Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 5 Tháng Tuổi được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong thời gian gần đây, vấn đề ăn dặm kiểu Nhật là một trong những đề tài được rất nhiều bà mẹ Việt Nam quan tâm và tìm hiểu. Đặc biệt trong thời điểm bé được 5 tháng tuổi là có thể bắt đầu ăn dặm được.
Đặc điểm nổi bật của phương pháp ăn dặm kiểu NhậtThực hiện cho bé tập ăn dặm từng bước một xuyên suốt một quá trình (từ lúc bé khoảng 5 tháng cho đến lúc bé được 15 tháng tuổi).
Bé có thể thực hiện một số kỹ năng như: tập nhai sớm, tự mình có thể lựa chọn đồ ăn mình thích, tự xúc thức ăn hoặc tự mình có thể thưởng thức được mùi vị của thức ăn.
Bé sẽ không bị giục hoặc là bị ép ăn nhiều. Bé sẽ có cảm giác bị thèm ăn và có thể sẽ muốn ăn nhiều hơn.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi như sau:Khoảng thời gian đầu các mẹ nên cho bé ăn cháo trắng và cháo cho bé được 5 tháng tuổi sẽ được chế biến theo tỷ lệ 1:10 (tức là 1 phần cháo và 10 phần nước).
Nguyên liệu gồm có:
Cơm: 2 thìa.
Nước: 250 ml.
Cách chế biến như sau:
Các mẹ thực hiện cho 2 thìa cơm cùng với 250 ml nước vào trong nồi nấu cháo của bé và khuấy cho đều nên. Bật nửa ở mức vừa và dùng thìa giằm cho cơm được nhừ ra rồi đậy nắp vung nồi lại đun trong khoảng 15 phút thì tắt bếp. Sau đó để thêm khoảng 10 phút nữa để cho cháo nhừ hẳn và đổ cháo ra bát để nguội rồi cho bé ăn.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật – tuần đầu tiên cho bé tập ăn với cháo trắng
Cho bé làm quen với rau củ:Sau tuần đầu tiên bé đã dần quen với cháo trắng, bé sẽ được tiếp tục làm quen với một số loại rau củ lành tính như: cà rốt, cải bó xôi, …
Thực đơn ăn dặm kiểu nhật – cho bé làm quen với rau củ
Các ngày thứ 8, 9, 12: Cho bé ăn theo tỷ lệ 1:3 (1 thìa cà rốt, 3 thìa cháo).
Các ngày thứ 10, 11, 13: Cho bé ăn theo tỷ lệ 1:3 (1 thìa rau cải, 3 thìa cháo).
Cho bé tập ăn đạm:Các ngay thứ 15, 16: Cho bé ăn theo tỷ lệ 3:2:1 (3 thìa cháo, 2 thìa bí đỏ, 1 thìa đậu hũ).
Các ngày thứ 17, 18: Cho bé ăn theo tỷ lệ 3:2:1 (3 thìa cháo, 2 thìa rau cải, 1 thìa cá thịt trắng).
Ngày thứ 19: Cho bé ăn theo tỷ lệ 3:2:1 (3 thìa cháo, 2 thìa cà rốt, 1 thìa cá thịt trắng).
Ngày thứ 20: Cho bé ăn theo tỷ lệ 3:2:2 (3 thìa cháo, 2 thìa củ cải, 2 thìa cá thịt trắng).
Ngày thứ 21: Cho bé ăn theo tỷ lệ 3:3:3 (3 thìa cháo, 3 thìa khoai lang, 3 thìa cá thịt trắng).
Cho bé tập ăn hỗn hợp các loại thức ăn:Ngày thứ 22: Cho bé ăn theo tỷ lệ 3:2:3 (3 thìa cháo, 2 thìa rau cải, 3 thìa cá thịt trắng).
Ngày thứ 23: Cho bé ăn theo tỷ lệ 3:1:1:1 (3 thìa cháo, 1 thìa bí đỏ, 1 thìa cá thịt trắng, 1 thìa đậu hũ).
Ngày thứ 24 : Cho bé ăn theo tỷ lệ 4:2:1:1 (4 thìa cháo, 2 thìa rau cải, 1 thìa củ cải, 1 thìa cá thịt trắng).
Ngày thứ 25 : Cho bé ăn theo tỷ lệ 3:2:1 (3 thìa cháo, 2 thìa rau cải, 1 thìa đậu hũ).
Ngày thứ 26 : Cho bé ăn theo tỷ lệ 3:3:1:1 (3 thìa cháo, 3 thìa khoai lang, 1 thìa củ cải, 1 thìa cá thịt trắng).
Ngày thứ 27 : Cho bé ăn theo tỷ lệ 5:1:1 (5 thìa cháo, 1 thìa rau cải, 1 thìa cá thịt trắng).
Ngày thứ 28 : Cho bé ăn theo tỷ lệ 5:4:1 (5 thìa cháo, 4 thìa rau cải, 1 thìa cá thịt trắng).
Thực đơn ăn dặm cho bé – an dam kieu nhat
Đăng bởi: Phương Phương
Từ khoá: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi
Top 7 Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 10 Tháng Tuổi Tăng Cân Vù Vù
Khi được 10 tháng tuổi, bé đã cứng cáp hơn rất nhiều. Đây là thời điểm cần đến nguồn dinh dưỡng dồi dào để phát triển toàn diện hơn. Ở thời điểm này, bé mọc một vài chiếc răng có thể cắn được nhưng chưa nhai được. Do vậy, mẹ nên chọn thực dơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi mềm để bé có thể nghiền nát thức ăn bằng răng cửa và nướu.
Chế độ ăn cho bé 10 tháng tuổi
Nên cho bé ăn từ 3-5 bữa/ngày: các mẹ phải đảm bảo trong thành phần của món ăn luôn đảm bảo đủ cả 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản là: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
Nên chú ý ăn từ 2 – 3 bữa phụ/ngày: Đối với bữa phụ, các mẹ có thể thay đổi bằng: sữa, sữa chua, súp, bún, phở, bánh ngọt… và mỗi ngày mẹ cũng nên cho bé bú khoảng 600-800ml sữa/ ngày.
Nên bổ sung hoa quả và chất xơ trong bữa phụ của trẻ: Các mẹ có thể làm nước ép rau củ tươi cho bé uống xen kẽ với bữa ăn chính, ngoài cho bé uống nước ép hoa quả. Bởi nước ép từ sau củ vừa có tác dụng cung cấp nước cho bé, vừa bổ sung nguồn vitamin từ các loại rau quả này một cách hiệu quả.
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 9-10 tháng tuổi tăng cân
Súp thịt bò khoai tây
Súp là một trong những món không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của các bé. Khi bé được 9 tháng tuổi, ngoài súp khoai lang, bí đỏ súp lơ… Mẹ có thể đa dạng với các món súp như súp thịt bò khoai tây, súp cá hồi khoai tây, súp gà nấm, súp gà ngô ngọt.
Mẹ cần chuẩn bị
30g thịt bò thăn
Cà rốt, khoai tây (mỗi thứ 30g)
Dầu ăn, hành ngò
Cách nấu: Thịt bò bỏ gân, mỡ, xay nhuyễn hoặc băm nhỏ. Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, băm nhỏ (nếu bé nhai tốt). Cho thịt vào nồi nấu chín với 1 bát nước rồi cho cà rốt, khoai tây vào khuấy đều, thêm dầu ăn, hành ngò là hoàn thành. Cho súp da bát đợi nguội mới cho bé dùng.
Cháo thịt gà hạt sen
Nguyên liệu nấu cháo gà:
1 đùi gà và 2 phần xương ức, 1 năm gạo nếp+tẻ, 1 bát hạt sen nhỏ, gia vị và rau thơm tùy khẩu vị
Cách nấu:
Luộc đùi gà cùng 2 phần xương ức, khi chín vớt thịt ra để nguội rồi xé xợi nhỏ.
Vo gạo và rửa sạch hạt sen, sau đó đem đi nấu cùng phần nước thịt gà. Trong khi chờ cháo chín đặt chảo lên bếp chờ nóng, thêm dầu rồi phi hành khô cho thơm, rồi xào phần thịt đã xé nhỏ, thêm gia vị vừa ăn. Tiếp tục cho thịt vào máy xay nhuyễn (tùy theo độ tuổi của bé)
Cuối cùng cho phần thịt gà vào nồi cháo đã nhừ, nấu thêm vài phút rồi tắt bếp, múc ra bát cho bé sử dụng
Cháo thịt bò súp lơ
Nguyên liệu nấu cháo thịt bò súp lơ xanh
150gr thịt bò, 80g súp lơ, 1 nắm gạo nếp, gia vị nêm nếm vừa ăn
Cách nấu
Bước 1: Gạo vo sạch thêm 600ml nước vào nồi, tiến hành nấu cháo.
Bước 2: Súp lơ rửa sạch, thái nhỏ để ra rổ cho ráo nước. Thịt bò thái thành từng miếng rồi băm nhỏ.
Bước 3: Bật bếp và phi tỏi khô cho thơm, lần lượt cho thịt bò và súp lơ xào qua. Tiếp đó cho hỗn hợp vào máy xay nhuyễn (độ nhuyễn phù hợp với độ ăn thô của bé)
Bước 4: Cho phần thịt bò súp lơ vào nồi nấu thêm vài phút cho tất cả các nguyên liệu chín đều. Tắt bếp, múc cháo ra cho bé thưởng thức
Cháo thịt heo rau ngót
Chuẩn bị:
Cháo trắng
30g thịt heo
30g rau ngót
1 thìa cà phê dầu oliu
Cách chế biến:
Rau ngót rửa sạch rồi cho vào máy xay xay nhuyễn.
Thịt heo băm nhỏ, đun cùng cháo trắng, khuấy đều. Đợi sôi khoảng 5 phút để thịt chín nhừ.
Cho rau ngót vào cháo, khuấy đều, đun thêm khoảng 2 – 3 phút
Cho 1 thìa dầu oliu vào cháo, đợi nguội một chút rồi múc ra bát.
Cháo yến mạch, cá hồi, bí đỏ
Chuẩn bị:
40g yến mạch
25g cá hồi
20g bí đỏ
1 hộp sữa tươi không đường
Cách chế biến:
Yến mạch rửa sạch, ngâm nước trong 5 – 7 phút cho mềm
Cá hồi rửa sạch, bỏ da, ngâm trong sữa tươi không đường khoảng 20 phút.
Hấp cá với gừng cho bớt tanh, cá chín đem gỡ thịt và băm nhỏ
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, nghiền nhỏ
Cho yến mạch vào nồi đun với nước.
Khi yến mạch sôi thì cho cá hồi, bí đỏ rồi đun thêm 5 phút thì tắt bếp. Đợi nguội một chút rồi múc ra bát cho bé ăn.
Cháo cá hồi bí đỏ
Mẹ cần chuẩn bị:
30g cá hồi
30g bí đỏ
40g gạo tẻ
Hành khô, hành lá
Cách nấu: Gạo vo sạch, ngâm 30 phút rồi ninh nhừ thành cháo. Cá hồi rửa sạch, luộc với vài lát gừng để khử tanh. Sau đó gỡ lấy thịt, giã nát. Tiếp đó phi thơm thịt với hành khô rồi cho ra bát (hành băm nhuyễn).
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín, thái nhỏ. Sau khi cháo nhừ, mẹ cho cá và bí đỏ vào đun sôi lần nữa thì tắt bếp.
Cháo óc heo đậu Hà Lan
Mẹ cần chuẩn bị:
20g gạo tẻ
30g óc heo
30g đậu Hà Lan
5g dầu ăn
Nước mắm
Cách nấu: Gạo vo sạch, ngâm 30 phút rồi ninh nhừ thành cháo. Đậu Hà Lan ngâm bóc vỏ. Óc heo bỏ màng, gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước rồi cho vào cháo nấu chín. Sau khi cháo chín, cho thêm ít dầu ăn, nước mắm, hành ngò là hoàn thành.
Top 5 Thương Hiệu Bánh Ăn Dặm Nhật Bản Tốt Nhất Cho Bé Hiện Nay
Bánh ăn dặm là một món ăn rất quan trọng đối với bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm. Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng cho bé từ bột ăn dặm, những món cháo ăn dặm…thì mẹ cũng nên bổ sung dinh dưỡng cho bé từ những loại bánh ăn dặm. Bài chia sẻ hôm nay, blogmeyeucon sẽ giới thiệu TOP 5 loại bánh ăn dặm Nhật Bản tốt nhất cho bé mẹ nên lựa chọn.
TOP 5 thương hiệu bánh ăn dặm Nhật Bản tốt nhất cho bé hiện nay
Không chỉ là một nguồn bổ sung dinh dưỡng dồi dào cho bé, bánh ăn dặm nói chung và bánh ăn dặm Nhật Bản nói riêng còn giúp các bé rèn luyện kỹ năng nhai, tạo cho bé một cảm giác thích thú trong quá trình ăn dặm, đặc biệt là các bé ăn dặm theo hình thức ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm tự chỉ huy.
Các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ con người, đặc biệt là các sản phẩm dành cho mẹ và bé có xuất xứ Nhật Bản luôn được đánh giá rất cao về chất lượng và sự an toàn. Các sản phẩm tiêu biểu có thể kể đến như sữa bầu Nhật, sữa công thức Nhật, xe đẩy Nhật…
Bạn đang đọc: TOP 5 thương hiệu bánh ăn dặm Nhật Bản tốt nhất cho bé hiện nay
Lợi ích của bánh ăn dặm đối với trẻ nhỏ
1. Bánh ăn dặm Pigeon
Bánh ăn dặm Pigeon dành cho bé từ 6 tháng tuổi. Sản phẩm bánh ăn dặm Pigeon có đặc thù điển hình nổi bật :
Nguyên liệu thơm ngon, đã trải qua quá trình chọn lọc vô cùng kỹ lưỡng và được sản xuất trong một quy trình khép kín, hiện đại. Đảm bảo an toàn cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Sản phẩm hỗ trợ bổ sung Canxi và các khoáng chất giúp bé phát triển thể chất một cách tốt nhất.
Bánh ăn dặm Pigeon bổ sung Vitamin, giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
Giúp bé tập nhai và sự vận động của cơ hàm.
Hương thị thơm ngon với nhiều vị khác nhau như vị cá mòi rau xanh, vị súp lơ và rau chân vịt, vị cá cơm…giúp bé dễ dàng làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, bé phát triển vị giác tốt hơn, kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
Thiết kế bánh với hình dáng ngộ nghĩnh, đáng yêu cho bé cảm giác thích thú hơn khi ăn dặm.
Thiết kế bao bì tiện lợi, dễ dàng sử dụng và đảm bảo an toàn.
Sản phẩm không chứa chất tạo màu, chất bảo quản…đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé khi sử dụng.
Giá bán bánh ăn dặm Pigeon giao động trong khoảng chừng 72.000 đồng – 75.000 đồng tuỳ vị .
2. Bánh ăn dặm Wakodo
Wakodo là một thương hiệu rất nổi tiếng tại Nhật Bản được thành lập từ những năm 1906. Tại Việt Nam, các mẹ biết đên Wakodo với các dòng sản phẩm sữa công thức Wakodo cho bé, Bánh ăn dặm Wakodo, các sản phẩm chăm sóc da…
Bánh ăn dặm Wakodo dành cho bé từ 7 tháng tuổi, trẻ có năng lực nhai, nuốt tốt. Bánh ăn dặm Wakodo bổ trợ dinh dưỡng vào những bữa phụ cùng những vi chất quan trọng còn thiếu khác cho bé. Được sản xuất từ thành phần bảo đảm an toàn, không chất dữ gìn và bảo vệ, không chất tạo màu, tạo mùi nên mẹ trọn vẹn yên tâm khi sử dụng bánh ăn dặm Wakodo cho bé .
Bánh ăn dặm Wakodo bổ sung chất xơ, khoáng chất, đặc biệt là DHA, Canxi giúp bé phát triển chiều cao tốt.
Bánh tan ngay khi vào miệng bé, không gây hóc, nghẹn. Đảm bảo an toàn cho bé khi sử dụng.
Thiết kế vừa vặn với bàn tay bé, cho bé dễ dàng cầm nắm và cảm thấy thích thú hơn mỗi khi ăn. Hỗ trợ phát triển khả năng nhai của trẻ.
Hiện tại, mức giá cả tìm hiểu thêm bánh ăn dặm Wakodo trên thị trường là 72.000 đồng – 75.000 đồng tuỳ vị. Mức giá ngang với loại bánh ăn dặm Pigeon .
3. Bánh ăn dặm Kewpie
Kewpie rất nổi tiếng với các sản phẩm cho bé ăn dặm như cháo ăn dặm, bánh ăn dặm, bánh gạo cho bé ăn dặm…Các sản phẩm bánh ăn dặm Kewpie dành cho bé từ 7 tháng tuổi có đặc điểm:
Sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm không chứa đường, muối, dầu. Phù hợp với các bé tập ăn dặm, khi hệ tiêu hoá còn rất non yếu.
Hương vị thơm ngon với các vị như cà chua, vị rau xanh, khoai lang, cà chua kết hợp với cà rốt giúp cung cấp chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, giúp tăng sức đề kháng.
Thiết kế bánh hình tròn dễ dàng cho bé tự cầm nắm. Giúp rèn luyện tính tự lập cho bé từ nhỏ. Đây cũng là nguyên tắc của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.
Khi ăn, bánh sẽ tan nhanh khi vào miệng. Từ đó hạn chế tình trạng nghẹn, hóc khi ăn bánh.
Giá bán bánh ăn dặm Kewpie hiện nay đang là 69.000 đồng. Mức giá này có thể thay đổi một chút tuỳ thời điểm và tuỳ cửa hàng.
4. Bánh ăn dặm Ginbis
Không thông dụng như 3 loại bánh ăn dặm Nhật Bản trên xong bánh ăn dặm Ginbis trong nước Nhật Bản cho bé từ 1 tuổi cũng được nhìn nhận rất cao bởi :
Bánh có mùi vị thơm ngon, cho bé cảm giác thích thú mỗi khi ăn bánh.
Giúp bé phát triển khả năng nhai, phát triển cơ hàm.
Bánh bổ sung Canxi, DHA, chất xơ từ rau củ cùng các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Thiết kế bánh với hình thú ngộ nghĩnh với mỗi chiếc bánh là một hình động vật biển dễ thương hinh hoạ và có in tiếng Anh tạo sự tò mò cho bé lại giúp bé có thể học được tiếng Anh. Bánh được đựng trong túi có khoá kéo rất tiện lợi.
Sản phẩm được làm từ lúa mì hảo hạng, không chứa trứng, sữa, đậu nành nên sẽ là phù hợp với thể trạng của hầu hết các bé.
Hiện tại, mức giá bán bánh ăn dặm Ginbis trên thị trường đang là 55.000 đồng/gói 63g
5. Bánh ăn dặm Maeda
Bánh ăn dặm Maeda cho bé từ 7 tháng tuổi có đặc thù điển hình nổi bật :
Sản phẩm có chứa thành phần an toàn, không chứa chất độc hại, đảm bảo an toàn cho bé khi sử dụng.
Bánh ăn dặm Maeda cung cấp Canxi giúp bé phát triển chiều cao.
Bánh bổ sung Vitamin, khoáng chất (Sắt, Magie…) giúp tăng cường sức để kháng ở trẻ nhỏ.
Hương vị thơm, ngon với vị trứng bổ sung canxi và vị rau xanh bổ sung chất xơ, bé dễ dàng thích nghi.
Hiện tại, mức giá bán của bánh ăn dặm Maeda đang là 65.000 đồng.
Cách Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm Theo Từng Giai Đoạn
Topchon sẽ chia sẻ với mẹ chi tiết cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo từng giai đoạn, từ việc chọn nguyên liệu, đến tỷ lệ gạo – nước chuẩn. Và cách giúp mẹ nấu cháo nhừ mềm mà vẫn giữ được hàm lượng dưỡng chất cao nhất trong các loại thực phẩm.
1. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm trong giai đoạn bé từ 4-6 tháng tuổi
Bé trong giai đoạn 4-6 tháng tuổi, được khuyến khích nên dùng bột ăn dặm nhiều hơn. Tuy nhiên, khi trẻ đã mọc răng mẹ có thể chọn phương án nấu cháo cho bé ăn dặm để giúp bé hoàn thiện cơ hàm và khả năng nhai tốt hơn.
1.1. Cách chọn nguyên liệu
Trong giai đoạn này, món cháo rau củ là thích hợp nhất cho con.
Nguyên liệu mẹ nên chọn để nấu cháo cho con là các loại rau có lá mềm như: mồng tơi, cải bó xôi, rau dền, rau đay,…
Mẹ cũng có thể chọn thêm các loại củ quả như: cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ,…
Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế sử dụng các loại ngũ cốc khó tiêu hóa như lúa mì, lúa mạch, đậu phộng (lạc), hạt điều,…
Lưu ý:
Mẹ chỉ nên nấu cháo cùng với 1 loại nguyên liệu để bé tập quen dần và dễ dàng tiêu hóa hơn. Khi con lớn hơn, mẹ có thể dùng nhiều loại nguyên liệu để bổ sung dưỡng chất hiệu quả cho bé.
1.2. Tỷ lệ gạo và nước chuẩn nhất khi nấu cháo
Tỷ lệ gạo nước phù hợp nhất là 1:15, có nghĩa là khi mẹ dùng 20gr gạo thì cần dùng 300ml nước để nấu cháo cho con.
Đây là tỷ lệ giúp cháo nhừ mềm, không quá đặc. Mẹ có thể dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn cháo để con dễ tiêu hóa hơn.
2. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm trong giai đoạn bé từ 7-12 tháng tuổi
2.1. Cách chọn nguyên liệu
Đây là giai đoạn mẹ có thể kết hợp nhiều loại nguyên liệu để nấu cháo cho con.
Bên cạnh các loại rau, củ, quả mẹ có thể chọn thêm các nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật như thịt, tôm, trứng, cá, gà, bò,… để bổ sung thêm đạm cho bữa ăn của trẻ.
Mẹ nên chọn thịt nạc và các loại cá chứa nhiều omega-3.
Mẹ nên hạn chế các loại hải sản có vỏ cứng như ốc, trai, sò, hào để nấu cho con.
Mách nhỏ:
– Mẹ chỉ nên cho con ăn cá khoảng 3 lần/ tuần.
– Trọng lượng đạm có nguồn gốc từ động vật chỉ nên dùng khoảng 15gr/phần ăn.
2.2. Tỷ lệ gạo và nước chuẩn nhất khi nấu cháo
Tỷ lệ gạo nước phù hợp nhất trong giai đoạn này là 1:8, có nghĩa là khi mẹ dùng 30gr gạo thì cần dùng 250ml nước để nấu cháo cho con.
Mẹ nên tăng dần độ đặc, cũng khi xay mẹ nên xay lợn cợn để con tập nhai.
Đến khi con khoảng 10 tháng, mẹ có thể dùng tỷ lệ gao – nước là 1:6, có nghĩa là khi mẹ dùng 40gr gạo thì cần dùng 250ml nước để nấu cháo cho con.
3. Cách nấu cháo nhừ mềm mà vẫn giữ được hàm lượng dưỡng chất cao nhất
Trên thị trường đã có nồi nấu cháo chuyên dụng dành cho bé. Chiếc nồi nấu cháo cho bé có cấu tạo giống như chiếc nồi cơm điện mini nhưng ưu việt hơn nhờ tính năng điều chỉnh nhiệt độ và hẹn giờ.
Sau thời gian hẹn giờ, nồi nấu cháo cho bé sẽ tự động ngắt điện.
Khi sử dụng nồi nấu cháo cho bé, mẹ chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu và bật nút. Sau khoảng 1,5-2 giờ là bé sẽ có nồi cháo ngon lành.
Nồi hoạt động theo phương pháp nấu chậm và hoạt động ở nhiệt độ từ 70-135 độ C nên giúp giữ được hàm lượng dưỡng chất cao nhất có trong thực phẩm.
Khi sử dụng nồi nấu cháo cho bé, mẹ sẽ có nhiều thời gian để chơi với con hoặc nghỉ ngơi thư giãn. Đặc biệt, là mẹ sẽ không bao giờ sợ cháo bị trào, bị khét.
Lazada
Shopee
* Mách mẹ mẹo hay
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm an toàn nhất là mẹ nên nấu riêng từng loại nguyên liệu và quan sát xem con có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không.
Nếu sau khi ăn cháo mà con xuất hiện những dấu hiệu như nổi mẩn đỏ, ngứa da, đỏ mắt, khó thở… thì mẹ không nên tiếp tục sử dụng loại nguyên liệu này để nấu cháo cho con nữa.
Đánh giá bài viết
Sữa Chua Susu Dành Cho Bé Từ Mấy Tháng Tuổi?
Là một nhãn hiệu sữa chua ăn liền dành riêng cho các bé, sữa chua Susu thuộc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Xuất hiện từ năm 1976, trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, Vinamilk đã khẳng định được vị thế dẫn đầu trong thị trường các chế phẩm từ sữa tại Việt Nam.
Luôn đảm bảo kiểm soát nghiêm ngặt nguyên liệu và quy trình sản xuất từng sản phẩm, các sản phẩm từ Vinamilk, trong đó có sữa chua Susu đều đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay Vinamilk đang cung cấp hơn 250 chủng loại sản phẩm với các ngành hàng chính: sữa tươi, sữa chua uống, sữa bột, sữa đặc, kem,..
Không những thế, suốt nhiều năm qua, Vinamilk đã nhận được rất nhiều bằng khen và giải thưởng danh giá như: Danh hiệu Anh hùng Lao động (2000), Huân chương Độc lập Hạng III (2005, 2023), Top 15 công ty tại Việt Nam (UNDP),…
Bao bì, thiết kếĐược thiết kế dành riêng cho trẻ em nên vì thế, bao bì của sữa chua Susu rất bắt mắt và đáng yêu. Với những hình ảnh thú vị và màu sắc tươi sáng sẽ giúp trẻ thêm phần hứng thú khi ăn.
Thành phần của sản phẩmĐược mệnh danh là “thần dược tiêu hóa”, trong sữa chua Susu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và vi khuẩn có lợi cho trẻ. Một số thành phần chính có trong sữa chua Susu như:
Sữa tươi được lên men nhờ chủng men Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus, giúp các chất béo có sẵn trong sữa được tiêu hoá một phần, chất đạm được chia thành các axit amin dễ hấp thụ hơn khi tiêu hóa.
Chất xơ hòa tan (inulin) là nguồn dinh dưỡng cho lợi khuẩn Probiotic trong đường ruột phát triển, tạo nên lớp màng bảo vệ đường ruột khỏi các vi khuẩn gây hại, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng.
DHA từ dầu cá và vitamin A giúp hệ xương răng khỏe mạnh, mắt sáng khỏe, tinh anh.
Canxi và vitamin D có lợi cho quá trình phát triển xương và răng, giúp xương phát triển nhanh chóng chắc khỏe.
Công dụng của sản phẩmSữa chua Susu sẽ giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sự phát triển của bé như canxi, vitamin A, vitamin D,… Ngoài giúp bổ sung lợi khuẩn có lợi cho tiêu hóa, sữa chua Susu còn hỗ trợ cải thiện thị lực, tăng cường sức khỏe răng và xương.
Sử dụng sữa chua Susu hằng ngày cho bé giúp trẻ lớn nhanh, khỏe mạnh, cải thiện trí thông minh cũng như sức khỏe. Trẻ sẽ luôn thoải mái, năng động và tự tin cùng phát triển toàn diện hơn.
Hương vị của sản phẩmSữa chua cho trẻ em Susu có đường có vị ngọt nhẹ, vừa phải rất dễ ăn và phù hợp với các bé. Sữa chua có độ sánh, béo ngậy và mát lạnh chắc chắn sẽ khiến trẻ thích thú.
Ngoài vị sữa chua nguyên bản có đường, sữa chua Susu còn có thêm các hương vị khác như vị dâu chuối, vị táo chuối vô cùng thơm ngon và hấp dẫn dành cho các bé.
Đối tượng sử dụng sản phẩmSữa chua Susu sẽ phù hợp và tốt nhất với các bé từ một tuổi trở lên. Các mẹ nên cho bé ăn thường xuyên, hằng ngày để tốt cho sự phát triển và sức khỏe của bé.
Tại chúng tôi sản phẩm Lốc 4 hộp sữa chua cho trẻ em SuSu có đường IQ 80g hiện đang được bán với giá khoảng 29.000 đồng.
Cách sử dụng:
Trước khi cho trẻ sử dụng sữa chua Susu có đường, hãy chú ý đến hàm lượng và thời điểm trẻ có thể bắt đầu ăn theo hướng dẫn sau:
Trẻ dưới 12 tháng tuổi: không nên hoặc hạn chế ăn sữa chua.
Trẻ từ 1 -3 tuổi: nên ăn khoảng 1 hộp/ngày.
Trẻ từ 3 tuổi trở lên: nên ăn khoảng 2 hộp/ngày.
Cách bảo quản:
Nên bảo quản lạnh ở nhiệt độ 6-8 độ C.
Tránh để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu.
Sữa chua Susu là thực phẩm chứa nhiều Vitamin do đó cho trẻ ăn sữa chua hàng ngày ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể thì nó còn có khả năng ngừa và hỗ trợ điều trị được một số bệnh ở trẻ nhỏ.
Thành phần Axit có trong sữa chua khá cao nên nó sẽ tiêu diệt được các vi khuẩn làm hại hệ tiêu hóa. Trẻ em khi ăn sữa chua giúp bổ sung thêm Axit cho dịch dạ dày, ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa và giúp việc tiêu hóa hay hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Các thành phần khác có trong sữa chua như đạm, Canxi, chất béo, đường Lactoza, Kcal hay DHA. Chúng đều tốt cho hệ tiêu hóa, hấp thụ nhiều Canxi, chất khoáng sẽ giúp mắt của trẻ sáng và khỏe mạnh hơn. Đồng thời kích thích sự phát triển về trí thông minh ở trẻ.
Advertisement
Vì những lợi ích tuyệt vời mà sữa susu mang lại cho trẻ nhỏ, các mẹ nên cho bé của mình ăn sữa chua Vinamilk khi trẻ từ 1 tuổi trở lên. Hàm lượng ăn phải tùy theo độ tuổi, cụ thể:
Bé dưới 6 tháng tuổi không nên ăn sữa chua.
Từ 1 – 2 tuổi: mỗi ngày bé nên ăn 2 hộp và bổ sung thêm một hộp sữa chua lên men sống Probi.
Đối với trẻ, khi bắt đầu sử dụng một loại thực phẩm nào thì cũng không nên sử dụng quá nhiều, chỉ nên cho trẻ ăn lượng vừa phải và sữa chua cũng vậy.
Lưu ý: không nên hâm nóng sữa chua rồi cho bé dùng, ngay cả trong mùa đông. Điều này sẽ vô tình tiêu diệt hoặc hạn chế tác dụng tốt của vi khuẩn có lợi, làm mất giá trị dinh dưỡng của sữa chua. Để tránh trẻ bị viêm họng, các mẹ nên bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh từ 5 – 10 phút rồi mới cho bé dùng. Bên cạnh đó bạn cũng không nên cho bé dùng chung sữa chua với các loại thuốc.
Thông tin vừa rồi sẽ giúp các bậc phụ huynh biết rõ thời gian cũng như hàm lượng cho bé uống hay ăn sữa chua để kịp thời bổ sung Canxi và men vi sinh. Điều này nhằm thúc đẩy sự phát triển của các bé, giúp bé luôn khỏe mạnh, xương chắc và hệ tiêu hóa ổn định hơn.
Cháo Thịt Gà Cho Bé Ăn Dặm Nấu Với Rau Gì Thì Tốt?
Cháo thịt gà cho bé được nhiều mẹ đánh giá cao và thường xuyên áp dụng trong thực đơn ăn dặm hàng ngày. Cháo gà có thể nấu với rau dền, bí xanh, khoai lang, củ dền, bí đỏ, đậu xanh, cà rốt, khoai tây…
Thịt gà là một trong những loại thực phẩm giúp cung cấp hàm lượng lớn protein (đặc biệt là tại phần ức gà), phần mỡ gà chủ yếu chỉ tập trung tại phần da với tỉ lệ chất béo không bão hòa cao. Ngoài ra, trong thịt gà còn có chứa hàm lượng phospho lớn, một chất rất cần thiết đối với sự phát triển của xương, răng, trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
Bé từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu ăn dặm và bé có thể ăn được thịt gà ngay từ lúc ăn dặm. Khi nấu cháo thịt gà cho bé nên kết hợp thêm các loại rau của để bổ sung dinh dưỡng cho con.
Cháo thịt gà nấu với rau gì cho bé ăn dặm?
– Thịt gà nấu rau ngót: Rau ngót rất tốt đối với sức khỏe trẻ nhỏ nhờ cung cấp lượng vitamin A, vitamin B, vitamin C dồi dào. Tuy nhiên, loại rau này chỉ nên dùng nấu cháo cho trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên.
– Thịt gà nấu với bí xanh và nấm: Trong thành phần của nấm và bí xanh đều cung cấp cho trẻ đầy đủ lượng vitamin cần thiết như vitamin A, vitamin B, C,E,K… Trên thực tế, nấu món cháo gà với nấm và bí xanh này cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần làm sạch, cắt nhỏ nấm và bí xanh, thịt gà luộc xong xé phay rồi xay nhuyễn và cho vào cháo là được.
– Thịt gà nấu với súp lơ xanh: Súp lơ xanh là loại rau hàng đầu nên nấu với cháo thịt gà do chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng sắt, canxi, rất tốt cho sự phát triển những năm đầu đời của bí. Lượng vitamin C dồi dào có trong súp lơ xanh cũng giúp làm tăng đề kháng của trẻ, chống lại sự phát triển của bệnh tật.
– Thịt gà nấu với khoai tây và bí đỏ: 2 loại củ quả này cũng có thể kết hợp với thịt gà và công thức cũng rất dễ thực hiện.
– Thịt gà nấu với khoai lang: Khoai lang chứa nhiều protein, chất xơ và không hề có chất béo, là nguồn thực phẩm vô cùng tốt dành cho bé ăn dặm. Các mẹ chỉ cần hấp cách thủy chín khoai lang rồi cho vào xay nhỏ, cùng với thịt gà xé phay, sau đó đã cho vào nồi cháo đã ninh nhừ là hoàn thành xong món cháo cho bé rồi đấy.
– Thịt gà nấu với rau mồng tơi: Rau mồng tơi có tính mát, dễ ăn, kết hợp cùng thịt gà sẽ cung cấp một lượng lớn chất xơ, các loại vitamin, protein tốt cho sức khỏe.
– Thịt gà nấu cháo với rau dền: Rau dền giúp cung cấp lượng lớn chất khoáng, kẽm, vitamin A, vitamin E…dung hòa được các chất có trong thịt gà, là món cháo vô cùng tuyệt vời.
Cháo thịt gà không nên nấu với rau gì cho bé ăn dặm?Ngoài việc quan tâm đến vấn đề, thịt gà nấu cháo với rau gì cho bé ăn dặm, mẹ cũng cần chú ý đến các loại rau không nên dùng để nấu cháo thịt gà như:
– Rau cải: Do rau cải có tính ấm nóng, tính ôn có công dụng giúp điều hòa khí huyết, chống lạnh bụng, cảm lạnh….
Còn thịt gà cũng có vị ngọt, tính ôn, giàu dưỡng chất giúp bồi bổ khí huyết, điều hòa hoạt động của thận, cải thiện rối loạn khí huyết nên khi kết hợp cùng nhau sẽ khiến cho chất ấm nóng trong cơ thể tăng lên. Làm như vậy, cơ thể sẽ gặp phải các vấn đề về khí huyết.
– Rau kinh giới: Loại rau này cũng có tính cay nóng, tân tán nên khi ăn cùng thịt gà có tính nóng, vị ngọt sẽ làm gây nên các chứng phong ngứa, nóng trong.
– Rau răm: Khi dùng chung sẽ tạo nên những chất có hại đối với hệ tiêu hóa.
8 Cách nấu cháo thịt gà cho bé với một số loại rau củ 1. Cháo thịt gà khoai langChuẩn bị nguyên liệu:
– Gạo tẻ, gạo nếp
– Thịt gà
– Khoai lang
– Gia vị, nước mắm cho bé, nước dùng gà (nếu có)
Cách nấu:
– Gạo tẻ và gạo nếp vo sạch, cho vào cùng nước, ninh nhừ thành cháo.
– Trong lúc đợi cháo chín, thịt gà mẹ mang rửa sạch và thái lát mỏng, băm nhỏ, viên tròn từng viên cho vào đĩa.
– Bắc nồi lên bếp, cho thêm chút dầu ăn và phi thịt gà với chút mắt ngon, cho nước dùng vào đun đến khi thấy thịt chín mềm.
– Khoai lang gọt vỏ, thái lát mỏng, hấp chín và mang nghiền nhuyễn.
– Khi cháo đã chín thì múc lượng vừa đủ và cho vào máy xay, thêm thịt gà, khoai lang rồi xay nhuyễn thành dạng hỗn hợp sền sệt.
– Mẹ đổ ra nồi đun khoảng 1-2 phút, bắt bếp rồi đổ cháo ra đĩa, thêm chút dầu oliu rồi múc cháo cho bé thưởng thức.
Lưu ý: Mẹ có thể thay thế khoai lang bằng khoai tây, khoai môn để nấu cháo cho bé ăn dặm.
2. Cháo thịt gà nấu với bí đỏChuẩn bị nguyên liệu:
– Cháo trắng
– Bí đỏ
– Thịt gà
Cách nấu:
– Băm nhỏ thịt lườn gà, cho lên bếp, xào cùng với chút dầu ăn và nước mắm cho bé.
– Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu, hấp chín rồi nghiền nát.
– Múc cháo trắng vào nồi, cho thịt gà và bí đỏ vào trộn đều, nấu sôi.
3. Cháo thịt gà hạt senChuẩn bị nguyên liệu:
– Hạt sen
– Cháo trắng
– Thịt gà
Cách nấu:
– Ngâm hạt sen qua đêm rồi hầm cùng với thịt gà cho thịt mềm nhừ.
– Gỡ thịt gà ra rồi mang xay nhuyễn cùng với hạt sen.
– Múc lượng cháo trắng vừa ăn rồi cho vào nồi, thêm hạt sen, thịt gà vừa xay vào, trộn đều nấu sôi.
– Múc cháo ra bát, nêm khoảng 5ml dầu oliu cho bé rồi để hơi nguội mới cho bé ăn.
4. Cháo thịt gà rau dềnNguyên liệu:
– Thịt ức gà 50g
– Gạo 100g
– Rau dền đỏ 3-5 cây
– Nấm hương
– Dầu ăn cho bé
Cách nấu cháo thịt gà rau dền đỏ
– Vo gạo và để ngâm trong khoảng 1 giờ đồng hồ sẽ giúp gạo nấu mau nhừ hơn khi nấu cháo.
– Rau dền, nấm hương mang rửa sạch, để ráo và cắt nhỏ.
– Thịt gà mang rửa sạch, hòa chút muối và giấm với lượng bằng nhau. Sau đó, chà xát cả trong và ngoài thịt gà để loại bỏ mùi hôi. Mang gà đi hầm chín, xé nhỏ thịt (đối với trẻ đang ăn dặm thì hãy xay nhuyễn) cho vào bát.
– Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi nước rồi cho rau dền, nấm hương vào luộc chín rồi mang vớt ra bát.
– Sử dụng nước hầm gà để nấu cháo, khi cháo đã nhừ thì cho thêm thịt gà, nấm hương, rau dền vào. thêm chút mắm, gia vị để món cháo thêm đậm đà (với trẻ đủ tuổi ăn gia vị). Đun thêm khoảng 2-3 phút thì tắt bếp.
5. Cháo thịt gà cải bó xôi
Nguyên liệu:
– 30g gạo
– 30g thịt gà
– 30g cải bó xôi
– Dầu ăn, hành lá, ngò rí
Cách nấu cháo gà rau cải bó xôi cho bé
– Thịt gà rửa sạch, luộc chín. Vớt thịt gà ra để nguội, xé nhỏ (hoặc xay nhuyễn) thịt gà, để riêng.
– Gạo vo sạch, ngâm nước 1 tiếng cho nở rồi cho vào nồi, cho nước luộc gà và nước lọc vào nấu thành cháo chín nhừ.
– Cải bó xôi rửa sạch rồi dùng dao cắt nhuyễn.
– Bắc chảo lên bếp, thêm xíu dầu ăn, hành lá băm nhỏ vào phi thơm rồi cho thịt gà vào xào săn lại, cho tiếp cải bó xôi vào xào cùng, đảo đều cho cải chín thì tắt bếp.
– Cháo chín nhừ thì cho phần thịt gà và cải bó xôi đã xào vào, đảo đều và nấu cho đến khi rau cải chín mềm nhừ là được.
– Cuối cùng cho hành lá, ngò rí băm nhỏ vào, khuấy đều. Nêm gia vị nếu bé trên 1 tuổi.
6. Cháo thịt gà bí xanh
Nguyên liệu nấu cháo:
– 1 khúc bí đao (bí xanh)
– 100g thịt gà
– 100g gạo tẻ
– Dầu ăn, gia vị cho bé
Cách nấu cháo gà bí xanh
– Thịt gà rửa sạch, thái nhỏ rồi băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.
– Bí xanh gọt vỏ, bỏ lõi, rửa sạch rồi xay nhuyễn.
– Gạo vo sạch, ngâm 1 tiếng cho nở rồi cho vào nồi nấu thành cháo chín nhừ.
– Bắc chảo lên bếp, cho xíu dầu ăn vào đun nóng rồi cho thịt gà vào xào chín săn lại là được.
– Cháo chín nhừ thì cho thịt gà đã xào và bí xanh xay nhuyễn vào nấu cùng, khuấy đều tay thêm 5 phút nữa là được.
– Nêm thêm gia vị cho bé vừa ăn nếu bé đã trên 1 tuổi.
Lưu ý: Mẹ có thể áp dụng cách nấu cháo gà bí xanh này với các loại bí khác như bí ngòi, su su, củ dền…
7. Cháo thịt gà đậu xanhNguyên liệu:
– 50g gạo tẻ + 25g gạo nếp
– 50g đậu xanh
– 100g thịt gà
– Hành khô băm, hành lá băm, rau mùi băm
– Dầu ăn và gia vị cho bé
Cách nấu cháo gà đậu xanh cho bé ăn dặm
– Thịt gà rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín. Thịt gà chín vớt ra, xé hoặc băm nhỏ.
– Đậu xanh ngâm 1 – 2 tiếng cho mềm, vo sạch.
– Gạo nếp và gạo tẻ ngâm 1 – 2 tiếng cho mềm, vo sạch rồi cho vào nồi cùng đậu xanh, nước luộc gà ninh thành cháo chín nhừ.
– Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành khô băm, cho thịt gà vào xào cho săn lại.
– Cháo đậu xanh chín mềm nhừ hoàn toàn, đánh tan cho đậu xanh nhuyễn mịn trong nồi. Cho thịt gà đã xào vào, khuấy đều thêm 5 phút rồi cho hành lá, ngò rí băm vào, đảo đều và tắt bếp. (Nêm thêm gia vị nếu bé trên 1 tuổi).
8. Cháo thịt gà phô mai
Nguyên liệu:
– 30g thịt gà
– 30g gạo
– 1/2 miếng phô mai
– Dầu ăn cho bé
Cách nấu cháo thịt gà phô mai cho bé ăn dặm
– Thịt gà rửa sạch, hấp chín. Xé nhỏ rồi xay nhuyễn thịt gà.
– Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu thành cháo chín nhừ.
– Cháo chín thì cho thịt gà xay nhuyễn vào nấu cùng, khuấy đều nấu thêm 5 phút nữa thì cho 1/2 miếng phô mai vào, khuấy đều cho phô mai tan hết.
– Phô mai tan hết thì tắt bếp, múc cháo ra bát. Khi bé ăn thì cho thêm xíu dầu ăn cho bé. Nếu bé trên 1 tuổi mẹ có thể nêm thêm gia vị cho vừa ăn với bé.
Lưu ý khi nấu cháo gà cho bé ăn dặm
– Bé dưới 1 tuổi mẹ không cho gia vị là muối, đường, nước mắm, mật ong, hạt nêm khi nấu cháo cho bé.
– Bé 6 tháng tuổi mẹ nên rây lại cháo trước khi cho bé ăn để tránh bị hóc.
– Mẹ có thể đa dạng các món cháo, súp cho bé với các công thức như trên để con ăn dặm ngon miệng hơn.
Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!
3/5
Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 5 Tháng Tuổi trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!