đấm chủ lực” là nhà xã hội. Doanh nghiệp đi đầu phân khúc này ở khu vực phía Nam kỳ vọng doanh thu đạt 1.700 tỷ đồng, phần lớn đến từ các dự án nhà ở xã hội tại Trà Vinh, Tây Ninh. Cổ phiếu HQC trở thành cái tên được chú ý gần đây khi liên tục tăng kịch trần.
Nói với VnExpress, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT GP Invest, cho rằng nhà ở xã hội là đường thoát tối ưu cho doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh các dự án bị ách tắc về pháp lý, thanh khoản thấp, thậm chí bằng 0. Tuy biên lợi nhuận với nhà ở xã hội thấp hơn và cũng không ít khó khăn bởi các điều kiện với người mua, thời điểm bán, chính sách vay song theo ông Hiệp, nếu các doanh nghiệp biết chắt chiu, đây vẫn là con đường lui có ánh sáng.
Dù nhiều kế hoạch chỉ là bước đầu, giới phân tích cho rằng việc xoay trục này cho thấy mỗi khi bế tắc, doanh nghiệp lại nghĩ đến nhà ở xã hội, nhà giá rẻ như phao cứu sinh. Trước đây, giữa lúc thị trường bất động sản đang ở đáy của cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 2011, phân khúc nhà giá rẻ có thanh khoản tốt đã hâm nóng lại thị trường bị đóng băng suốt thời gian dài nhờ gói vay hỗ trợ lãi suất của Chính phủ (gói 30.000 tỷ đồng).
Vì thế, theo ông Nguyễn Mạc Hoài Nam, Tổng giám đốc Công ty tư vấn Nam Phát, việc tăng nguồn cung nhà ở xã hội và nhà thương mại giá rẻ ở giai đoạn này không chỉ cứu doanh nghiệp mà còn có thể “rã đông” thị trường địa ốc. Chuyên gia này, cho rằng khi tham gia phân khúc này, các chủ đầu tư kỳ vọng vào 2 điểm sáng, về thanh khoản và nguồn tín dụng (cho cả chủ đầu tư và người mua).
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), ông Lê Hoàng Châu cũng đồng tình với quan điểm này này. Theo ông, hiện nay, ngay cả các doanh nghiệp làm nhà ở thương mại phân khúc bình dân, sản phẩm có giá vừa túi tiền với chỉ số rủi ro thấp (so với nhà ở cao cấp và hạng sang) cũng chỉ tiếp cận được lãi suất khoảng 11-11,5% một năm. Trong khi đó, lãi suất cho chủ đầu tư xây nhà ở xã hội là 8,7% mỗi năm từ nay đến hết 30/6 và kéo dài trong ba năm, cho thấy doanh nghiệp chuyển sang phân khúc này sẽ được hưởng lợi thế vốn rẻ (trên dưới 3%).
Dù vậy, ông Hoài Nam cho rằng làm nhà ở xã hội cũng là bước vào đường đua đầy thử thách do biên lãi không cao (giới hạn 10%), pháp lý khó tương đương nhà ở thương mại, giá bán và đối tượng bán phải theo quy định. Điều này lý giải vì sao trước đây số doanh nghiệp xây nhà ở xã hội đếm trên đầu ngón tay, ít có đơn vị nào mặn mà làm nhà ở xã hội khi thị trường nhà đất nóng sốt.
Advertisement
Nhìn vào thực tế nguồn cung nhà xã hội nhỏ giọt những năm qua, một số chuyên gia cũng nêu vấn đề, liệu các doanh nghiệp có hiện thực hóa được các kế hoạch khá tham vọng nói trên hay không. Tuy nhiên, ông Hiệp cho rằng, để nhận định về tính khả thi của các kế hoạch ở thời điểm này còn quá sớm, song khi một số chủ đầu tư tư nhân lớn đã tham gia vào đồng nghĩa với việc phân khúc này sẽ có sức sống hơn.
“Và một trong những vấn đề quan trọng nhất của việc phát triển phân khúc này không chỉ là vốn, mà còn vấn đề quỹ đất và cơ chế lựa chọn nhà đầu tư. Hai mấu chốt trên nếu được mở sẽ trở thành động lực trong dài hạn cho nhà ở xã hội”, ông Hiệp nói.
Các ngân hàng cũng vào cuộc thông qua việc triển khai chương trình cho vay ưu đãi với quy mô 120.000 tỷ đồng. Trong đó, từ nay đến hết 30/6, chủ đầu tư được vay 8,7% mỗi năm, kéo dài trong 3 năm kể từ ngày giải ngân; còn người mua nhà được áp mức lãi suất 8,2% mỗi năm trong 5 năm. Sau thời gian này, Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo lãi suất định kỳ 6 tháng một lần.
Minh Sơn – Vũ Lê
Những Tiềm Năng Của Bất Động Sản Nông Nghiệp Hiện Nay
Nội dung bài viết
Bất động sản nông nghiệp là một loại hình bất động sản tích tụ ruộng đất có quy mô lớn. Mục đích của nó là để đầu tư, sản xuất hay kinh doanh, phần lớn để phục vụ trong lĩnh vực nông nghiêp. Loại hình này sẽ áp dụng những công nghệ hiện đại đảm bảo yếu tố môi trường. Đặc biệt, nó hướng tới sự phát triển bền vững. Bất động sản nông nghiệp được vận hành, khai thác các lợi ích có được từ đất đai sau quá trình đầu tư, xây dựng dựa trên các yếu tố nông nghiệp.
Tìm Hiểu Bất Động Sản
2. Phân Biệt Đất Thổ Cư Và Đất Nông NghiệpĐất Thổ Cư: Là đất phi nông nghiệp, cho phép xây dựng để ở, xây dựng công trình. Đất lên đất thổ cư là từ đất nông nghiệp đạt yêu cầu và được cấp phép xây dựng công trình. Đất này vẫn có thể trồng trọt, sản xuất hoa màu. Sau khi đảm bảo yêu cầu về diện tích và pháp lý. Đất thổ cư được tách thửa và được cấp sổ đỏ theo luật đất đai.
Đất Nông Nghiệp: Là loại đất chỉ được phép sản xuất nông nghiệp, không được phép xây dựng nhà ở. Nếu muốn xây dựng công trình ở thì phải thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng sang đất thổ cư. Đất nông nghiệp có giá thấp hơn đất thổ cư.
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Đất Thổ Cư Và Đất Nông Nghiệp
3. Thị Trường Bất Động Sản Trong Nông Nghiệp Hiện Nay 3.1. Phân Loại Thị TrườngThị trường bất động sản nông nghiệp là thị trường ở đó bất động sản và dịch vụ bất động sản của nông nghiệp được giao dịch. Có 3 thị trường bộ phận của thị trường bất động sản nông nghiệp.
Thị trường quyền sử dụng đất: Đây là thị trường giao dịch các thửa đất nông nghiệp trong quá trình dồn điền và tập trung tích tụ ruộng đất. Phân mảng thị trường này không làm thay đổi mục đích sử dụng của đất nông nghiệp. Nó chỉ làm thay đổi chủ sử dụng đất hoặc thay đổi diện tích thửa đất.
Thị trường chuyển nhượng đất: Phân mảng thị trường này không làm thay đổi mục đích sử dụng đất, nó chỉ làm thay đổi chủ sử dụng đất, hoặc thay đổi loại đất, từ đất ở nông thôn sang đất ở thành thị (nếu trong quá trình đô thị hóa).
Thị trường đất nông nghiệp có yếu tố chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Đó là sự chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ hay đô thị. Bộ phận thị trường này hiện nay diễn ra rộng khắp ở những khu công nghiệp hóa, đô thị hóa và chuyển đổi ngành nghề kinh doanh.
Phân Loại Thị Trường
3.2. Tiềm Năng Bất Động Sản Nông NghiệpCùng với chủ trương đẩy mạnh của Đảng, Nhà nước, thị trường bất động sản nông nghiệp cũng ngày càng được chính thức hóa và phát triển. Sự hình thành mô hình kinh doanh này, trước đây chỉ nhằm mục đích kinh doanh dưới mô hình trang trại, chăn nuôi hoặc trồng cây. Sau đó, bất động sản nông nghiệp do chính các nhà đầu tư bỏ vốn để xây dựng thành một loại hình mới mẻ là du lịch nông nghiệp.
Chính vì thế mà ngày nay loại hình này trở nên “hot” và thu hút nhà đầu tư. Bởi lẽ lợi nhuận mà nó đem lại là khá lớn. Nhà đầu tư có thể kết hợp kinh doanh với tham quan du lịch để có thể quảng cáo và thu lợi nhuận từ cả hai nguồn sản xuất và kinh doanh du lịch sinh thái theo hướng farmstay.
Tiềm Năng Thị Trường
3.3. Hành Lang Pháp Lý Cần Lưu ÝMột trong những vướng mắc hiện nay của bất động sản nông nghiệp là vấn đề hạn điền. Theo quy định hiện tại, hạn điền chỉ từ 2ha đến 3ha. Nếu tập trung vượt quá 10 lần sẽ phải chuyển sang thuê của Nhà nước. Việc thế chấp đất chỉ dựa trên số tiền thuê của Nhà nước. Vì vậy, các chủ thể khó tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó, các quy định về chủ thể có thể về mua quyền sử dụng đất cũng hạn chế. Do đó, các nhà đầu tư vào nông nghiệp trong việc tiếp cận đất đai.
Hành Trang Pháp Lý
3.4. Những Lợi Ích Khi Đầu Bất Động Sản Nông Nghiệp
Thị trường này bước đầu sẽ có giai đoạn nhảy từ bao cấp sang cơ chế thị trường, giá đất tăng,… Vì thế bạn sẽ tìm được một món lời khá lớn từ đây.
Thị trường này còn mới, nhiều tiềm năng, tạo cho các chủ thể nhiều cơ hội đầu tư triển vọng.
Hiện nay, đã xuất hiện nhiều tập đoàn kinh doanh nông nghiệp, tạo ra nhiều cơ cấu ngành. Vì thế mà sức hút với ngành nông nghiệp cũng tăng cao.
Nông nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, theo hướng 4.0, áp dụng khoa học kỹ thuật. Đây chính là bước đệm tốt để bạn có thể phát triển trong tương lai.
Người nông dân đang thiếu vốn, bạn có thể phát triển bất động sản nông nghiệp để huy động vốn.
Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ góp đất là công ty cổ phần, khuyến khích nông dân tích tụ theo cơ cấu thị trường, tái cơ cấu nông nghiệp.
Lợi Ích Khi Đầu Tư
4. Kinh Nghiệm Đầu Tư Bất Động Sản Nông Nghiệp 4.1. Đất Có Nằm Trong Quy HoạchCó 4 cách để bạn có thể kiểm tra xem mảnh đất có nằm trong quy hoạch hay không:
Đầu tiên, xem nó có trong sổ đỏ không? Nếu đất đã có trong sổ đỏ thì bên trong có ghi thuộc diện quy hoạch gì. Lúc này, trước khi quyết định mua bạn xem xét đất đó có đúng với mục đích mà bạn cần hay không.
Liên hệ với công ty hay dịch vụ nhà đất tại địa phương. Họ sẽ là người nắm rõ được đất đai tại địa điểm này thuộc diện gì.
Liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền để biết chắc chắn mảnh đất này có đúng mục đích sử dụng của bạn hay không.
Sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến, hiện nay cách làm này được nhiều người ở thành phố lớn áp dụng. Nó giúp cho bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian để xác định mảnh đất nằm trong diện gì.
Xác Định Mảnh Đất Có Nằm Trong Quy Hoạch Hay Không
4.2. Hợp Đồng Mua Bán, Sở Hữu Đất Công Chứng Rõ RàngBất cứ giấy tờ trong việc mua bán, thanh lý, chuyển đổi người sở hữu đều phải được công chứng và tốt hơn hết là có bên thứ ba chứng thực. Điều này giúp đảm bảo an toàn về quyền lợi cho đôi bên. Để giấy tờ có ý nghĩa về mặt pháp lý hơn so với việc không được công chứng, chứng thực.
Vậy hợp đồng mua bán giấy tờ đất ghi bằng tay đúng quy định của pháp lý thì có giá trị về mặt luật pháp không?
Ngày nay có những tình huống mua bán đất ghi bằng giấy và nhiều người đang thắc mắc. Liệu rằng làm như vậy giấy tờ có đảm bảo về giá trị của mình không? Theo quy định của pháp luật ở Việt Nam, không có quy định rằng những giấy tờ, văn bản hợp đồng được viết tay sẽ không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, các loại hợp đồng, văn bản giấy tờ đều cần phải thực hiện thủ tục công chức theo đúng quy định. Trong đó có hợp đồng mua bán nhà, quyền sở hữu, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Hợp Đồng Mua Bán Sở Hữu Đất Phải Công Chứng Rõ Ràng
4.3. Phí Chuyển Đổi Đất Nông NghiệpTheo Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, việc chuyển đổi từ đất vườn sang đất ở thì số tiền để chuyển là sự chênh lệch 50% giữa tiền sử dụng đất ở với tiền sử dụng đất nông nghiệp (đất vườn) tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Còn theo Điểm b của khoản 2 Điều trên thì tiền sử dụng đất phải nộp sẽ bằng tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ cho tiền sử dụng đất tính theo giá (đất vườn) đất nông nghiệp.
Theo Khoản 4 và Khoản 8 Điều 18 Nghị định 126/2023/NĐ-CP, người sử dụng đất phải nộp tiền vào ngân sách nhà nước chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày thông báo nộp tiền.
Phí Chuyển Đổi Đất Nông Nghiệp
4.4. Quy Định Chuyển Đổi Từ Đất Nông Nghiệp Sang Đất ỞĐiều kiện chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở:
Hồ sơ cần có: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bản vẽ thửa đất đó.
Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2023/NĐ-CP, thời hạn giải quyết chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ không quá 15 ngày.
Nắm Bắt Quy Định Chuyển Đổi Từ Đất Nông Nghiệp Sang Đất Ở
5/5 – (11 bình chọn)
Đăng bởi: Tuấn Kiệt Bugani
Từ khoá: Những Tiềm Năng Của Bất Động Sản Nông Nghiệp Hiện Nay
Doanh Nghiệp Là Gì? Đặc Điểm Của Các Loại Hình Doanh Nghiệp Ở Việt Nam
Theo quy định tại khoản 10, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2023 thì: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng và tài sản cũng như trụ sở giao dịch và được thành lập hoặc đăng ký theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Hiện nay, các doanh nghiệp trên thị trường đa số đều thông qua quá trình sản xuất – kinh doanh, cung cấp các loại hình dịch vụ để đem về doanh thu. Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp hoạt động với lợi ích phi lợi nhuận. Qua đó cho thấy được sự đa dạng của doanh nghiệp trên thị trường, hãy tiếp tục theo dõi bài viết để hiểu thêm về doanh nghiệp, đem đến cho bạn một cách nhìn trực quan nhất về doanh nghiệp.
Tìm hiểu về đặc điểm của từng loại hình Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là đứa con tinh thần mang nhiều tâm huyết của nhà sáng lập, để phân biệt giữa những đứa con thì tên riêng là một điều hết sức cần thiết. Về nguyên tắc, việc đặt tên cho doanh nghiệp do người sáng lập quyết định.
Thông thường, tên doanh nghiệp mang nghĩa phát tài, phát lộc như: Hòa Phát, Hưng Thịnh, Quyết Tiến,…qua đó thể hiện mục tiêu, phương châm hoạt động của công ty hoặc theo các đặc điểm khác tùy vào từng doanh nghiệp.
Đặc điểm với doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng
Doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn tên riêng cho mình, tuy nhiên vẫn có những Quy định ràng buộc về phát luật để tránh những trường hợp vi phạm, không được công nhận trên pháp lý.
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp phải đáp ứng hai thành tố theo thứ tự sau:
Loại hình doanh nghiệp: Có thể viết là “Công ty Trách nhiệm hữu hạn” hoặc có thể viết tắt “Công ty TNHH”. Nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau nhưng vẫn phải đáp ứng như cách trên. Ví dụ: Doanh nghiệp Cổ phần, doanh nghiệp CP,…
Tên riêng: Việc đặt tên riêng cho doanh nghiệp phải nằm trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ số, ký hiệu. Tên doanh nghiệp phải gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu hay ấn phẩm phát hành từ doanh nghiệp.
Những điều cấm trong việc đặt tên cho doanh nghiệp được quy định:
Đặt tên trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký (Quy định tại Điều 41, Luật doanh nghiệp 2023).
Sử dụng tên Cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của Cơ quan Nhà nước.
Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa và thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Tính pháp lý với doanh nghiệp
Doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động kinh doanh cần phải có tài sản. Tài sản doanh nghiệp được hình thành từ 3 nguồn chính sau đây:
Tài sản từ thành viên, cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp.
Tài sản doanh nghiệp huy động.
Tài sản doanh nghiệp tạo lập trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp khi thành lập đều mang một mục đích chung là tạo ra doanh thu thông qua hoạt động mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Cùng với đó, có những doanh nghiệp phi lợi nhuận nhằm phục vụ cộng đồng, môi trường,…
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm mà tại đó doanh nghiệp tương tác với khách hàng trong trường hợp cần thiết. Trụ sở phải có địa chỉ được xác định rõ ràng, số điện thoại, số fax hoặc email.
Cùng với việc tìm hiểu về đặc điểm của doanh nghiệp, bạn cũng cần có những kiến thức về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, hỗ trợ trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp để thành lập. Cụ thể:
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) có 2 loại chính là Công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Đây là loại hình doanh nghiệp mà thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ về tài sản khác của công ty trên phạm vi vốn điều lệ của công ty.
Ưu điểm:
Chủ sở hữu được toàn quyền quyết định về quản lý, cách thức hoạt động và điều hành công ty.
Cơ cấu đơn giản, dễ dàng trong việc quản lý.
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ, rủi ro thấp.
Dễ dàng chuyển đổi loại hình, từ công ty TNHH sang doanh nghiệp CP,…
Nhược điểm:
Hạn chế trong vốn điều lệ làm ảnh hưởng đến hình ảnh công ty.
Không được phát hành cổ phiếu.
Đặc điểm của doanh nghiệp là Công ty TNHH
Doanh nghiệp Cổ Phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ sở hữu nó. Nguồn vốn công ty được chia thành nhiều phần khác nhau gọi là Cổ phần và được phát hành để huy động vốn từ nhà đầu tư.
Ưu điểm:
Khả năng huy động vốn cao và linh hoạt.
Thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệp dễ dàng, đơn giản.
Phù hợp với nhiều lĩnh vực.
Nhược điểm:
Phức tạp trong quản lý và điều hành.
Cơ cấu tổ chức cồng kềnh với nhiều phòng ban.
Quyết định phụ thuộc vào nhiều cổ đông.
Doanh nghiệp Hợp danh gồm 2 thành viên (là cá nhân) sở hữu chung doanh nghiệp, kinh doanh dưới một tên chung. Những thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể có thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm trong khoản vốn đã góp của mình.
Ưu điểm:
Việc quản lý và điều hành không quá khó.
Độ tin tưởng cao từ khách hàng và đối tác.
Nhược điểm:
Rủi ro cao, ít phổ biến.
Không phát hành cổ phiếu.
Doanh nghiệp Tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong mọi hoạt động. Chủ doanh nghiệp tư nhân không đồng thời là chủ hộ kinh doanh cũng như là thành viên hợp danh.
Ưu điểm:
Thủ tục thành lập đơn giản.
Người chủ được tự do quyết định cách thức hoạt động cũng như quản lý.
Mức độ tin tưởng cao từ khách hàng, đối tác.
Nhược điểm:
Rủi ro rất cao trên vốn hoạt động.
Khả năng huy động vốn cực thấp.
Hạn chế trong quyền góp vốn.
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức quản lý dưới hình thức: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Doanh nghiêp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu trong trường hợp Nhà nước có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100% vốn điều lệ.
Nỗi Khổ Của Nhà Đầu Tư Gồng Lãi Ngân Hàng: Chấp Nhận Bán Nhà Trung Tâm Thủ Đô, “Nuôi” Bất Động Sản Ở Tỉnh
Thanh khoản đóng băng của thị trường đất tỉnh khiến cho nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán căn nhà đang ở tại trung tâm thủ đô, để thu hồi vốn, nuôi khoản lãi đang chất chồng cho bất động sản “ở xa” đang thế chấp.
Ngọc Minh, môi giới mới vào nghề 3 năm, đến từ Hà Nội kể lại, cách đây 2 tháng, anh vừa môi giới thành công thương vụ giao dịch nhà đất. Chủ nhà là dân đầu tư bất động sản, chuyên đầu tư đất đấu giá, đất thổ cư ở các vùng lân cận Hà Nội và tỉnh lẻ.
Căn nhà mà chủ rao bán có diện tích 40m2, được đầu tư cẩn thận, nội thất đầy đủ. Ở thời điểm đầu năm 2023, tính theo giá thị trường, căn nhà này được định giá khoảng 4,2 tỷ đồng, nằm ở quận Nam Từ Liêm.
Tuy nhiên, do “chôn vốn” vào bất động sản nhiều, nhà đầu tư này hiện phải gánh khoản nợ ngân hàng hơn 6 tỷ đồng, chưa kể các khoản tiền vay mượn người thân. Mặc dù đã rao bán kể từ giữa năm 2023 đến nay, thậm chí cắt lỗ 20% nhưng chủ nhà mới thanh khoản được 1 lô đất ở Hưng Yên, trị giá 890 triệu đồng. Số tiền bán đất chỉ đủ trang trải khoản gốc lãi kéo dài trong gần 1 năm qua.
Đầu tư đất nền tỉnh khiến nhiều nhà đầu tư mắc kẹt.
“Đến hiện tại, rao bán đất tỉnh không thành, không thể đủ sức gồng nợ gốc lãi, vợ chồng chủ nhà quyết định nhờ tôi rao bán căn nhà đang ở, chấp nhận đi thuê chung cư. Chủ nhà phát giá 4 tỷ đồng với mong muốn thu tiền về nhanh. Sau 2 tuần, một đôi vợ chồng trẻ chốt mua với giá 3,8 tỷ đồng. Vì cần tiền gấp nên chủ nhà đồng ý về giá và để lại toàn bộ nội thất”, môi giới tên Minh nói thêm. “Thực tế, bán nhà đất ở trung tâm Hà Nội, chỉ cần giảm 10% so với giá thị trường là có thể thanh khoản dễ dàng hơn là đất ở quê do nhu cầu ở thực lớn”.
Cũng rơi vào tình trạng tương tự như vậy, anh Nguyễn Tuyến (Hà Nội) vừa chấp nhận bán gấp căn chung cư tại khu đô thị lớn ở Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Căn hộ 3 phòng ngủ, diện tích 75m2, đầy đủ nội thất được bán với giá 2,7 tỷ đồng, thấp hơn khoảng 200 triệu đồng so với giá thị trường. Sau chưa đầy 1 tuần rao bán, anh Tuyến tìm được người mua.
Nguồn cơn của việc bán nhà gấp đến từ khoản lãi gốc mà anh Tuyến đang phải gánh khi đầu tư vào đất nền tỉnh và vùng ven Hà Nội. Năm 2023, anh Tuyến mới bước chân vào đầu tư đất nền. Lô đầu tiên mà anh mua tại Thanh Hoá. Sau 3 tháng, anh Tuyến chốt lời 20%. Thấy đầu tư đất lời nhanh, không lường trước kịch bản thị trường đóng băng, nhà đầu tư này xuống tiền thêm vào 2 lô đất ở Thanh Hoá, bằng khoản tiền vốn từ thế chấp căn nhà bố mẹ ở quê và căn chung cư tại Hà Nội.
Đến đầu năm 2023, anh Tuyến gom tiền mua lô đất ở Long Biên trị giá 1,4 tỷ đồng bằng việc thế chấp chính lô đất này để vay ngân hàng.
Tổng tiền vay ngân hàng khoảng 3 tỷ, mỗi tháng anh Tuyến phải trả 35 triệu đồng tiền lãi. Trung bình mỗi năm, nhà đầu tư này phải trả khoảng 600 triệu tiền gốc cho cho thời hạn vay 5 năm.
Advertisement
Không có nguồn thu nhập đều đặn từ công việc kinh doanh, thanh khoản lô đất ở tỉnh hay Long Biên chật vật, anh Tuyến chấp nhận bán căn hộ chung cư đang ở.
“Đúng là bán nhà ở trung tâm Hà Nội, để nuôi bất động sản “ở xa”. Tôi mong thị trường sớm hồi lại để bán lô đất ở Thanh Hoá, thu hồi vốn. Chứ với lãi suất gần 14% mỗi năm, tôi sợ không thể kéo dài thời gian gồng gốc lãi”, anh Tuyến kể.
Thị trường bất động sản tỉnh đã chững lại từ năm 2023 đến nay, sau khoảng thời gian dài tăng nóng. Theo giới đầu tư, chỉ khu đô thị, trung tâm thành phố lớn, cư dân đông, thanh khoản của bất động sản mới khả quan. Đối với loại hình đất đấu giá, đất thổ cư ở khu vực mật độ dân cư thấp, gần như thị trường đóng băng. Đây là nỗi ám ảnh với những nhà đầu tư vay ngân hàng mua đất, đứng trước khoản nợ gốc lãi lớn.
Chuyên Gia Nhận Định Bất Ngờ Về Thị Trường Bất Động Sản Năm Mới
Câu chuyện BĐS năm 2023 vẫn là việc giá BĐS nhà ở sẽ xu hướng tăng. Đây cũng là phân khúc tiếp tục dẫn dắt thị trường BĐS, trong khi các loại hình như BĐS thương mại, BĐS du lịch phục hồi chậm hơn. Trong đó, BĐS thương mại bị tác động bởi câu chuyện chuyển đổi số.
Đó là chia sẻ của TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo “Gói kích thích kinh tế quy hoạch và cơ hội đầu tư BĐS năm 2023 do Cafeland tổ chức chiều 23/12/2023.
“Thị trường BĐS năm 2023 nhìn chung vẫn phát triển tốt. Tuy vậy, tốt cho người mua ở chứ không phải mua để đầu tư”, TS Khương nhấn mạnh.
Vị chuyên gia này từng chia sẻ, với bối cảnh hiện tại, thị trường đang ấm lên, tiềm lực dựa vào người mua có nhu cầu ở thật, do vậy đó không phải thị trường ảo. Đối với những người có thu nhập vừa phải, trung cao thì sản phẩm BĐS chính là đại diện cho thị trường.
Bên cạnh đó, ngoài việc người mua có nhu cầu ở thật thì người đầu tư cũng rất tỉnh táo, họ chuyển hướng dòng tiền của họ sang những kênh đầu tư khác nhau chứng khoán, vàng và ngoại tệ.
Theo TS Khương, những sản phẩm có giá trị trung bình đến trung cao luôn là đại diện cho thị trường bất động sản đô thị. Nhu cầu sẽ giữ ở mức cao và không thay đổi nhiều. Nguồn cung dự án nhà ở sẽ tiếp tục hạn chế do dịch bệnh tác động đến tiến độ thực hiện dự án, chi phí đất tăng cao đẩy mặt bằng giá cũng gia tăng.
“Mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn là thử thách, ảnh hưởng đến tộc độ tăng trưởng nền kinh tế, tuy nhiên giống như các thị trường khác trên thế giới, thị trường bất động sản nhà ở được dự báo luôn là điểm nóng, nhu cầu của người dân luôn ở mức cao ở các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM”, TS Khương nhấn mạnh.
Chuyên gia nhận định bất ngờ về thị trường bất động sản 2023
Chia sẻ về câu chuyện BĐS trong năm 2023, TS Sử Ngọc Khương nhận định, vướng mắc của thị trường vẫn là pháp lý BĐS. Đây chính là yếu tố tính vào chi phí đầu vào, đẩy giá BĐS tăng cao.
Với nhà đầu tư cá nhân, theo TS Khương nhu cầu vẫn khá cao trên thị trường vào năm 2023, nhưng do giá tăng cao nên sẽ khó khăn cho người dân mua nhà tầm trung. Ở phân khúc giá từ 2-3 tỉ đồng dự báo sẽ tăng giá mạnh.
Đối với nhà đầu tư tổ chức, sẽ không còn làm dự án theo kiểu quỹ đất nhỏ lẻ, bởi chúng tôi cũng đã hết quỹ đất. Họ sẽ có chiến lược tìm quỹ đất tại các TP vệ tinh như Long An, Bình Dương, Đồng Nai…với quy mô vài chục đến vài trăm héc-ta. Đồng thời, ý tưởng về quy hoạch dự án, gắn liền với cơ sở hạ tầng giao thông cũng là những cơ hội cho nhà đầu tư tổ chức vào năm 2023.
“Theo tôi, câu chuyện BĐS năm 2023 sẽ tích cực nếu gắn liền với cơ sở hạ tầng giao thông. Việc đẩy mạnh đầu tư công càn sớm càng tốt không chỉ tác động đến thị trường BĐS mà tác động tích cực của cả nền kinh tế”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Theo TS Khương, lướt sóng BĐS năm 2023 sẽ rất khó. Tuy vậy, giá BĐS sẽ có sự tăng đáng kể ở một số khu vực. Việc sốt đất thời gian qua không phản ánh cục diện thị trường BĐS.
“Tuy vậy, có một điều đáng nói, sức nén về nguồn cung và nhu cầu khiến nhu cầu tích luỹ tài sản của người dân chủ yếu vào BĐS và chứng khoán. Nguồn tiền của người dân không đổ vào sản xuất kinh doanh mà gần như đổ vào chứng khoán và BĐS đó là sự thiệt hại cho nền kinh tế”, TS Khương nhấn mạnh.
Còn theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, BĐS năm 2023 giá BĐS vẫn xu hướng tăng, trung bình ở các phân khúc từ 5-8%. Do nguồn cung khan hiếm, nhu cầu cao, giá BĐS vẫn tăng. Trong đó, giá BĐS khu công nghiệp tăng nhanh, trung bình 10% (có địa phương tăng 3%, có địa phương tăng 18%).
Theo vị chuyên gia này, phân khúc BĐS nhà ở, logistics, công nghiệp vẫn khả quan trong năm 2023, trong khi BĐS cho thuê, nghỉ dưỡng còn phụ thuộc nhiều vào tình hình kiểm soát dịch bệnh.
“Nhà đầu tư vẫn đánh giá tương đối cao với kênh đầu tư BĐS. Trong thời gian tới, doanh nghiệp BĐS cần tận dụng câu chuyện quỹ đất, sản phẩm mới, chuyển đổi số, đa dạng hoá nguồn vốn, quản trị nguồn lao động, rủi ro… chuyên nghiêp hơn”, TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
Roe Là Gì? Roe Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Hoạt Động Doanh Nghiệp?
Tìm hiểu về ROE là gì và tác động của ROE đến hoạt động doanh nghiệp. Hiểu về chỉ số ROE quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp.
ROE (Return on Equity) là một chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Chỉ số này đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp dựa trên số vốn mà cổ đông đã đầu tư. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ROE, cách tính ROE, và tác động của ROE đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
ROE là gì? Đầu tiên, hãy tìm hiểu về khái niệm ROE. ROE được hiểu là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Đây là một chỉ số tài chính quan trọng để đánh giá hiệu suất kinh doanh của một doanh nghiệp. ROE cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp dựa trên số vốn mà cổ đông đã đầu tư.
ROE có ý nghĩa gì trong doanh nghiệp? ROE cung cấp thông tin về hiệu suất đầu tư của doanh nghiệp, giúp cổ đông và nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời và rủi ro của việc đầu tư vào doanh nghiệp đó.
Trong công thức này, lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi các khoản thuế. Vốn chủ sở hữu là số vốn mà cổ đông đã đầu tư vào doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế: Đây là số tiền mà doanh nghiệp kiếm được sau khi trừ đi các khoản chi phí và thuế.
Vốn chủ sở hữu: Đây là số vốn mà cổ đông đã đầu tư vào doanh nghiệp. Nó bao gồm cả vốn cổ phần và lợi nhuận tích luỹ.
ROE có thể được sử dụng để đánh giá hiệu suất kinh doanh của một doanh nghiệp. Phân tích ROE trong các ngành công nghiệp khác nhau có thể giúp so sánh hiệu suất kinh doanh của các doanh nghiệp cùng ngành.
Hãy xem xét việc so sánh ROE của các doanh nghiệp trong cùng một ngành. ROE cao hơn cho thấy doanh nghiệp có khả năng sinh lời tốt hơn và sử dụng vốn hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần chú ý rằng ROE cũng phụ thuộc vào ngành công nghiệp và mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Tăng trưởng doanh số và lợi nhuận: ROE cao thường đi kèm với khả năng tăng trưởng doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả để tạo ra lợi nhuận và phát triển.
Thu hút đầu tư và vốn vay: ROE cao là một yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư và vốn vay. Các nhà đầu tư và ngân hàng thường ưu tiên đầu tư vào những doanh nghiệp có ROE cao vì nó cho thấy khả năng sinh lời và khả năng trả lãi cao.
ROE là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất kinh doanh của một doanh nghiệp.
ROE cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng sinh lời tốt hơn và sử dụng vốn hiệu quả hơn.
ROE có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh số và lợi nhuận, thu hút đầu tư và vốn vay, cũng như tạo lòng tin và uy tín với cổ đông và nhà đầu tư.
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về ROE, cách tính ROE, và tác động của ROE đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ROE là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất kinh doanh của một doanh nghiệp, và nó có tác động lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.
ROE là một yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư và vốn vay, và cũng giúp tạo lòng tin và uy tín với cổ đông và nhà đầu tư. Vì vậy, hiểu và đánh giá ROE là rất quan trọng đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này
Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi
Liên Hệ Ngay!
Cập nhật thông tin chi tiết về Nhà Ở Xã Hội – ‘Chiếc Phao’ Của Doanh Nghiệp Bất Động Sản trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!