Bạn đang xem bài viết Thăm Chùa Bà Châu Đốc – Nơi Linh Thiêng Nổi Tiếng Ở An Giang được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chùa Bà Châu Đốc là một trong các điểm đến thu hút đông đảo du khách thập phương tới thăm trong các dịp lễ, Tết tại An Giang. Tọa lạc ngay ở chân núi Sam, chùa là một trong những di tích lịch sử, kiến trúc và tâm linh cực kỳ nổi tiếng.
Nội dung chính
1. Tìm hiểu về chùa Bà Châu ĐốcChùa Bà Châu Đốc nằm ở ngay chân núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Nổi tiếng với sự linh thiêng, chùa thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng mỗi năm. Đây không chỉ là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của người An Giang nói riêng, người miền Tây nói chung mà còn là nơi du lịch tâm linh đầy hấp dẫn.
Ảnh: @jour.journey
Theo nhiều thông tin ghi chép lại, cách đây khoảng 200 năm, người dân Châu Đốc phát hiện tượng Bà ở đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, nhiều thanh niên cường tráng hợp sức lại khiêng tượng Bà nhưng không thể khiêng được. Sau đó theo lời của bà “cô Đồng” thì 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Khiêng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi tiếp. Vì thế người dân đã nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị và từ đó lập miếu tôn thờ.
2. Hướng dẫn đường đi đến chùa Bà Châu Đốc An GiangChùa Bà Châu Đốc nằm cách thành phố An Giang khoảng 36 km. Du khách bắt đầu di chuyển từ đường Vĩnh Thạnh Trung, chạy dọc theo ĐT945 – QL91 đến Kinh 4 ở Châu Phú B của Thành phố Châu Đốc. Sau đó bạn chạy xe đến Châu Thị Tế/Tân Lộ Kiều Lương là đã đến núi Sam.
3. Ấn tượng trước kiến trúc đậm nét nghệ thuật Ấn ĐộChùa Bà Châu Đốc hay còn gọi là miếu Bà Chúa xứ núi Sam là nơi nổi tiếng linh thiêng và có lối kiến trúc độc đáo. Thuở sơ khai, nơi đây được xây dựng khá đơn sơ bằng tre lá, mặt tiền hướng về phía Tây Bắc, lưng quay về hướng núi, chính điện nhìn thẳng ra con đường và cánh đồng làng.
Ảnh: Sưu tầm
Năm 1870, chùa được người dân xây dựng lại bằng loại gạch ô dước. Từ năm 1972 đến năm 1976, chùa được 2 vị kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng và Huỳnh Kim Mãng tái thiết lớn, tạo nên dáng vẻ của chùa như hiện nay.
Chùa có kiến trúc dạng chữ “Quốc” với hình khối tháp trông như hoa sen đang nở. Mái tam cấp của 3 tầng lầu được lợp bằng ngói đại ống màu xanh ngọc bích rất đẹp mắt. Góc mái được làm vút cao giống như một mũi thuyền đang lướt sóng.
Ảnh: @vietnam_travel_media
Ảnh: @pin.zp
Bức tượng Bà được người dân đặt ở chính giữa của chính điện. Xung quanh có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền được đặt ở 2 bên. Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái thờ một Linga bằng đá cao khoảng 1m2. Bàn thờ Cô đặt ở bên phải thờ một tượng nữ thần được làm bằng gỗ.
4.Tìm hiểu về tượng Bà Chúa xứ núi SamTheo lời dân gian truyền miệng thì vào những năm 1820 – 1825, quân Xiêm sang xâm lược nước ta và đuổi theo quân ta lên đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Bọn chúng khiêng bức tượng nhưng không nhấc nổi. Một tên trong số đó đã làm gãy tay tượng và ngay lập tức bị trừng phạt. Kể từ đó người dân gọi Bà là Bà Chúa Xứ, lập nơi thờ để Bà phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp và dịch bệnh.
Ảnh: Sưu tầm
Còn theo nghiên cứu của nhà khảo cổ học Pháp Malleret năm 1941 thì tượng Bà Châu Đốc thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần). Tượng tạc dáng người nghĩ ngợi, toát lên vẻ quý phái với chất lượng bằng đá son có giá trị nghệ thuật cao. Tượng được tạc vào cuối thế kỷ thứ VI và có thể đây là một trong các hiện vật còn sót lại từ nền văn hóa Óc Eo xưa.
Ảnh: @maitran.1994
Năm 2009, tượng Bà được ghi vào sách Kỷ lục An Giang là bức tượng được làm bằng đá sa thạch xưa nhất tại Việt Nam và có số lượng áo cúng phụng nhiều nhất. Hiện nay, chùa Bà Châu Đốc tại An Giang chính là “điểm nhấn” trong du lịch tâm linh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
5. Kinh nghiệm tham quan chùa Bà Châu Đốc Thời điểm phù hợp đến chùaNhu cầu hành hương đến chùa Bà Châu Đốc ngày càng tăng, nhất là vào khoảng tháng 1 đến tháng 4 Âm lịch. Đây là thời điểm có nhiều lễ hội tín ngưỡng được tổ chức. Nổi bật là lễ xin vía Bà Chúa Xứ vào ngày 22 đến ngày 27 tháng 4 Âm lịch.
Ảnh: @cong5827
Nếu bạn không thích đông người thì thời gian tốt nhất để bạn hành hương tới chùa là những ngày đầu tuần và giữa tuần. Bởi vì đây là lúc giá vé xe rẻ hơn và cũng đỡ đông hơn những ngày cuối tuần hay lễ, Tết. Và bạn cũng sẽ hạn chế được tránh tình trạng đông đúc, phải chen lấn, xô đấy, kẹt xe hay bị móc túi,…
Đến chùa bà Châu Đốc cúng gì?Chắc hẳn cũng có nhiều bạn đang thắc mắc về nghi lễ khi đi chùa Bà Châu Đốc. Việc cúng lễ khi tới đây đều là thành tâm và tùy theo điều kiện của mỗi người. Phía trước của chùa thường có bán heo quay nhưng thường không đảm bảo vệ sinh nên bạn không nhất thiết phải mua để mang vào chùa.
Ảnh: @leha28888
Khi đến đây, bạn có thể chuẩn bị một bó hoa tươi, một đĩa hoa quả cùng với cau trầu, muối, gạo và nến. Ngoài ra, nếu có thời gian, bạn có thể cúng thêm một đĩa đồ mặn gồm có gà luộc, khoanh giò, bánh chưng, thịt lợn luộc,… Đối với các du khách từ xa tới, có thể thay thế bằng cách chuẩn bị một số loại bánh kẹo.
Một số lưu ý khi đến chùaBên cạnh đó, khi bạn hỏi giá sẽ được người ta báo giá rất rẻ. Nhưng khi bạn đồng ý phóng sinh, họ sẽ mở lồng ra và lùa cho chim bay toán loạn. Sau đó họ sẽ tính số lượng chim lên tới cả trăm con và bắt bạn trả tiền. Vì thế bạn có thể sẽ phải mất một số tiền lớn.
Ảnh: Sưu tầm
Ngoài ra, chùa đa số lúc nào cũng đông người nên bạn cần đề phòng các hiện tượng như cướp giật hay móc túi. Khi bạn mua bất kỳ món đồ gì tại chùa Bà Châu Đốc, bạn nên hỏi kỹ giá trước. Bạn cũng nên tránh việc nhận lộc từ những người lạ nếu không muốn bị kỳ kèo đòi tiền lễ. Nếu bạn muốn lấy lộc hãy vào bên trong chùa.
Ảnh đại diện: Internet.
Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc – Tổng hợp mới nhất
Tất tần tật kinh nghiệm khám phá núi Cô tô An Giang từ A – Z
Đăng bởi: Thảo Trần
Từ khoá: Thăm Chùa Bà Châu Đốc – nơi linh thiêng nổi tiếng ở An Giang
Chùa Thái Lan – Ghé Thăm Chốn Linh Thiêng Ở Tphcm
Bạn có biết địa chỉ chùa Thái Lan ở đâu không?
Chùa Thái Lan hay còn được gọi là chùa Bửu Long quận 9 nằm trên một ngọn đồi phía tây sông Đồng Nai. Chùa nằm ở số 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9 cách thành phố Sài Gòn khoảng chừng 20km. Đây là một địa điểm vui chơi thăm quan du lịch và cũng là chốn tâm linh dành cho các phật tử đến để tĩnh tâm, bình an.
Chùa Thái Lan ở TPHCM nổi bật với kiến trúc thiết kế đặc sắc, rất ấn tượng với du khách khi đặt chân tới đây!
Toàn cảnh chùa Thái Lan ở quận 9, TPHCM
Chùa Thái ở quận 9 được xây dựng theo phong cách những ngôi chùa ở Đông Nam Á ví dụ như Thái Lan, Ấn Độ.. kết hợp với lối kiến trúc của thời nhà Nguyễn tạo nên một công trình kiến trúc độc đáo. Với kiến trúc độc đáo của văn hóa Phật Giáo cổ đại, sau đó được trùng tu liên tục tại các Chánh Điện, Tăng Xá, Trai Đường, tổ đường, Ni Viện, Ni Xá, Tịnh Nhân.
Nằm trên một ngọn đồi có không khí trong lành, mát mẻ quanh năm cùng với một khuôn viên rộng rãi bao phủ bởi cây xanh khiến cho du khách cảm thấy thanh tịnh khi đặt chân tới nơi này. Không chỉ nổi bật với ngôi chùa tháp vàng, chùa Thái ở quận 9 còn ấn tượng bởi kiến trúc chạm trổ tinh tế.
Không gian yên tĩnh và thanh bình
Chùa Bửu Long quận 9 có thời gian đóng mở cửa từ: 9h- 21h. Các bạn nhớ giờ để không mất công đến sớm phải chờ đợi hoặc ở lại quá khuya và nhà chùa đóng cửa mà không biết!
Hướng dẫn đường đi đến chùa Thái Lan ở TPHCMĐể đến được ngôi chùa Bửu Long quận 9 các bạn đi từ ngã tư Thủ Đức, chạy theo hướng xa lộ Hà Nội đến khu Suối Tiên rồi đi thêm 2,5km nữa gặp cây xăng Hiệp Phú 2 nằm ở ngã 3 đường bên phải của xa lộ Hà Nội. Tiếp theo các bạn đi rẽ vào ngã ba đường mới, đi hết con đường này các bạn sẽ thấy đường Nguyễn Xiển cắt ngang ngay trước mặt rồi các bạn rẽ phải đi qua cầu Đồng Tròn. Sau đó các bạn chạy thêm 700m sẽ thấy chùa Thái ở quận 9 hiện ra.
Bản đồ đường đi đến chùa Thái Lan quận 9
Các địa điểm tham quan khi đến với chùa Thái Lan ở TPHCMĐến với chùa Bửu Long quận 9 các bạn sẽ được chiêm ngưỡng một công trình tôn giáo ấn tượng với nhiều phong cách thiết kế lạ mắt. Trong chùa có một động khổ hạnh dùng để tưởng niệm 6 năm Bồ- Tát- Tất- Đạt- Ma và một bức tượng Phật nằm tọa tạc từ đá granite với chiều dài 8m, nặng 50 tấn.
Ghé thăm bảo tháp Gotama Cetiya nơi thờ xá Lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng được xem là điểm nhấn của ngôi chùa! Bảo tháp gồm có 3 tầng với sức chùa 2.000.000 người vào thăm quan, cúng bái.
Bảo tháp Gotama Cetiya
Hồ Bán Nguyệt với nước hồ xanh màu ngọc bích chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn giảm bớt căng thẳng và giải tỏa xì stress sau nhiều ngày làm việc căng thẳng.
Hồ Bán Nguyệt
Đến với chùa Bửu Long du khách không chỉ tìm hiểu về cội nguồn của Phật Giáo mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy của nơi đây!
Đăng bởi: Nguyễn Thuỷ Nguyên
Từ khoá: Chùa Thái Lan – Ghé thăm chốn linh thiêng ở TPHCM
Chùa Phật Cô Đơn – Ngôi Chùa Cầu Duyên Nổi Tiếng Linh Thiêng
1. Chùa Phật Cô Đơn ở đâu ?
Chùa Phật Cô Đơn có tên chính thống là Bát Bửu Phật Đài hay chùa Thanh Tâm tọa lạc tại 22 Mai Bá Hương, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Hồ Chí Minh.
Chùa Phật Cô Đơn là tên gọi dân gian (Nguồn: Sưu tầm)
Tên gọi chùa Phật Cô Đơn được sử dụng thường xuyên nên đã làm cho nhiều người lầm tưởng rằng đây là tên thật nhưng thực ra đây chỉ là tên dân gian đặt. Bát Bửu Phật Đài mới là tên đúng của ngôi chùa này nhưng về sau đã đổi lại thành chùa Thanh Tâm.
2. Giờ mở cửa chùa Phật Cô ĐơnChùa Bát Bửu Phật Đài bắt đầu mở cửa đón khách đến tham quan và chiêm bái từ 5h sáng đến 21h tối vào tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 và chủ nhật.
Khuôn viên tươi mát ở chùa Bát Bửu Phật Đài (Nguồn: Sưu tầm)
Tuy vậy nhưng tốt nhất bạn không nên đi quá sớm vì nhà chùa cần có thời gian sắp xếp để có thể đón tiếp khách tham quan một cách chu đáo nhất.
3. Di chuyển đến chùa Phật Cô ĐơnChùa Phật Cô Đơn nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chính Minh khoảng 23km tương ứng với 1h đi bằng ô tô nên bạn cần lưu ý lựa chọn phương tiện di chuyển thuận tiện nhất cho mình.
Chọn phương tiện di chuyển thích hợp (Nguồn: Sưu tầm)
Phương tiện cá nhân: Tùy theo xuất phát điểm của từng người mà sẽ có hướng đi khác nhau nên cách tốt nhất là bạn tham khảo qua Google Map để chọn được tuyến đường phù hợp nhất cho mình.
Xe buýt: Hiện tại chỉ có tuyến xe buýt số 71 là có điểm xuống ở gần chùa Phật Cô Đơn có thời gian hoạt động từ 5h20 sáng đến 19h tối với tần suất 122 chuyến ngày và giá vé khoảng 6.000 VNĐ/lượt.
4. Lịch sử chùa Phật Cô ĐơnChùa Thanh Tâm bên kênh Cầu Xáng bắt đầu kiến tạo vào năm 1955 và hoàn thiện vào ngày 12/07/1956 trên mảnh đất rộng khoảng 30ha do cư sĩ Lê Chí Bình đã phát tâm cúng dường với tâm nguyện sửa chữa lại ngôi Tam bảo để làm chỗ dựa tâm linh cho đồng bào dân tộc.
Chùa Thanh Tâm có lịch sử lâu đời (Nguồn: Sưu tầm)
Để nhắc nhở về gốc tích của đạo thiêng, ngay tại ngôi chùa này đã trồng một nhánh cây bồ đề được chiết gốc từ đại thọ bồ đề ở nơi Đức Thế Tôn tọa thiền. Đến năm 1959, Bát Bửa Phật Đài bắt đầu được tôn tạo và chính thức hoàn thiện vào năm 1961.
5. Kiến trúc của chùa Phật Cô ĐơnNhờ được xây trên khu đất rộng đến 30ha mà tổng thể kiến trúc của chùa Phật Cô Đơn từ khuôn viên đến các khu điện thợ đều vô cùng nguy nga tráng lệ. Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa này vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy đặc trưng cho các cổ tự ở Việt Nam. Để đến được cổng Tam Quan du khách sẽ phải băng qua cánh rừng bạch đàn xanh mướt xen lẫn tiếng chuông chùa vang vọng cùng mùi nhang thoang thoảng.
Nét kiến trúc cổ kính ở Bát Bửu Phật Đài (Nguồn: Sưu tầm)
Cổng Tam Quan được xây dựng khá cầu kì và nghiêm trang với những đường nét họa tiết được chạm khắc uốn lượn vô cùng tinh xảo. Bước vào khuôn viên chùa rộng 5ha bạn sẽ không khỏi ấn tượng trước những pho tượng phật khác nhau được trưng bày như những tác phẩm nghệ thuật. Bên trong chánh điện chùa Phật Cô Đơn là nơi thờ phụng tượng Phật A Di Đà, bên cạnh là tượng Phật Tiêu Diện và thần Hộ Pháp.
Các khu điện thờ còn lại thì thờ những bức tượng phật được chạm khắc kỳ công và tinh xảo như tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng Phật Chuẩn Đề Bồ Tát, tượng Phật Di Lặc và tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát. Khi ra khỏi chánh điện, bên cạnh tượng Phật Cô Đơn còn có điện thờ Đức Thánh Quan Công, điện thờ vị tổ sư Thích Thiện Bổn, đền thờ ông Hổ….
6. Sự tích chùa Phật Cô ĐơnTrường tồn với thời gian và hiên ngang trước sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, Kim thân Đức Phật vẫn sừng sững cho dù chùa Thanh Tân có bị thiêu rụi. Tất cả người dân đã được di tản không còn một bóng người nhưng chỉ duy nhất Đức Phật vẫn ở đây an yên.
Tên gọi chùa Phật Cô Đơn xuất phát từ sự tích ly kỳ (Nguồn: Sưu tầm)
Cũng chính vì lý do này mà vào năm 1976 đã có nhiều người dân, các đoàn thanh niên xung phong tình nguyện đến Bát Bửu Phật Đài lao động công ích. Và từ lúc này tên gọi chùa “Phật Cô Đơn” được người dân truyền tai nhau khi thấy Đức Phật một mình đứng giữa đồng không mông quạnh.
7. Chùa Phật Cô Đơn cầu duyênChùa Thanh Tâm được rất nhiều các bạn trẻ khắp nơi đến tham quan và chiêm bái với mong muốn cầu nguyện con đường tình duyên thuận lợi và sớm gặp được chân ái của cuộc đời mình.
Chùa Phật Cô Đơn cầu duyên nổi tiếng linh thiêng (Nguồn: Sưu tầm)
Nhờ sở hữu tên gọi độc đáo mà nhiều người tin rằng khi đến chùa Phật Cô Đơn cầu duyên sẽ được Đức Phật gia hộ sớm thoát khỏi sự cô đơn và con đường tình duyên sớm viên mãn. Ngôi chùa đặc biệt đông khách vào các ngày cuối tuần, ngày rằm, mùng 1 và đặt biệt là vào dịp lễ valentine 14/2 các bạn trẻ sẽ đổ về cầu duyên khá nhiều.
Đăng bởi: Nguyễn Thị Thanh Hằng
Từ khoá: Chùa Phật Cô Đơn – Ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng linh thiêng
Ghé Thăm Đền Bà Nguyễn Thị Bích Châu Linh Thiêng Tại Hà Tĩnh
Đền bà Nguyễn Thị Bích Châu không chỉ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, đây còn là nơi lưu giữ những chiến tích chiến tranh cổ xưa của thời nhà Trần. Đền bà Nguyễn Thị Bích Châu vì thế mà luôn đông du khách, người qua lại vừa lễ chùa và tìm hiểu lịch sử văn hóa.
1. Đền bà Nguyễn Thị Bích Châu ở đâu?Nằm ngay cửa biển, đền bà Bích Châu thuộc địa phận Tam Hải 2, Kỳ Ninh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh luôn thu hút du khách bởi vị trí đẹp, kiến trúc cổ kính và linh thiêng. Đền còn có nhiều tên gọi khác là đền Hải Khẩu, đền Bà Hải hoặc đền Chế Thắng phu nhân.
Cách quốc lộ 1A khoảng 8km về phía Đông, bạn dễ dàng di chuyển tới tham quan đền bằng nhiều phương tiện khác nhau. Sau khi đã có mặt ở Hà Tĩnh thì bạn có thể lựa chọn thuê xe máy, đi ô tô khách hay đi taxi đều nhanh chóng tới được đền.
2. Thuyết minh về đền bà Nguyễn Thị Bích Châu 2.1. Sự tích Nguyễn Thị Bích ChâuBà Nguyễn Thị Bích Châu là con gái của đại thần Nguyễn Tướng Công, sinh ra ở Hải Hậu, Nam Định. Bà nổi tiếng là cô gái vừa xinh đẹp lại giỏi giang nên được mọi người hết mực yêu mến. Đến năm 1373, bà được vua Trần Duệ Tông yêu thương và tuyển làm cung nhân gọi là ái phi Bích Châu, lấy hiệu là Phù Dung.
Lúc nhà Trần suy vong, Quý phi Bích Châu đã soạn thảo “Kê Minh Thập Sách” với đường lối quân sự, chính trị, văn hóa thiết thực, trọng yếu, phù hợp với giai đoạn lúc bấy giờ. Đến năm 1377, bà hộ giá nhà vua đem quân đánh Chiêm Thành nhưng không may bị trúng độc và mất vào ngày 12 tháng 2.
2.2. Khám phá kiến trúc đền thờ bà Nguyễn Thị Bích ChâuĐền Quý phi Bích Châu được xây dựng trên một cồn cát rất rộng vào thế kỷ XIV, bao gồm khu cổng chính với đền miếu Ông Quan Tả, Nhà Quan Tả và Tam Quan; khu điện thờ chính Quý phi Bích Châu gồm Hạ điện, Trung điện và Thượng điện được kết nối với nhau theo kiểu chữ Công.
Từ tổng thể đến chi tiết, đền Quý phi Bích Châu được thiết kế cầu kỳ và công phu. Hình “lưỡng long chầu nguyệt” ở khu nhà Hạ điện, bức hoành phi được sơn son thếp vàng đề chữ “Thánh Đức Lưu Phương” ở gian giữa vừa đẹp, cầu kỳ lại rất hoành tráng nhằm để tưởng nhớ và ca ngợi công đức của Nguyễn Thị Bích Châu.
Ngoài ra, các câu đối bằng chữ Hán bố trí ở trước cổng hay các khu vực trong đền cũng đều được làm rất tỉ mỉ và nổi bật. Các tượng Phật quan hầu thiết kế rõ nét, mang nét đẹp truyền thống của văn hóa đền chùa Việt Nam. Mặc dù theo thời gian, những kiến trúc này không còn giữ được nét đẹp như ban đầu nhưng vẫn là điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách.
2.3. Giới thiệu về đền Bà HảiĐền Bà Hải Kỳ Anh Hà Tĩnh thực chất là tên gọi khác của đền bà Bích Châu. Cứ hàng năm vào dịp tháng 2 Âm lịch, du khách thập phương lại tấp nập đến đền Bích Châu dâng hương, tế lễ tưởng nhớ ngày mất của bà và cầu mong sức khỏe, bình an dành cho gia đình. Bên cạnh đó, đến đây du khách sẽ được cảm nhận không khí an yên, tĩnh lặng và vãn cảnh chùa tuyệt đẹp.
3. Địa điểm du lịch gần đền bà Nguyễn Thị Bích Châu 3.1. Biển Thiên CầmCách đền bà Nguyễn Thị Bích Châu 35km, biển Thiên Cầm Hà Tĩnh mang nét đẹp hoang sơ với không khí trong lành, mát mẻ, phù hợp với những du khách thích tắm và tham gia các hoạt động biển. Bãi biển trải dài với cồn cát trắng hòa cùng tiếng sóng biển rì rầm, tiếng chim hót và núi rừng xung quanh mang lại cảm giác bình yên khó tả.
3.2. Biển Hoành SơnBiển Hoành Sơn nằm cách đền bà Nguyễn Thị Bích Châu 20km, được bao bọc xung quanh là đồi núi nên khá yên bình.
Ở đây vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ, giản dị nên được các bạn trẻ đam mê du lịch bụi lui tới thường xuyên. Đến biển Hoành Sơn, bạn sẽ được đắm mình trong làn nước trong xanh, mát lành, ngắm hoàng hôn thơ mộng treo lơ lửng trên dãy núi Trường Sơn hùng vĩ.
3.3. Làng cá Cửa NhượngThuộc địa phận Cửa Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, cách đền bà Nguyễn Thị Bích Châu 35km, làng cá Cửa Nhượng luôn tấp nập với những phiên chợ hải sản vào sáng sớm nhưng lại vô cùng bình yên mỗi lúc hoàng hôn.
Đây là nơi cung cấp nguồn hải sản lớn nhất ở Cẩm Xuyên nên chắc chắn du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản thơm ngon mà giá lại vô cùng bình dân.
4. Ở đâu khi du lịch đền bà Nguyễn Thị Bích Châu?Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:
Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất
Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl
Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác
Đăng bởi: Việt Hoàng Vũ
Từ khoá: Ghé thăm đền bà Nguyễn Thị Bích Châu linh thiêng tại Hà Tĩnh
Chùa Cao Linh – Ngôi Chùa Linh Thiêng Ở Hải Phòng
2. Lịch sử hình thành chùa Cao Linh
Theo lịch sử ghi lại thì chùa được dòng họ Lê Văn trong làng Hà Liên xây dựng vào năm nào không rõ, nhưng chỉ biết trong bia đá của chùa có ghi lại niên hiệu trùng tu vào đời Hậu Lê, cách chúng ta hiện nay khoảng chừng hơn 300 năm.
Khởi đầu ngôi chùa chỉ được xây dựng đơn sơ gồm ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, năm gian nhà tổ, ba gian nhà bếp cấp 4 mái thấp, nhằm để cho đệ tử địa phương đến lễ bái tu tập. Năm 1946 chùa là nơi cất dấu nuôi dưỡng cán bộ Việt Minh, dự trữ lương thực phục vụ cho kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Năm 1947 chùa bị giặc Pháp đốt mất 20 gian nhà gồm nhà tổ và các nhà phụ xung quan, nhằm triệt phá nơi dự trữ lương thực của bộ đội ta. Các vị cao tăng nơi đây điển hình và gần chúng ta nhất là Hòa Thượng Thích Thanh Sự đã thể hiện tinh thần của người con Phật ‘Phục vụ chúng sinh là cúng dường chư Phật’ Hòa Thượng đã tham gia đội tự vệ của xã cùng nhân dân đánh Pháp. Từ năm 1967 đến năm 1975 đơn vị Phòng không Pháo Cao Xạ đã dùng chùa làm nơi đắp ụ pháo bắn máy bay Mĩ . Chùa còn là nơi chứa cất đạn dược, tám trú đóng quân của các đơn vị bộ đội khi hành quân ngang qua đây.
3. Kiến trúc chùaKhởi đầu ngôi chùa chỉ được xây dựng đơn sơ gồm ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, năm gian nhà tổ, ba gian nhà bếp cấp 4 mái thấp, nhằm để cho đệ tử địa phương đến lễ bái tu tập. Năm 1946 chùa là nơi cất dấu nuôi dưỡng cán bộ Việt Minh, dự trữ lương thực phục vụ cho kháng chiến chống giặc ngoại xâm.Năm 1947 chùa bị giặc Pháp đốt mất 20 gian nhà gồm nhà tổ và các nhà phụ xung quan, nhằm triệt phá nơi dự trữ lương thực của bộ đội ta. Các vị cao tăng nơi đây điển hình và gần chúng ta nhất là Hòa Thượng Thích Thanh Sự đã thể hiện tinh thần của người con Phật ‘Phục vụ chúng sinh là cúng dường chư Phật’ Hòa Thượng đã tham gia đội tự vệ của xã cùng nhân dân đánh Pháp.Từ năm 1967 đến năm 1975 đơn vị Phòng không Pháo Cao Xạ đã dùng chùa làm nơi đắp ụ pháo bắn máy bay Mĩ . Chùa còn là nơi chứa cất đạn dược, tám trú đóng quân của các đơn vị bộ đội khi hành quân ngang qua đây.
Ngày nay, với sự dìu dắt của trụ trì Đại Đức Thích Giác Nghiên, ngôi chùa đã có thiết kế hoàn thiện hơn với tòa Đại Hùng Bảo Điện – Cổng Ngũ Quan – Vườn Tháp – La Hán Đường – Vãng Sinh Đường – Thiền Đường – Niệm Phật Đường và các công trình khác. Với đường nét độc đáo, mang đậm kiến trúc Phật giáo, ngôi chùa là nơi trung tâm của tín ngưỡng và là nơi tổ chức các hoạt động hội hè, văn hóa, các khóa tu tập cho phật tử và quần chúng nhân dân.
Tóm lại thì chùa Cao Linh được xây dựng với kiểu kiến trúc độc đáo cùng với nét văn hóa Phật Giáo đặc trưng của vùng miền với đường đi vô cùng thuận tiện và dễ dàng. Trong ngày mai thì chùa Cao Linh ở Hải Phòng hứa hẹn sẽ trở thành một điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Hải Phòng nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Hy vọng rằng sự mong ước này sẽ trở thành hiện thực để để chùa sẽ là một điểm xuyết của núi Voi, Hải Phòng.
Đăng bởi: Đỗ Đức Hiếu
Từ khoá: Chùa Cao Linh – Ngôi chùa linh thiêng ở Hải Phòng
Du Lịch Thái Lan Thăm Viếng Chùa Phrathat Doi Suthep Linh Thiêng
Chùa Phrathat Doi Suthep tọa lạc ở một ngọn đồi có độ cao khoảng 1000m thuộc núi Doi Suthep, cách thành phố Chiang Mai khoảng 15km về phía tây. Phrathat Doi Suthep được cho là xây dựng 1383, ban đầu chỉ là một bảo tháp to lớn dần dần sau này ngôi chùa được mở rộng ra. Ngôi chùa có bề dày lịch sử hơn 600 năm nên sự thay đổi lớn về ngôi chùa cũng rõ rệt.
Phrathat Doi Suthep là một trong những ngôi chùa thiêng liêng nhất ở Chiang Mai, mà nhiều người Thái Lan sùng kính. Đây cũng là điểm đến được yêu thích của nhiều khách du lịch, nhất là những tín đồ Phật giáo, bởi ngôi chùa này gắn liền với truyền thuyết về di vật của Phật tổ. Truyền thuyết kể rằng một nhà sư tên là Sumanathera một đêm nọ ông nằm ngủ và có một giấc mơ kỳ lạ đó là một vị Phật đã chỉ đường cho ông đi tìm mãnh vi vật của Phật Tổ, ngay sáng hôm sau ông đã làm theo chỉ dẫn của lời Phật nói và ông tìm ra một mãnh xương vai của Phật Tổ, mãnh xương vai của Phật Tổ có thể phát sáng, có thể chuyển động, Ông thấy di vật rất quý báo nên đã đem cho nhà vua xem, lúc đó nhà vua tên là Dharammaraja trị vì vùng Sukhothai. Nhà vua đã tiếp đón ông long trọng và đến khi kêu ông đem di vật của Phật Tổ ra xem thử thì di vật không phản ứng gì cả, không phát sáng và chuyển động, nên nhà vua nghi là không phải di vật thật, vua Dharammaraja không giữ lại mà kêu nhà sư Sumanathera giữ lại. Tin đồn di vật Phật Tổ đến tay nhà vua Nu Naone trị vì của vương quốc Lanna (Chiang Mai ngày nay), ông đã yêu cầu nhà sư Sumanathera đưa di vật cho ông xem, vào năm 1368 vua Dharammaraja cho phép nhà sư Sumanathera đem di vật đến cho vua Nu Naone xem thử, khi nhà sư Sumanathera đem di vật cho vua Nu Naone xem thì bỗng dưng vi vật phát sáng và phân chi ra làm hai, một phần di vật bằng kích thước ban đầu và một phần nhỏ hơn, lúc này vua Nu Naone đã ra lệnh lấy phần di vật nhỏ cất giữ tại chùa Wat Suan Dok và phần còn lại vua đã đem đặt lên con vật linh thiêng đó là voi trắng, ông đã cho thả voi trắng này vào rừng, voi đã chảy vào rừng và đã leo lên núi Doi Suthep tới đây voi trắng đã rống lên 3 tiếng rồi chết, điều này được coi là điềm báo nơi di vật muốn cất giữ vì thế vua Nu Naone đã cho xây một cái tháp to để cất giữ di vật của Phật Tổ tại nơi con voi trắng nằm chết. Và sau này qua nhiều đời đã mở rộng đền ra cho đến tận bây giờ.
Trước đây, nếu du khách muốn đi từ chân núi thì phải mất ít nhất là 5 giờ đồng hồ đi theo con đường nhỏ hẹp và nhấp nhô mới lên được tới chùa. Cho đến năm 1934, lượng khách viếng thăm chùa ngày càng đông nên nhà sư Kruba Srivichai đến Chiang Mai đã thực hiện dự án xây dựng đường lên chùa. Kể từ khi xây dựng xong đường lên chùa thì các phật tử khắp nơi trong Thái Lan và quốc tế đổ về đây chiêm bái càng nhiều. Để lên đến trung tâm của ngôi chùa, du khách đi dọc theo 309 bậc cầu thang sẽ thấy có hai con rồng lớn với tư thế ngẩng đầu lên trời, rất oai hùng.
Lên đến cửa, du khách sẽ phải trầm trồ bởi ngọn tháp Chedi cao lớn, nằm khu trung tâm của Wat Prathat Doi Suthep được bọc vàng, xung quanh là là hai chiếc ô lọng màu đồng bóng và những bức tượng Phật nhỏ được bố trí bốn phía. Đây chính là nơi cất giữ mảnh xương vai của Phật tổ.
Xung quanh tòa tháp là những dây chuông màu vàng ghi tên của du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Theo phong tục của người Thái, họ tin rằng khi gió làm rung lên tiếng chuông sẽ mang theo ước nguyện để Phật phù hộ cho sự may mắn.
Khi dạo bước xung quanh ngôi chùa, du khách hãy dâng những cành hoa sen trắng, đặt vào những khay để ngoài sân, thắp lên một nén hương, cầu nguyện. Sau đó, tiến vào bên trong chánh điện, du khách sẽ thấy tượng Phật tổ Như Lai bằng đông to lớn, được đặt chính giữa điện với những bức tượng Phật khác nhau đặt xung quanh.
Sau khi viếng chùa, lễ Phật, du khách thường được các nhà sư làm phép bằng cách buộc vào cổ tay một sợi dây màu trắng và vẩy lên người vài giọt nước và tụng kinh, rồi thỉnh vài tiếng chuông. Người Thái cho rằng, nghi thức này sẽ giúp cho khách tới chùa nhận được may mắn, mạnh khỏe và bình an từ đức Phật. Đến thăm chùa Phrathat Doi Suthep, du khách chú ý ăn mặc lịch sự, cư xử đúng mực, thái độ thành kính và tôn trọng sư sãi cũng như quang cảnh chùa và nguyện cầu bằng một bó sen trắng để thấy lòng mình thanh thản và hành trình xứ chùa Vàng thêm ý nghĩa.
Chùa Wat Phrathat Doi Suthep hiện nay là một địa điểm tham quan hấp dẫn nhất thành phố Chiang Mai ngoài việc chiêm bái Phật chùa còn là nơi ngắm toàn thành phố Chiang Mai từ trên cao từ núi Doi Suthep. Du khách nên lên chùa vào buổi chiều hoàng hôn, lúc này nhìn từ xa cảnh quan Chiang Mai rất ấn tượng, ẩn hiện mờ ảo dưới làn mây mỏng. Chắc chắn du khách sẽ ghi nhận được những khoảnh khắc không gì tuyệt hơn. Dọc theo mái đền cong cong là những dải chuông bằng đồng, phát ra những tiêng nhạc du dương mỗi khi có cơn gió nào thổi ngang qua, tạo một không gian thanh tịnh.
Đăng bởi: Nguyễn Tuấn Anh
Từ khoá: Du lịch Thái Lan thăm viếng Chùa Phrathat Doi Suthep linh thiêng
Cập nhật thông tin chi tiết về Thăm Chùa Bà Châu Đốc – Nơi Linh Thiêng Nổi Tiếng Ở An Giang trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!