Bạn đang xem bài viết ‘Nhòa Lệ’ Khi Ghé Thăm Nhà Tù Phú Quốc – Nơi Ghi Dấu Tinh Thần Bất Khuất Của Các Chiến Sĩ Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nói đến du lịch Phú Quốc mọi người thường chỉ nghĩ đến những bãi biển nên thơ, những khu resort sang chảnh cùng những khu vui chơi, trí hiện đại. Tuy nhiên, tại hòn đảo ngọc còn có một địa điểm khá đặc biệt mà bạn không nên bỏ qua đó chính là nhà tù Phú Quốc. Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm tham quan nhà tù Phú Quốc cực kỳ hữu ích.
Giới thiệu đôi nét về nhà tù Phú QuốcNhà tù Phú Quốc là một nhà giam cũ, nay là một di tích lịch sử nổi tiếng nằm tại số 350 đường Nguyễn Văn Cừ, thuộc xã An Thới, phía Nam của đảo Phú Quốc. Nơi đây nằm cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 28 km và cách Bãi Khem khoảng 2 km. Nhà tù này được xây dựng trên một vùng đất vô cùng rộng lớn, lên đến hơn 400 ha, bao gồm 500 ngôi nhà, với tất cả 12 khu vực khác nhau. Mỗi khu đều có chuồng cọp, nhà biệt giam để tra tấn và canh giữ tù nhân.
Một số kinh nghiệm tham quan nhà tù Phú Quốc mà bạn nên biết Cách di chuyển đến nhà tù Phú QuốcCó khá nhiều cách bạn có thể lựa chọn để di chuyển đến đây. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm tham quan nhà tù Phú Quốc, bạn nên thuê xe máy tại các cửa hàng trên đảo Phú Quốc với giá rất rẻ, chỉ khoảng 100,000đ đến 150,000đ tùy từng loại xe. Từ trung tâm thị trấn Dương Đông, bạn theo hướng quốc lộ 6 phía Đông Nam sẽ tới địa bàn xã An Thới. Từ đây bạn sẽ thấy có rất nhiều biển chỉ dẫn đến nhà tù Phú Quốc. Bạn cũng có thể dừng xe và hỏi thăm những người dân bản địa.
Bên cạnh đó, nếu như bạn không muốn phải lo lắng về vấn đề đi lại, có thể đặt những tour tham quan nhà tù Phú Quốc.
Bạn nên đến tham quan nhà tù Phú Quốc bằng xe máy. Ảnh: yeudulich.
Giờ mở cửa nhà tù Phú Quốc Giá vé tham quan nhà tù Phú QuốcHiện nay, nhà tù Phú Quốc mở cửa hoàn toàn miễn phí cho du khách vào tham quan. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn biết được thêm nhiều thông tin thú vị thì có thể thuê hướng dẫn viên với giá chỉ khoảng từ 100,000đ đến 200,000đ.
Nhà tù Phú Quốc có gì đặc biệt?Có lẽ cảm giác đầu tiên mà bất cứ ai khi tới đây cũng cảm nhận được đó là sự rùng rợn, dã man của những màn tra tấn tù binh. Mặc dù chỉ qua những mô hình thôi nhưng dường như những ký ức đau thương của ông cha ta thời kháng khiến vẫn được khắc họa vô cùng chân thực, rõ nét.
Rợn người với những màn tra tấn dã man tại nhà tù Phú Quốc. Ảnh: chúng mình.
Một vài lưu ý khi tham quan nhà tù Phú Quốc bạn nên biết
Mặc dù không phải là một địa điểm du lịch tâm linh nhưng khi tới đây bạn cũng nên ăn mặc kín đáo, lịch sự.
Nếu bạn mang đồ ăn, nước uống từ bên ngoài vào phải tuyệt đối chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh môi trường, tránh vứt rác bừa bãi.
Phan Hoàng (Tổng hợp)
Đầm Chuồn, Nơi Ghi Dấu Vẻ Đẹp Mộng Mơ Xứ Huế
Gạt qua những muộn phiền, ồn ào trong cuộc sống xuôi về miền cố đô Huế, Đầm Chuồn hiện ra như một điểm nhấn độc đáo về phong cảnh trữ tình mà thiên nhiên ban tặng. Vẻ đẹp của buổi sớm mai cùng nhịp khua mái chèo đập nước chở cá tôm về hay mặt hồ rực sáng trong nắng vàng ban trưa và nhộm màu tím hồng trong buổi chiều tà.
Người đẹp nép mình bên phá Tam Giang
Ảnh: Trần Bảo Hòa Nói đến xứ Huế mộng mơ, du khách thường nghĩ ngay đến những di tích lăng tẩm Huế, sông Hương, núi Ngự hay chùa Thiên Mụ. Ngoài các địa điểm trên, Đầm Chuồn có diện tích khoảng 100ha là điểm đến du khách không thể bỏ qua. Đây là đầm nước lợ trong hệ thống đầm phá Tam Giang, thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Trước đây, đầm phá Tam Giang là vùng đất rộng ngập sâu trong nước, nhiều sình lầy, sóng gió và thuyền bè đi lại dễ gặp nạn. Nhưng ngày nay khu vực đầm phá này dễ đi lại, có nguồn tài nguyên biển quý giá để người dân đánh bắt làm nguồn sống, trong đó Đầm Chuồn còn là nơi thú vị để du khách trải nghiệm cuộc sống mưu sinh của người dân.
Vẻ đẹp từ cuộc sống mưu sinhẢnh: Trần Bảo Hòa Tại Đầm Chuồn, du khách dễ dàng nhận ra những chiếc vó có màu nâu vàng, những chắn sáo (còn gọi vây ví, một hệ thống ngư cụ để ngư dân nuôi các hải sản trên đầm), đặc biệt là những “nhà chồ” tạo nên nét chấm phá cho Đầm Chuồn. Nhà chồ, đặc thù của người dân miền sông nước, là những căn nhà lán rộng khoảng 5m2 được dựng từ tre lồ ô trên đầm. Nhà lán vẫn có đủ điều kiện để người dân sinh hoạt. Đây còn là nơi du khách nghỉ đêm, ngắm trăng sao và được nhậu lai rai với ngư dân thì không có gì thú vị cho bằng.
Đến vẻ đẹp qua từng thước phim, khung ảnhẢnh: Nguyễn Trung Thành/ chúng tôi Ở mỗi thời điểm khác nhau trong ngày, đầm Chuồn lại khoác lên mình một dáng vẻ mới, quyến rũ, bình dị và đẹp đến nao lòng. Do vậy, đến đây vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bạn đều cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của nơi này. Đặc biệt, cảnh vật trở nên huyền ảo hơn vào mỗi sáng sớm và hoàng hôn, đây cũng là thời điểm được các nhiếp ảnh đến để săn những bức ảnh đẹp. Bạn có thể lựa chọn di chuyển trên những chiếc xuồng nhỏ để tham quan đầm Chuồn. Khung cảnh trong lành với nắng và gió dịu nhẹ, sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các hoạt động như đánh bắt hải sản, câu cá…
Thưởng thức ẩm thựcCác loại hải sản tươi ngon tại Đầm Chuồn có thể kể đến như cua, ghẹ, cá ong, cá dìa, cá mú, cá nâu hay cá kình. Chúng được ngư dân nuôi trong những chắn sáo hay đánh bắt tự nhiên. Không chỉ nổi tiếng với các loại cá, mà nơi đây còn nổi tiếng với các món bánh đặc sản như bánh khoái cá kình, bánh tét làng chuồn, bánh canh, bánh nậm,…
Theo Nhu Nguyen (Wiki Travel)
Đăng bởi: Phúc Hoàng
Từ khoá: Đầm Chuồn, nơi ghi dấu vẻ đẹp mộng mơ xứ Huế
9 Trải Nghiệm Bạn Nên Thử Khi Ghé Thăm Quảng Nam
Khám phá chợ cá Tam Tiến sáng sớm
Chợ Tam Tiến thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Tam Kỳ tầm 15 km, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để di chuyển đến đây. Dù vậy khu chợ này đa phần chỉ có người dân địa phương biết đến và vẫn chưa khai thác du lịch. Lý do là vì chợ Tam Tiến thường họp vào lúc sáng sớm và phần nhiều du khách rất ngại việc phải dậy sớm. Muốn tham quan khu chợ này bạn phải đến trong khoảng thời gian từ 4 giờ đến 5 giờ. Nếu đi trễ chợ sẽ tan họp, chỉ còn lại lai rai một vài ngư dân.
Sở dĩ chợ cá họp sớm như vậy là vì ngư dân thường đi đánh cá về rất sớm. Ngày hôm trước những người ngư dân sẽ ra khơi lúc tầm 3 giờ chiều ngày hôm trước và về lại đất liền khoảng 3 giờ, 4 giờ sáng hôm sau. Người nhà, thương lái cũng bắt đầu tụ họp để mua bán được những loại hải sản tươi ngon nhất.
Ngồi thuyền thúng ở rừng dừa Bảy Mẫudefault
Nằm cách phố cổ Hội An 3 km là khu rừng dừa nước Bảy Mẫu rộng hơn 10 ha thuộc xã Cẩm Thanh. Ngồi thuyền thúng len lỏi trong những rặng dừa xanh ngắt và tận hưởng không khí trong lành là trải nghiệm độc đáo, được nhiều người yêu thích. Khu du lịch rừng dừa Bảy Mẫu có hai loại thuyền thúng, loại nhỏ chở được 2 khách và loại lớn dành cho 4 khách. Trong hành trình dạo chơi, ngắm cảnh, bạn sẽ được nghe kể những câu chuyện thú vị về rừng dừa và xa xa là giai điệu thân thương của một điệu hò xứ Quảng.
Mỗi người chi trả 200.000 đồng là được tham gia tour ngồi thuyền len lỏi giữa những tán dừa xanh mát, trải nghiệm câu cua, xem biểu diễn múa thuyền thúng…
Dạo chơi làng rau Trà Quếdefault
Theo người dân nơi đây kể lại, làng rau Trà Quế Hội An trước kia có tên là Nhự Quế, trồng các loại rau có mùi hương như cây quế. Đến thế kỉ 18, có một vị vua triều Nguyễn ghé qua, nghe đến loại rau lạ có vị cay nồng như quế, mùi thơm dễ chịu như hoa trà cho nên đã đổi tên làng thành Trà Quế.
Tham quan làng rau Trà Quế – Một trong những địa điểm du lịch Hội An thú vị, bạn đừng bỏ qua cơ hội trải nghiệm công việc của một nông dân đích thực. Bạn sẽ được người dân bản địa hướng dẫn từ A-Z và được giới thiệu tỉ mỉ cách xới đất, gieo hạt, tưới cây và thu hoạch rau. Mặc dù có chút thấm mệt nhưng đảm bảo sau khi kết thúc công việc, bạn sẽ hiểu thêm về cuộc sống của một người làm nông cũng như cảm nhận được sự dung dị nơi làng quê thôn xóm.
Tìm hiểu nghề truyền thống ở làng Cẩm PhúLàng du lịch cộng đồng Cẩm Phú ở xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn, nằm cách Hội An khoảng 15 km là vùng đất sở hữu nhiều giá trị văn hóa, nghề truyền thống độc đáo như điêu khắc gỗ, trồng hoa, ươm tơ dệt lụa, nuôi tằm… Du khách thăm làng sẽ được trải nghiệm khung cảnh đồng quê, tham quan các xưởng mộc, dệt, xem dân trình diễn bắt tôm cá trên sông Thu Bồn…
Thưởng thức show diễn Đêm Mỹ Sơn huyền thoại“Đêm Mỹ Sơn huyền thoại” là chương trình biểu diễn nghệ thuật ngoài trời, nhằm tái hiện những giá trị của tinh hoa văn hóa Chăm. Chương trình gồm 3 chương, kéo dài 60 phút. Chương đầu có tên gọi “Thung lũng – câu chuyện thời gian” tái hiện sống động dòng chảy thời gian diễn ra tại miền tháp cổ và nét đẹp độc đáo của khu đền tháp qua từng thời kỳ từ ngàn xưa.
Chương 2 “Đêm Mỹ Sơn huyền thoại” sẽ đưa mọi người ngược dòng thời gian để cảm nhận nguồn cội thiêng liêng.
Chương 3 “Ánh sáng giao hòa” là sự giao hòa giữa xưa và nay, quá khứ và hiện tại, nhắc nhở hậu thế bảo tồn và phát huy những giá trị hiện còn.
Sản phẩm du lịch mới này dự kiến diễn ra mỗi tháng một lần vào ngày 16 Âm lịch, sau đó tùy vào nhu cầu khách sẽ tăng thêm buổi.
Du lịch sinh thái hồ Phú NinhHồ Phú Ninh là hồ chứa nước nhân tạo lớn thứ 2 của Việt Nam với diện tích hơn 23.000ha và 30 đảo lớn nhỏ. Vì vậy, nơi đây được xem như “hòn ngọc xanh” của miền Trung, thu hút đông đảo du khách tới nghỉ dưỡng và tham quan.
Du khách đến hồ được trải nghiệm đi thuyền tham quan lòng hồ, lướt ván, chèo kayak, phao chuối, moto nước, trượt zipline, câu cá, cắm trại, tắm khoáng…
Thưởng thức show diễn Ký ức Hội AnShow Ký ức Hội An là chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh lớn nhất thế giới. Show diễn với các tiết mục được dàn dựng công phu cùng sự có mặt của hàng trăm nghệ sĩ. Trực tiếp chiêm ngưỡng các tiết mục của show Ký ức Hội An đã trở thành một trong những trải nghiệm không thể thiếu của du khách thập phương.
Show diễn thực cảnh với hơn 500 diễn viên được tổ chức các tối cuối tuần tại Công viên Ấn tượng Hội An, Cồn Hến, Cẩm Nam, Hội An. Ký ức Hội An gồm 5 màn diễn kéo dài khoảng 75 phút thể hiện các nội dung sơ lực về lịch sử thương cảng cổ xưa. Trong show diễn, du khách sẽ đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác nhờ quy mô sân khấu, đạo cụ, kỹ xảo và sự chuyên nghiệp của diễn viên. Giá vé từ 480.000 đến 1,2 triệu đồng, tùy hạng ghế.
Cà phê ngắm phố cổ Hội An từ trên caoDạo quanh phố cổ chụp ảnh check-in bên những ngôi nhà rêu phong không còn mới mẻ thì du khách có thể tìm các tiệm cà phê trên cao để vừa thưởng thức đồ uống vừa ngắm phố. Một số quán có vị trí thuận tiện như Faifo, The Chef, 92 Station… với sân thượng rộng, thoáng cho du khách có nhiều góc ngắm phố cổ đẹp hơn.
Thăm tượng đài Mẹ ThứTheo ban Quản lý tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, kinh phí xây dựng tượng đài Mẹ Thứ lên đến 411 tỷ đồng. Công trình này được xây dựng trên mảnh đất có diện tích 15 ha. Tượng đài Mẹ Thứ còn được biết đến với tên gọi khác là tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bức tượng của Mẹ Thứ lấy nguyên mẫu từ bà Nguyễn Thị Thứ, quê ở Quảng Nam.
Cũng như tượng đài Mẹ Nhu được những người con Đà thành hết mực kính trọng thì tượng đài Bà mẹ Việt Nam Nguyễn Thị Thứ cũng là niềm tự hào to lớn đối với những người dân xứ Quảng. Là công trình văn hóa cấp quốc gia, tượng đài Mẹ Thứ là tượng đài về Bà mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất nước ta tính đến hiện nay.
Những Món Cốm Ngon Của Việt Nam Mang Tinh Hoa Đất Trời, Nổi Tiếng Khắp Nơi
Mỗi món cốm ngon của Việt Nam như cốm làng Vòng, cốm Tú Lệ, cốm dẹp Sóc Trăng mang một hương vị thơm ngon rất riêng, ăn một lần nhớ mãi.
Những món cốm ngon của Việt Nam được nức tiếng mọi miền 1. Cốm làng Vòng Hà NộiCốm làng Vòng Hà Nội là một trong những món cốm ngon của Việt Nam, nổi tiếng khắp cả nước. Bạn đã từng nghe hai câu thơ: “Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì, Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn” chưa? Đây chính là ý thơ thể hiện sự thơm ngon và danh tiếng của loại cốm ngon Hà Thành.
Hà Nội có món cốm làng Vòng ngon nức tiếng. Ảnh: @ngominh91
Tương truyền, cốm làng Vòng đã có từ hàng ngàn năm trước, là món qua mà thiên nhiên ban tặng cho người nông dân. Mỗi hạt cốm Vòng đều là sự kết tinh giữa hương vị trời đất, mang trong mình hương sữa non thơm phức, thanh mát mà không phải loại cốm nào cũng có được.
Cốm làng Vòng có độ dẻo thơm, vịt ngọt thanh tao. Ảnh: @cashouse.danang
Giờ đây, cốm Vòng trở thành thứ đặc sản của Hà Nội, là món ngon mà người dân địa phương yêu thích, còn du khách xa gần đều lựa chọn để mua về làm quà. Mùi thơm nhẹ nhàng, thanh tao cùng độ dẻo mềm đã tạo nên đặc trưng của cốm làng Vòng Hà Nội. Vì thế mà thức quà này trở thành món ngon hấp dẫn mỗi độ cuối hè đầu thu.
Thu về, người Hà Nội lại háo hức chờ món cốm đầu mùa thơm ngon. Ảnh: @minho.cute
Vào những ngày đầu thu, người dân làng Vòng lại tất bật với các công đoạn làm cốm. Người xát vỏ, người đãi trấu, người lại giã cốm nhiệt tình, cốt sao tạo ra những gánh cốm thơm theo để phục vụ cho những ngon người đang chờ mùa thu về và thưởng thức món cốm xanh bổ dưỡng.
Cốm xanh chuẩn vị phải gói trong lá sen. Ảnh: @ngocbittttt
Dựa trên kinh nghiệm mà ông cha để lại, người dân làng Vòng ngày càng phát triển nghề làm cốm, cho ra đời những hạt cốm vừa xanh, vừa dẻo lại vừa thơm. Bằng chính sự thơm ngon nguyên bản mà danh tiếng cốm Vòng ngày càng lan rọng, gắn liền với tuổi thơ của biết bao con người Hà Nội.
Cốm làng Vòng gắn liền với tuổi thơ nhiều thế hệ người dân Hà Thành. Ảnh: @vtv24news
Cốm làng Vòng – món cốm ngon của Việt Nam được ứng dụng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như chả cốm, chè thập cẩm, chè bưởi, cốm xào dừa, bánh cốm,…. Độ dẻo ngọt của hạt cốm, màu xanh mát tự nhiên giúp cho các món ăn không chỉ ngon mà còn đẹp và bắt mắt.
Cốm làng Vòng là đặc sản nhiều du khách mua về làm quà. Ảnh: @suachua_m
Hiện nay, giá cốm Vòng dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/lạng. Để mua chuẩn cốm ngon, du khách nên chọn mua tại những địa chỉ uy tín làng Vòng và một số nơi ở Mễ Trì. Ngoài ra, bạn nên mua cốm đúng mùa vì hương sữa lúa rõ rệt và vị cốm non hơn hẳn so với cốm được làm cuối vụ.
2. Cốm Tú LệNếu thủ đô Hà Nội có món cốm làng Vòng danh tiếng thì Yên Bái có đặc sản cốm Tú Lệ. Có dịp du lịch Yên Bái, nhất định bạn phải một lần thưởng thức món cốm này hoặc mua về làm quà cho người thân, bạn bè. Từ xa xưa, cốm Tú Lệ đã nổi tiếng với hạt cốm to tròn, màu xanh tự nhiên tuyệt đẹp.
Yên Bái có đặc sản cốm Tú Lệ. Ảnh: @hzhaza
Cũng như ở Hà Nội, khi mùa lúa Tú Lệ bắt đầu chín, người dân đã tất bật thu hoạch những bông lúa nếp để sản xuất nên món cốm danh tiếng của miền đất này. Nếp Tú Lệ cho ra đời những hạt cốm dẻo thơm ngọt ngào, được mệnh danh là “đệ nhất tinh hoa ẩm thực” của miền đất Tây Bắc nước ta.
Cốm Tú Lệ được mệnh danh đệ nhất tinh hoa của miền Tây Bắc. Ảnh: @ lela_foods
Hàng năm, cứ mỗi độ tháng 9 về, người dân ở các bản làng xã Tú Lệ bắt đầu rộn ràng thu hoạch lúa nếp, tiến hành các công đoạn làm cốm. Tiếng cối giã xập xình, tiếng nói cười rộn rã vui nhộn khắp nơi. Với người dân địa phương, làm cốm là một nghề truyền thống, mang đến những hương vị tuyệt hảo cho đời.
Hạt cốm Tú Lệ dẻo thơm, hậu vị hơi đắng trước khi chuyển sang vị ngọt. Ảnh: @lananh.nguyen11
Cốm Tú Lệ trở thành đặc sản Yên Bái vì có màu xanh ngắt đặc trưng, hạt cốm dẻo thơm và hậu vị có một chút đắng trước khi chuyển sang vị thanh ngọt. Để làm ra những mẻ cốm chất lượng, những cô gái Thái phải ra đồng từ sớm tinh mơ, chọn những hạt lúa căng mẩy, to tròn gặt về cẩn thận.
Về Yên Bái, bạn nhớ mua cốm Tú Lệ làm quà. Ảnh: @thaotep14
Đến nay, đồng bào dân tộc Thái vẫn giữ cách làm cốm truyền thống để tạo nên những mẻ cốm ngon nhất, chất lượng nhất. Vì thế khi có dịp du lịch Tú Lệ Yên Bái, bạn nhất định phải mua cốm về ăn hoặc làm quà. Món ngon được sản xuất kỳ công, ướp trọn hương vị tinh hoa của đất trời Tây Bắc chắc hẳn không làm bạn thất vọng.
3. Cốm dẹp Sóc TrăngNếu miền Bắc có đặc sản cốm Tú Lệ, cốm làng Vòng thì Nam Bộ có món cốm dẹp Sóc Trăng. Đây là món ngon nổi tiếng của người dân tộc Khmer. Món cốm dẹp của người Khmer được dùng để cúng dân mặt trăng vào lễ Okombok (rằm tháng mười âm lịch) hằng năm. Đồng thời đây cũng là món đặc sản của miền Tây Nam Bộ, nổi tiếng khắp miền đất chín rồng.
Miền Tây có món cốm dẹp ngon nức tiếng. Ảnh: @jinnytasty
Vào tháng 11 âm lịch hàng năm, khi gió bấc bắt đầu thổi về những cánh đồng, người dân Khmer sẽ tiến hành chọn những ruộng nếp non để gặt về và bắt đầu các công đoạn làm cốm dẹp. Nếp khi thu hoạch về, được người dân chọn những hạt to mẩy nhất, rang trên chảo nóng, trộn đều liên tục đến khi nổ tanh tách, thơm thoang thoảng là mang đi giã.
Cốm dẹp là món ngon của người dân tộc Khmer. Ảnh: @win_00
Món cốm ngon của Việt Nam này được giã đều và mạnh tay trên những chiếc có lòng hẹp và sâu, tạo thành những bánh cốm mỏng, đều, to và giữ được trọn vẹn độ dẻo thơm. Cốm dẹp Sóc Trăng thành phẩm được bảo quản cẩn thẫn trong thúng, sớt. Khi ăn, người ta sẽ trộm cốm với dừa, tạo thành món ngon hấp dẫn khó cưỡng.
Cốm dẹp trộn dừa là món ăn nổi tiếng của Sóc Trăng. Ảnh: @vivian.thaovo
Từ lâu, cốm dẹp Khmer đã trở thành đặc sản của Sóc Trăng nói riêng và của người miền Tây nói chung. Nổi tiếng nhất phải kể đến thương hiệu cốm Phú Tân, Châu Hưng. Đây là hai xã nổi tiếng với nghề làm cốm lâu năm ở Sóc Trăng. Muốn mua cốm ngon, chuẩn vị nhất, du khách không thể bỏ qua hai địa điểm này.
Cốm dẹp Sóc Trăng có loại màu xanh, có loại màu trắng ngà. Ảnh: @duongvymint
Dù chỉ là thức quà vặt nhưng cốm dẹp miền Tây lại là món ngon cung cấp nhiều dinh dưỡng và năng lượng. Ngày nay, cốm còn được dùng để làm bánh tét, làm nguyên liệu để chế biến các món bánh chuối chiên xù, bánh sầu riêng vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, chuẩn nhất thì cốm trộn dừa rám mới là món ăn nức tiếng khắp miền Tây sông nước.
Về Sóc Trăng, bạn nhớ mua cốm dẹp làm quà. Ảnh: @lewchews
Mỗi món cốm ngon của Việt Nam đều là tinh hoa của đất trời và bàn tay chăm chỉ của con người tạo nên. Cốm Vòng, cốm Tú Lệ hay cốm Sóc Trăng sẽ mang một hương vị riêng đặc trưng nhưng tất cả đều thơm ngon, hấp dẫn, ăn một lần là nhớ mãi.
Ảnh: Instagram
Đăng bởi: Huỳnh Đức Hiển
Từ khoá: Những món cốm ngon của Việt Nam mang tinh hoa đất trời, nổi tiếng khắp nơi
Đà Lạt Nơi Lưu Dấu Ấn Bác Sĩ Alexandre Yersin Phần 2
1. Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt làngôi trường được người Pháp thành lập năm 1927, do kiến trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng sau 8 năm thì hoàn thành. Tên gọi đầu tiên của trường là Petit Lycée Dalat, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có thời bấy giờ.Năm 1932 đổi tên thành Grand Lycée de Dalat.Năm 1935 trường được mang tên Lycée Yersin để tưởng nhớ tới bác sĩ Alexandre Yersin, một bác sĩ người Pháp gốc Thụy Sĩ có công khai sinh ra thành phố Đà Lạt.
Đây là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn cổ kính châu Âu kết hợp với kiến trúc bản địa, điểm nhấn của trường là dãy giảng đường chính hình vòng cung mềm mại ôm lấy một khoảng sân rộng, Đường cong của dãy nhà vòng cung này được ví như hình ảnh một cuốn sách đang mở ra biểu tượng của tri thức trải rộng. Cuối dãy nhà vòng cung này là một tháp chuông cao 54m nổi bật giữa không gian bao la và màu xanh của ngàn thông tượng trưng cho một khát vọng trí tuệ vươn lên.Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đã được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20.
2. Đường Yersin
Như tất cả những con đường ở Việt Nam, tên đường phố cũng là một dạng địa danh, thể hiện sự trân trọng của thế hệ hôm nay và mai sau đối với lịch sử, văn hóa, danh nhân của một vùng đất, một dân tộc.Tại Đà Lạt,Yersin là con đường chính dẫn vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt – ngôi trường một thời mang tên nhà thám hiểm Alexandre Yersin.
Nếu đi dạo trên con đường này, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng 2 công trình kiến trúc Pháp cổ và đẹp nhất Đà Lạt. Trường Cao đẳng Sư phạm Đà lạt và Nha Địa dư (nay là Xí nghiệp in Cục bản đồ). * Xí nghiệp in Cục bản đồ là một trong 3 công trình thuộc cụm kiến trúc cổ tiêu biểu của Đà Lạt, chỉ đứng sau hai di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia là trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt và Ga Đà Lạt.Tòa nhà Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt cao 5 tầng (bao gồm cả tầng hầm), toàn bộ tường xây bằng đá granite rất kiên cố, bên trong có sàn được lót gỗ sang trọng, đẹp. Công trình này được xây dựng trong 5 năm, hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 1943, thuộc Sở Địa dư Đông Dương. Năm 1955 là Nha Địa dư quốc gia. Sau ngày thống nhất đất nước, Nha Địa dư được đổi thành Xưởng in 2, hiện nay là Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Trắc địa bản đồ của Bộ Quốc phòng.
Cũng tại đường Yersin, những du khách đam mê nghệ thuật tranh thêu tay Việt Nam sẽ có dịp ngắm tranh và thưởng thức những chương trình nghệ thuật âm nhạc đường phố đặc sắc của nghệ nhân nghệ sỹ công ty tranh thêu XQViệt Nam.
3. Công viên Yersin
Công viên Yersinlà một trong những công trình chào mừng thành phố Đà Lạt 115 năm hình thành và phát triển. Tọa lạc bên hồ Xuân Hương thơ mộng, công viên có diện tích khoảng 11ha bao gồm 6 khu vực chính: khu trung hoa viên, vườn ươm, nhà triển lãm, trung tâm thương mại quốc tế, khu vực trồng cây xanh và hồ lắng.Điểm nhấn của công viên là bức tượng bác sĩ Alexander Yersin của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng.Tác phẩm này được ông tạc từ khối đá hoa cương nặng 36 tấn. Tượng nặng 25 tấn, cao 2,5m, rộng 2,1mphía sau có khắc câu châm ngôn “Cho người này niềm vui và người kia sự mát lành”, được đặt ở một vị trí trang trọng trong công viênYersin tại Đà Lạtvào ngày 15/11/2008.Ngày nay cùng với Quảng trường Lâm Viên, Công viên Yersin là nơi thư giản, ngắm cảnh, tản bộ người dân Đà Lạt mỗi ngày nghỉ cuối tuần.
4. Trường Đại học Yersin
Trường Đại học Yersin Đà Lạt được thành lập năm 2004,là một trong những cơ sở đào tạo đại học ngoài công lập đầu tiên trên vùng đất Tây Nguyên. Tên trường là sự tôn vinh của những người sáng lập đối với nhà bác học Yersin mà tên tuổi, sự nghiệp đã gắn liền với Việt Nam những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.Trường là nơi đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao cho các ngành kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, góp phần đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển Kinh tế – Xã hội tỉnh Lâm Đồng, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và miền Đông Nam bộ.Có khuôn viên đẹp và thơ mộng giữa ngút ngàn rừng thông và hoa lá với những dãy nhà mang nét đẹp cổ điển, đặc trưng của kiến trúc Pháp, trường Đại học Yersin Đà Lạt sẽ là điểm tham quan thú vị, đến đây bạn sẽ được được thả hồn mình vào không gian đẹp lãng mạn và thật sự ấn tượng.
Đăng bởi: Thịnh Nguyễn Đình
Từ khoá: Đà Lạt nơi lưu dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin phần 2
16 Nhà Báo Nổi Tiếng Của Việt Nam
Để có những thông tin cập nhật hàng ngày, hàng giờ trên các trang báo, đài, mạng nhanh nhất và chính xác nhất như hiện nay ta phải nói đến công lao của những người làm báo, những phóng viên yêu nghề và tâm huyết với nghề. Bài viết này chia sẻ một số nhà báo nổi tiếng của Việt Nam.
Nhà báo Nguyễn Minh HiềnNhà báo Nguyễn Minh Hiền (Nguyễn Thị Hiền) nguyên phóng viên báo Giải Phóng, nguyên cán bộ Nhà xuất bản Tổng Hợp chúng tôi nguyên Phó Tổng biên tập báo Phụ Nữ chúng tôi nguyên Tổng biên tập Bản tin Công Thương và báo Doanh Nhân Sài Gòn; nguyên Chủ biên Văn hóa – Lối sống báo Sài Gòn Tiếp Thị (bộ cũ); nguyên Giám đốc Quỹ phát triển giáo dục EDF; thành viên Hội đồng biên tập tạp chí Người Đô Thị; Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông V.U.I…
Hữu ThọNhà báo Nguyễn Minh Hiền
Hữu Thọ (sinh ngày 8 tháng 1 năm 1932, mất ngày 13 tháng 8 năm 2023). Tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thọ, bút danh Hữu Thọ, Nhân Nghĩa, Nhân Chính là nhà báo, chính khách Việt Nam. Bạn đồng nghiệp thường gọi ông là NGƯỜI HAY CÃI (từ tên cuốn sách tiểu phẩm đầu tiên của ông xuất bản 1991, đồng thời như tính cách ngoài đời và phong cách báo chí của ông).
Hữu Thọ
Nhà báo Huỳnh Dũng NhânHữu Thọ
Huỳnh Dũng Nhân (sinh ngày mùng 3 tháng 3 năm 1955) là Nhà báo nổi tiếng của Việt Nam chuyên về thể loại Phóng sự. Những tác phẩm báo chí của ông làm say mê bạn đọc bởi những trăn trở về xã hội, thân phận con người qua ngòi bút giàu chất trữ tình, hóm hỉnh mà sâu sắc
Sau khi tốt nghiệp Khoa Báo chí trường Tuyên huấn Trung ương Hà Nội, Huỳnh Dũng Nhân đầu quân về Báo Tuổi trẻ. Báo Tuổi trẻ được coi là bệ phóng trong sự nghiệp báo chí của ông, nhưng Báo Lao động mới là cơ quan ông làm việc lâu nhất và là nơi giúp ông thăng hoa với những loạt phóng sự mang lại thương hiệu. Phóng sự đầu tiên gây tiếng vang là phóng sự “Hai giờ dưới lòng đất” khi ông đi thực tế ở mỏ than Mông Dương (Quảng Ninh). Từ đó, phóng sự xã hội trở thành “thương hiệu” của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, được nhiều người biết đến và đón đọc như các phóng sự: Con đường bia bọt, Tôi đi bán tôi… cùng loạt phóng sự sau hai lần đi xuyên Việt.
Thành công trong lĩnh vực báo chí, Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân được đề bạt giữ nhiều chức vụ: Uỷ viên Ban chấp hành – Phó ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh; Tổng Biên tập Tạp chí Nghề Báo; Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khoá 6 (1999-2004); Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP HCM; Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh khoá VI (2010-2023). Giảng viên thỉnh giảng môn Phóng sự của Khoa Báo chí – Truyền thông Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. HCM. Ngoài ra, ông còn viết văn, làm thơ và đã xuất bản những tác phẩm gây ấn tượng. Mới đây, ông ra mắt cuốn sách dày 300 trang “Chúng tôi – một thời mũ rơm, mũ cối” (NXB Tổng hợp TP HCM).
Nhà báo Trần Mai HưởngNhà báo Huỳnh Dũng Nhân
Nhiều người biết tới Nhà báo Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam không chỉ qua những bài viết, bức ảnh nổi tiếng mà ông còn là phóng viên chiến trường, vào sinh ra tử ở những thời khắc lịch sử cùng cả dân tộc làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Nhà báo Trần Mai Hưởng được nhiều thế hệ, phóng viên chiến trường hay đồng nghiệp ngày nay nhắc tới với hai chữ “tâm-tài” trong cuộc đời, sự nghiệp. Ông mang trong mình bầu nhiệt huyết của nghề báo và luôn có ý thức chính trị sâu sắc. Vì vậy, ở mỗi giai đoạn chiến tranh hay trong thời bình xây dựng đất nước, ông đều đóng góp nhiều công sức, trí tuệ và như là nhân chứng sống, với nhiều tư liệu, hình ảnh quý báu được lưu trữ theo năm tháng.
Nhà báo Giản Thanh SơnNhà báo Trần Mai Hưởng
Nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn quê ở xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Ông “bén duyên” với nghề báo vào cuối năm 1975, khi công tác tại Đài Truyền thanh huyện Cần Giuộc. Sau đó, ông làm phóng viên tại Báo Long An. Hiện là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, hội viên Hội Luật gia Việt Nam, phóng viên chuyên trách thuộc Văn phòng Chủ tịch nước, Giản Thanh Sơn vinh dự được tham gia nhiều sự kiện quốc tế.
Hơn 40 năm cầm máy, cầm bút, tác nghiệp báo chí tại hơn 80 quốc gia, với 4 lần xác lập kỷ lục quốc gia về nhiếp ảnh – báo chí, Giản Thanh Sơn khẳng định được vị trí, phong cách, một tâm hồn rộng mở và tài năng trong làng nhiếp ảnh chính luận của Việt Nam. Ông góp phần nâng tầm vị thế của báo ảnh chính luận trong nước và giới thiệu giá trị Việt ra bạn bè thế giới,..
Nhà báo Giản Thanh Sơn
Tạ Bích LoanNhà báo Giản Thanh Sơn
Tạ Bích Loan (sinh năm 1968) là một nhà báo, người dẫn chương trình (MC), biên tập viên của Đài truyền hình Việt Nam. Bà là người tham gia biên tập và dẫn các chương trình Bảy sắc cầu vồng, Đường lên đỉnh Olympia, Người đương thời và Khởi nghiệp đã và đang phát trên sóng VTV3. Ngày 01-07- 2023, Tạ Bích Loan chính thức kế nhiệm Lại Văn Sâm, trở thành Trưởng Ban Sản xuất các chương trình giải trí (VTV3) – Đài Truyền hình Việt Nam. Nhà báo Tạ Bích Loan được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là một trong 50 phụ nữ có ảnh hưởng tại Việt Nam.
Hiện nay, Tạ Bích Loan đang giữ chức Trưởng ban Sản xuất các chuơng trình Giải trí VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam.
Nhà báo Lại Văn SâmTạ Bích Loan
Lại Văn Sâm (sinh năm 1957) là một nghệ sĩ nhân dân, nhà báo, người dẫn chương trình truyền hình, biên tập viên của Đài Truyền hình Việt Nam. Ông là một trong những người đầu tiên đề xuất đưa các trò chơi truyền hình lên kênh VTV3.
Lại Văn Sâm sinh ra tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Ông du học ở Liên Xô trong 12 năm với tấm bằng nghiên cứu tiếng Hindi chứ không phải chuyên ngành báo chí. Người ta biết nhiều về ông qua vai trò là người dẫn chương trình cho các trò chơi truyền hình của VTV3 như: SV 96, SV 2000, Trò chơi thi đấu liên tỉnh, Đấu trí, Đấu trường 100, Chiếc nón kỳ diệu, Hãy chọn giá đúng, Chúng tôi là chiến sĩ, Ai là triệu phú,… và hiện tại là chương trình Không giới hạn – Sasuke Việt Nam, Ký ức vui vẻ,…
Ngày 5 tháng 10 năm 2008, Lại Văn Sâm được nhận giải thưởng “Người dẫn chương trình gameshow được yêu thích nhất” của Đài Truyền hình Việt Nam, kết quả của cuộc bầu chọn do Tạp chí Truyền hình tổ chức. Năm 2023, Lại Văn Sâm được nhận Huân chương Lao động hạng nhất
Nhà báo Lại Văn Sâm
Vũ BằngNhà báo Lại Văn Sâm
Vũ Bằng sinh năm 1913 mất năm 1984 là nhà văn nổi tiếng và nhà báo lỗi lạc của dân tộc Việt Nam. Ông có tên thật là Vũ Đăng Bằng với nhiều sở trường nổi trội như truyện ngắn, bút kí,… Ông chính là tác giả của tờ báo Tiểu thuyết thứ bảy. Bằng ngòi bút điêu luyện của mình ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm văn học còn lưu truyền tới ngày nay như Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ mười hai,…
Vũ Trọng PhụngVũ Bằng
Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 mất năm 1939 là nhà văn, đồng thời cũng là nhà báo nổi tiếng của lịch sử nhân loại. Thời để gắn bó với cây bút không nhiều nhưng ông cũng đã cho ra đời hàng loạt viên ngọc quý làm sáng danh lịch sử báo chí và văn học nước nhà.
Ngô Tất TốVũ Trọng Phụng
Ngô Tất Tố sinh năm 1894 mất năm 1954 là nhà văn nổi tiếng với tác phẩm Tắt đèn. Bên cạnh đó, ông còn là nhà báo lỗi lạc với hàng nghìn bài viết chủ yếu là hai thể loại tiểu phẩm và phóng sự. Những tác phẩm của ông đã trở thành những viên ngọc sáng giá trong kho tàng di sản tài liệu quý của dân tộc.
Nguyễn Văn VĩnhNgô Tất Tố
Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882 mất năm 1936 là một nhà báo lỗi lạc của dân tộc. Bên cạnh đó, ông còn là nhà văn, nhà tâm lí, nhà chính trị của dân tộc những năm đầu thế kỉ XX. Những tờ báo của ông chủ yếu là chữ quốc ngữ để người dân có thể dần tiếp cận và thông thạo hơn. Ông còn là người có công lớn trong việc phổ cập chữ quốc ngữ ở Việt Nam và là cha đẻ của văn học dịch và báo chí nước nhà.
Lương Khắc Ninh Hoàng Tích ChuLương Khắc Ninh
Hoàng Tích Chu sinh năm 1897 mất năm 1933. Ông là nhà báo có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng dân tộc và là người có công lớn trong việc đổi mới nền báo chí nước nhà. Cũng chính lí do những bài báo của ông khuấy động lòng yêu nước trong những người dân và đả kích chính quyền thực dân khiến báo bị đóng cửa vào năm 1932. Tuy gắn bó với nghề báo trong thời gian không dài nhưng ông đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lịch sử nghề báo nước nhà.
Huỳnh Thúc KhángHoàng Tích Chu
Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876 mất năm 1947 là một nhà báo lừng danh của lịch sử Việt Nam. Đồng thời, ông còn là một nhà cách mạng yêu nước của dân tộc. Ông chính là tác giả của tờ báo Tiếng Dân xuất bản năm 1927 với mục đích công khai đấu tranh ngôn luận với kẻ cướp nước. Mỗi bài viết của ông đều thể hiện hào khí sục sôi và khí phách của người anh hùng cách mạng Việt Nam những năm đấu tranh.
Sương Nguyệt AnhHuỳnh Thúc Kháng
Sương Nguyệt Anh sinh năm 1864 mất năm 1921 là nhà thơ và nhà báo nữ đầu tiên của Việt Nam. Bà có tên thật là Nguyễn Thị Khuê với tờ báo đầu tiên viết về phụ nữ mang tên “tiếng chuông nữ giới”, xuất bản tại Sài Gòn và được ra mắt độc giả vào đầu năm 1918.
Trương Vĩnh KýSương Nguyệt Anh
Nhà báo – nhà bác học Trương Vĩnh Ký sinh năm 1837 mất năm 1898 được coi là ông tổ – người sáng lập ra nghề báo. Ông là tác giả của tờ Gia Định báo được xuất bản vào khoảng giữa năm 1865 và là người mở đầu cho báo chí quốc ngữ. Gia Định báo là tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên trong lịch sử về báo chí của Việt Nam.
Đăng bởi: Bỉnh Khiêm Nguyễn
Từ khoá: 16 nhà báo nổi tiếng của Việt Nam
Cập nhật thông tin chi tiết về ‘Nhòa Lệ’ Khi Ghé Thăm Nhà Tù Phú Quốc – Nơi Ghi Dấu Tinh Thần Bất Khuất Của Các Chiến Sĩ Việt Nam trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!