Bạn đang xem bài viết Top 4 Loại Trà Hoa Quả Tốt Cho Sức Khỏe Bạn Nên Biết được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trà hoa quả: Trà chanhTrà hoa quả tốt cho sức khỏe
Trà chanh rất giầu vitamin C nên được nhiều người lựa chọn để trị cảm lạnh, cảm cúm cũng như tăng sức đề kháng. Uống trà chanh không chỉ giúp thải độc cho cơ thể mà còn giúp kháng khuẩn. Vì vậy trà chanh là một loại trà hoa quả rất tốt để chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Theo các chuyên gia nghiên cứu trà chanh vừa tốt cho hệ tiêu hóa lại có khả năng phòng chống ung thư. Đặc biệt các hợp chất có trong chanh có khả năng giảm viêm ngăn ngừa các khối huyết trong động mạch. Do vậy uống trà chanh sẽ giúp bạn hạn chế bệnh tim mạch và phòng đau tim, đồng thời cải thiện hàm lượng lipid trong máu, giúp bạn có tinh thần sảng khoái và dễ chịu hơn.
Bạn có thể tự pha trà chanh tại nhà và thêm một chút mật ong với nước ấm hoặc mua các loại trà chanh có bán sẵn trên chị thường của các thương hiệu nổi tiếng như Nestlé, Lipton,…
Trà đàoTrà hoa quả: Trà đào
Trà đào là một loại thức uống đang gây sốt trong thời gian gần đây. Không chỉ thơm ngon mà nó còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đào là một loại quả giàu vitamin A, là một chất chống oxy hóa hiệu quả giúp kiểm soát các gốc tự do, góp phần giúp cơ thể hạn chế hình thành các tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu cho rằng sử dụng trà đào thường xuyên sẽ có khả năng chống lại sự phát triển của các khu tìm ẩn trong cơ thể.
Bên cạnh đó uống trà đào sẽ giúp bạn cung cấp lượng vitamin A dồi dào cho cơ thể, giúp tránh tình trạng bị đục thuỷ tinh thể khi về già. Ngoài ra loại trà trái cây này còn ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn trong cơ thể.
Trà hoa quả: Trà dâuTrà dâu
Trà dâu là loại trà được bằng lá dâu tây hoặc có thể được pha từ trà xanh hoặc trà đen ghép với quả dâu tây. Trà dâu có mùi dễ chịu và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trà dâu có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, vì thế nó có lợi trong việc tiêu diệt các gốc tự do và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, cho bạn một làn da mịn màng. Uống trà dâu cũng có khả năng giữ gìn làn da của bạn không có vết nhăn, hạn chế lão hóa sớm.
Loại trà hoa quả này còn rất có lợi trong tiêu hóa vì nó có tác dụng kháng viêm, góp phần giảm rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, đau dạ dày. Ngoài ra nếu như bạn đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân thì loại trà này rất phù hợp với bạn vì nó chứa ít calo.
Bạn có thể tự pha trà dâu tại nhà hoặc tham khảo các loại trà túi lọc dâu Dilamh đang được bán phổ biến ở các cửa hàng và siêu thị lớn.
Trà vảiTrà vải
Nhắc đến các loại trà hoa quả chúng ta không thể bỏ qua trả vải. Trong loại trà này có rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Với phụ nữ nó giúp làm đẹp da, giữ gìn vóc dáng cân đối, với người già trà vải giúp ngăn chặn oxy hóa phòng chống ung thư giúp tỉnh táo và minh mẫn.
Trong trà vải có một hàm lượng Kali cao giúp người sử dụng sẽ bảo vệ hệ tim mạch, hỗ trợ các bệnh về huyết áp và xơ vữa động mạch. Trong quả vải cũng có nhiều Photpho và magie có khả năng tăng sức khỏe xương, giúp hệ thống xương hoạt động linh hoạt hơn. Đặc biệt với người lớn tuổi nó còn hỗ trợ tình trạng giòn xương, gãy xương.
Trà vải cũng cung cấp một lượng vitamin C dồi dào, hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho những người bị cảm cúm, ho sốt. Hơn nữa nó cũng giúp cho bạn có một làn da mịn màng trắng hồng. Ngoài ra trà vải chứa rất ít calo, và trong hợp chất của nó cũng có chất có khả năng đốt mỡ bụng. Vì thế trà vải là thức uống phù hợp với những người đang có ý định giảm cân.
Topcachlam
Đăng bởi: Văn Thương
Từ khoá: Top 4 loại trà hoa quả tốt cho sức khỏe bạn nên biết
8 Loại Trái Cây Tốt Cho Sức Khỏe Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua
Chắc chắn, trái cây và rau quả giúp bạn giảm cân nhanh chóng, nhưng chúng còn đóng một vai trò không kém phần quan trọng đối với hoạt động hàng ngày: Cung cấp cho bạn các vitamin và khoáng chất cần thiết để cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
Nếu bạn bỏ quên những thực phẩm này, cũng đồng nghĩa với việc bạn đang bỏ lỡ các chất chống oxy hóa và chất phytochemical mà cơ thể bạn cần cho sức khỏe.
8 Loại trái cây tốt cho sức khỏe này giúp bảo vệ mọi thứ trong cơ thể bạn từ gan đến vóc dáng và đây cũng là một trong những lựa chọn giảm béo cần thiết 1. Quả lựuTheo các nhà nghiên cứu, các tác nhân chống oxy hóa mạnh mẽ trong các hạt lựu và nước ép lựu có thể giúp đảo ngược tổn thương oxy hóa đối với hệ thống mạch máu.
Chính điều này đã làm cho loại trái cây này có khả năng hỗ trợ khả năng sinh sản ở phụ nữ và tăng nồng độ testosterone ở nam giới. Không thể nào kể hết những lợi ích tuyệt vời của quả lựu đối với sức khỏe của bạn.
Lựu là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin A, C, E và các khoáng chất khác có tác dụng trong việc chống lão hóa, ngăn ngừa thiếu máu và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.
2. TáoMột quả táo cỡ trung bình được đóng gói với 4 gram chất xơ hòa tan, tương đương với 17% giá trị hàng ngày (DV). Điều này rất quan trọng đối với sức khỏe đại tràng và kiểm soát lượng đường trong máu.
Nó cũng là một nguồn vitamin C hỗ trợ tăng cường miễn dịch tốt. Táo cũng chứa một hợp chất gọi là quercetin, có đặc tính kháng histamine và chống dị ứng. Ngoài ra, ăn táo cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà bạn chưa biết như: giảm lượng cholesterol xấu, giảm nguy cơ tiểu đường và còn chống ung thư,…
3. NhoTrong trái nho có chứa vitamin A, C và B6, các khoáng chất và folate thiết yếu khác nhau. Một chén nho bao gồm 104 calo, 1.09g protein, 1,4g chất xơ, 4.8mg vitamin C, 288mg Kali và còn nhiều chất dinh dưỡng khác.
Các hợp chất chống oxy hóa có trong nho vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bạn, chúng chống lại các gốc tự do, làm giảm khả năng gây viêm trong cơ thể. Các nghiên cứu còn cho thấy, nho rất tốt cho sức khỏe tim mạch, bảo vệ gan, cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa, đồng thời cũng giúp giảm cân.
Nho còn là một loại trái cây có lượng đường huyết cao rất thích hợp cho một bữa ăn nhẹ. Đây thật sự là một loại trái cây tốt cho sức khỏe mà chúng ta nên ăn hằng ngày đúng không nào.
4. Quả anh đào (Cherry)Hầu hết nguồn gốc của bệnh và sự khó chịu trong cơ thể có thể đều bắt nguồn từ viêm. Viêm mãn tính có thể tàn phá hệ thống mạch máu của bạn, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp là viêm cấp tính do chấn thương khi chơi thể thao.
5. Quả mâm xôi đenQuả mâm xôi có hàm lượng vitamin K rất cao (36%DV) và đặc biệt là rất giàu phytonutrient. Đây là một chất khá quan trọng đối với đàn ông bởi vì nó đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Nó cũng có hàm lượng mangan cao, giúp hỗ trợ sản xuất testosterone tối ưu. Quả mâm xôi đen, cùng với các loại quả mọng có màu hơi sẫm khác, cũng rất giàu chất chống oxy hóa lutein, giúp tăng cường sức khỏe của mắt bằng cách giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
6. Quả bưởiBưởi là một loại trái cây tốt cho sức khỏe có giá khá rẻ và đặc biệt là giàu chất xơ, vitamin A và vitamin C, có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống ung thư, giảm mức cholesterol xấu, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, hợp chất D – limonene có trong bưởi được nghiên cứu là giúp ngăn ngừa bệnh sỏi thận. Uống khoảng ½ – 1 lít nước ép bưởi mỗi ngày sẽ giúp giảm nồng độ pH có trong nước tiểu, từ đó giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Bưởi cũng rất có tác dụng trong việc giảm cân. Một nghiên cứu cho thấy những người tham gia đã ăn nửa quả bưởi trước mỗi bữa ăn đã mất trung bình 1.6kg trong 12 tuần. Trong quả bưởi có một chất ức chế sự thèm ăn tuyệt vời.
Nó cũng chứa pectin, một chất xơ hòa tan được chứng minh là làm chậm quá trình xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc theo toa (hoặc không kê đơn), hãy tránh ăn loại quả này, bởi vì nó tương tác với các men gan theo cách có thể giữ thuốc trong cơ thể của bạn lâu hơn dự kiến.
7. ChanhHaas, người đã dùng nước chanh để giảm mỡ và cholesterol chia sẻ: “Các axit citric trong chanh giúp phá vỡ lipid và kích thích quá trình tiêu hóa“. Uống một ly nước chanh ấm vào mỗi buổi sáng không chỉ giúp loại bỏ hiệu quả các axit béo mà còn giúp hỗ trợ chức năng gan và túi mật, thanh lọc cơ thể.
Chanh cũng được chứng minh là là chống lại sự mệt mỏi, lo lắng và căng thẳng, và có thể cải thiện sự tập trung và tỉnh táo. Ngoài những lợi ích tốt cho sức khỏe, chanh còn được các chị em phụ nữ biết đến với công dụng làm đẹp.
Các chất chống oxy hóa có trong chanh sẽ ngăn chặn sự xuất hiện của các gốc tự do làm lão hóa da, từ đó giúp làm mờ đi các nếp nhăn và vết thâm nám trên khuôn mặt bạn.
8. Đu đủMột loại enzyme trong đu đủ, papain, đã được chứng minh là làm giảm khí khó tiêu. Chymopapain, một loại enzyme khác của đu đủ, đã được sử dụng để làm giảm viêm.
Một chén đu đủ tươi, chín chỉ có 60 calo, nhưng chứa tới 144% DV vitamin C (88 mg) mà cơ thể bạn cần. Đu đủ còn được biết đến với các lợi ích cho sức khỏe khác như: Ngăn ngừa các bệnh hen suyễn, ung thư, các bệnh tim mạch, chống lão hóa, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện bệnh tiểu đường,…
Đu đủ rất dễ chế biến thành nhiều món ngon bổ dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là đu đủ chín. Bạn có thể ăn nguyên chất như những loại trái cây khác, hoặc có thể kết hợp với các loại trái cây khác làm thành một ly sinh tố thơm ngon, hoặc cũng có thể làm món đu đủ hầm xương hay nộm đu đủ đối với đu đủ sống.
Đăng bởi: василий петухов
Từ khoá: 8 Loại trái cây tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua
10 Loại Trà Vừa Tốt Cho Sức Khỏe Vừa Giúp Duy Trì Làn Da Sáng Mịn
Trà xanh
Trà xanh rất lành tính và có tính kháng khuẩn cao nên rất phù hợp với làn da nhạy cảm. Không những vậy, hợp chất EGCG trong trà xanh còn có tác dụng ngăn ngừa nếp nhăn hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ ung thư da, chống lão hóa và bảo vệ làn da khỏi những tác hại của ánh nắng mặt trời.
Trà hoa cúcTrà hoa cúc giúp cho bạn ngủ ngon giấc hơn, qua đó làn da của bạn cũng sẽ luôn sáng mịn và giảm quầng thâm mắt. Trà hoa cúc còn làm dịu da kích ứng và bảo vệ làn da khỏi những tác hại của ánh nắng mặt trời với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa có trong trà.
Trà xanh matchaMatcha là bột được nghiền nhuyễn từ búp non của cây trà xanh nên có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao. Vì vậy, nó có thể làm giảm thiểu nếp nhăn cho làn da của bạn.
Bên cạnh đó, trà xanh matcha còn có tác dụng thải độc và bảo vệ da khỏi những tác động của tia cực tím.
Trà hoa nhài (hoa lài)Các hợp chất trong trà hoa nhài có tác dụng cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể, vì vậy có thể chống lão hóa và hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả.
Đây cũng là loại trà tốt cho phụ nữ sau sinh bởi đặc tính kháng khuẩn cao và an thần hiệu quả.
Trà đenTrà đen có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn trà xanh do đây là những lá trà đã qua kỹ thuật ủ lên men sau khi phơi nên có màu đen.
Trà đen có khả năng hấp thụ bã nhờn giúp da luôn thông thoáng và săn chắc thông qua hàm lượng caffeine cao. Ngoài ra nó còn có khả năng dưỡng ẩm và bảo vệ da khỏi những tác hại của môi trường xung quanh.
Trà trắngCũng giống như trà đen, trà trắng đã trải qua quá trình xử lý nên chứa nhiều chất chống oxy hóa và có hàm lượng caffeine cao hơn các loại trà khác.
Vì vậy, trà trắng rất tốt cho sức khỏe và có thể loại bỏ các dấu hiệu lão hóa như sạm hoặc nếp nhăn, kích thích lưu thông máu, giúp da luôn căng mịn và hồng hào.
Trà ô longTrà ô long là thức uống quen thuộc, được nhiều người yêu thích bởi vì nhiều công dụng tuyệt vời của nó.
Trà ô long giúp cải thiện sắc tố da, giảm thâm mụn, ngăn ngừa việc hình thành nám và tàn nhang đồng thời trẻ hóa làn da.
Trà rooibosTrà rooibos hay còn gọi là trà đỏ được làm từ cây rooibos có nguồn gốc từ Nam Phi. Nổi bật nhất trong loại trà này chính là chất chống oxy với khả năng giảm nếp nhăn và kích thích sự sản sinh các tế bào da mới.
Bên cạnh đó, nếu bạn quan tâm đến việc ngăn ngừa mụn trứng cá và các rối loạn về da như chàm thì loại trà này là lựa chọn tuyệt vời.
Trà atisoTừ lâu trà atiso nổi tiếng với công dụng lọc gan hiệu quả. Vì vậy chúng có thể mang đến cho bạn làn da mịn màng, xua tan mụn trứng cá.
Trà bạc hàTrà bạc hà có thể giúp điều trị mụn trứng cá và loại bỏ tế bào chết để da luôn căng mịn. Không những vậy chúng còn rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Advertisement
Trà bạc hà không những giải nhiệt tốt mà còn mang đến nhiều lợi ích về tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và giảm căng thẳng.
7 Công Dụng Của Sài Đất Đối Với Sức Khỏe Bạn Nên Biết
Sài đất là gì?
Sài đất có tên khoa học là Wedelia chinensis, là một loại cây lâu năm, được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Hầu hết các bộ phận của cây sài đất đều có lợi ích cho sức khỏe kể cả thân, rễ có thể dùng tươi hoặc khô.
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật các sản phẩm có nguồn gốc từ sài đất với nhiều dạng bào chế như thuốc sắc, cao chiết, dung dịch uống hay viên uống được phổ biến trên thị trường.
Sài đất là một loại dược liệu với đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Trong sài đất có bốn hợp chất là flavonoid, diterpenes, saponin triterpene và phytosteroid có khả năng chống tăng sinh các tế bào ung thư, giúp cản trở sự phát triển của chúng trong cơ thể.
Các thành phần trong sài đất có khả năng chống ung thư
Sự tiếp xúc của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt với chiết xuất sài đất gây ra quá trình apoptosis có chọn lọc trong các tế bào ung thư dương tính với thụ thể androgen, giúp cản trở sự hình thành khối u trong bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, trong sài đất có ba hợp chất có lợi cho sức khỏe bao gồm: wedelolactone, luteolin, và apigenin với tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt trong ống nghiệm.
Sài đất chứa các chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Viêm đại tràng cấp tính đặc trưng bởi các triệu chứng đau bụng dữ dội, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể lẫn máu, chất nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh.
Triệu chứng đau bụng phổ biến hơn với cảm giác đau thắt bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng, có khi gây cứng bụng.
Nhờ vào đặc tính kháng viêm mạnh mẽ và khả năng chữa lành vết thương, sài đất có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng cấp.
Các thành phần có trong sài đất giúp cải thiện các triệu chứng trong viêm đại tràng cấp tính
Bệnh viêm ruột kết bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng đại diện cho một nhóm các rối loạn viêm mạn tính tái phát của đường tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa.
Viêm ruột kết gây viêm niêm mạc, thâm nhập vào bạch cầu và gây các triệu chứng như tiêu chảy, chảy máu trực tràng, đau bụng và sụt cân. Bệnh nhân mắc bệnh thường không có các triệu chứng lâm sàng mà thường có nguy cơ cao phát triển thành ung thư đại trực tràng.
Một nghiên cứu về khả năng làm giảm viêm ruột kết với chế độ ăn bổ sung chiết xuất sài đất được thực hiện trên chuột cho thấy sài đất không độc và có thể cải thiện tích cực bệnh viêm đại tràng cấp tính.
Trong số các phương pháp bào chế khác nhau, chiết xuất sài đất bằng nước sôi có hiệu quả chống viêm đại tràng cao nhất.[1]
Chiết xuất sài đất được chứng minh giúp chống lại bệnh viêm ruột kết
Hiệu quả chữa lành vết thương của chiết xuất lá sài đất được đánh giá trong các thử nghiệm trên các mô bị cắt bỏ, rạch hay vết thương hở. Các thông số được nghiên cứu bao gồm tốc độ co lại của vết thương, thời gian biểu mô hóa hoàn toàn và khả năng cầm máu vết thương. [2]
Chiết xuất của sài đất được tìm thấy có hoạt tính chữa lành vết thương đáng kể, được chứng minh bằng việc giảm thời kỳ biểu mô hóa, tăng tốc độ co vết thương, độ bền của da.
Nghiên cứu hiện tại đã chứng minh rằng chiết xuất của lá sài đất có các đặc tính thúc đẩy hoạt động chữa lành vết thương nhanh hơn so với các đối chứng giả dược. [2]
Chiết xuất sài ddaart giúp hỗ trợ và tăng khả năng chữa lành vết thương
Các nghiên cứu rằng đây đã chỉ ra tác động của tinh dầu sài đất có tác động lên các gốc tự do, đây là nhờ vào các đặc tính chống oxy hóa.
Trong tất cả các thử nghiệm, các chuyên gia nhận thấy sự tồn tại mối tương quan đáng kể giữa nồng độ của tinh dầu sài đất và tỷ lệ phần trăm ức chế các gốc tự do. [4]
Sài đất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ
Các chuyên gia cho rằng chiết xuất từ lá sài đất có tiềm năng lớn như một chất kháng khuẩn để điều trị các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây bệnh gây ra.
Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết methanol từ lá cây sài đất đã được nghiên cứu và thử nghiệm chống lại ba vi khuẩn Gram dương gây bệnh (Bacillus cereus, B. subtilis và Staphylococcus aureus) và ba vi khuẩn Gram âm gây bệnh (Escherichia coli , Proteus rettgeri và Pseudomonas aeruginosa).
Dịch chiết thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với tế bào vi khuẩn, đặc biệt khả năng kháng khuẩn được ghi nhận mạnh hơn ở vi khuẩn Gram dương. [5]
Chiết xuất từ lá cây sài đất được chứng minh có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm
Kỷ tử là gì? 7 tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe và làm đẹp
Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, cách sử dụng lưu ý khi dùng
Nguồn: Plos One, NIH, InterstellaPlan
Nguồn tham khảo
Dietary Uptake of Wedelia chinensis Extract Attenuates Dextran Sulfate Sodium-Induced Colitis in Mice
Wound healing activity of Wedelia chinesis leaves
Wound healing activity of Wedelia chinesis leaves
Antioxidant Activity of Essential Oils from Wedelia chinensis (Osbeck) in vitro and in vivo Lung Cancer Bearing C57BL/6 Mice
Effects of Methanol Extract of Wedelia chinensis Osbeck (Asteraceae) Leaves against Pathogenic Bacteria with Emphasise on Bacillus cereus
Những Loại Lá Tưởng Chừng Vứt Đi Nhưng Lại Cực Tốt Cho Sức Khỏe
Những loại lá này mọc đầy vườn, nhiều nhà còn vặt bỏ nhưng lại rất tốt cho sức khỏe.
Nhiều loại lá tưởng như bỏ đi như lá ổi, lá sen, lá bàng, lá đinh lăng, tía tô… lại được rao bán ở nhiều nơi, thậm chí còn rất tốt cho sức khỏe.
Lá tầm bóp
Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, tầm bóp ở Việt Nam có rất nhiều, tuy nhiên ít được sử dụng dù có một số dược tính tốt. Chúng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, sau trở thành liên nhiệt đới. Nhiều người thấy tầm bóp mọc hoang khắp nơi, trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê. Cũng còn thấy ở ven rừng từ vùng thấp đến vùng có độ cao 1.500m so với mặt nước biển. Dược liệu sử dụng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tầm bóp được biết đến như loại rau dại. Lá cây tầm bóp có thể dùng để ăn lẩu, nấu canh nghêu, cua, tôm hoặc luộc xào đều rất ngon. Là một loại rau mọc dại nên tầm bóp dễ trồng, dễ sống. Người ta không phải tốn quá nhiều thời gian để chăm sóc cây vẫn xanh tốt và ra nhiều trái. Vì thế có thể tận dụng khoảng đất trống trong vườn, thùng xốp hoặc chậu cây để gieo trồng tại nhà.
Lá ổi
Hầu hết các bộ phận của ổi đều có hoạt tính hóa học nên các công dụng chữa bệnh của cây ổi đến nay vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu. Trên thực tế, người ta biết nhiều về lợi ích của quả ổi, còn lợi ích của lá ổi với sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Lá ổi có nhiều cách sử dụng khác nhau và trong lá ổi có thành phần berbagia rất cao – loại hoạt chất điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp. Khi pha với trà, lá ổi giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Một trong những lợi ích chính của lá ổi cho sức khỏe của chúng ta chính là giúp giảm cân nhanh chóng. Khi bạn uống nước lá ổi xay cùng với hoa quả khác sẽ giúp ngăn ngừa các loại tinh bột nạp vào cơ thể chuyển hóa thành đường.
Búp ổi có tác dụng trong việc làm giảm vấn đề tiêu chảy hoặc các loại đau bụng khác. Cho búp ổi và rễ của cây ổi vào nồi, đổ nước, sau đó đun sôi. Uống khi đói.
Một cốc trà lá ổi cũng hữu ích cho việc tiêu hóa tốt nhờ nó có tác dụng kích thích sản xuất các enzym tiêu hóa. Khi bạn sử dụng lá ổi dưới dạng nước ép hoặc pha trà, nó rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.
Lá vối
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, trong lá vối có saponin, rất ít tanin, vết ancaloit (thuộc nhóm indolic) gần gũi với cafein và 4% tinh dầu bay hơi, mùi thơm dễ chịu. Các bộ phận khác của cây còn chứa các sterol, các chất béo, tanin catechic và gallic. Lá và nụ chứa acid triterpenic.
Nhiều nghiên cứu cho thấy trong lá và nụ vối đều có tính kháng sinh với một số vi trùng gram+ và gram- ở tất cả các giai đoạn phát triển. Chất kháng sinh (kháng khuẩn) thường tập trung cao nhất ở lá vào mùa Đông.
Hoạt chất kháng sinh tan trong nước, các dung môi hữu cơ, vững bền với nhiệt độ và ở các môi trường có độ Ph từ 2-9. Chúng có tác dụng mạnh nhất với Streptococus (hemolytic và staman), sau đến vi trùng bạch hầu và Staphyllococcus và Prieumococcus. Chúng hoàn toàn không có độc đối với cơ thể người.
Ngoài ra, lá và nụ vối từ lâu đã được nhân dân ta nấu nước để uống vừa thơm, vừa tiêu thực, kích thích tiêu hóa, tán thũng, chỉ huyết, sinh cơ. Lá vối tươi hay khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ, ngứa. Nói chung uống trong nên dùng nụ lá khô, bôi rửa ngoài nên dùng tươi.
Advertisement
Lá đinh lăng
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng. Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, là loại cây nhỏ thường được trồng làm cây cảnh trước nhà.
Cây đinh lăng được mọi người dùng để ăn như rau làm gia vị và chữa nhức đầu. Nhiều nơi thường lấy lá đinh lăng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.
Lá tía tô
Thu hái vào lúc cây bắt đầu có hoa, phơi khô ở nơi râm mát, dùng dần, lLá tía tô được xếp vào loại thuốc ‘tân ôn giải biểu’.
Theo Đông y, lá tía tô vị cay, tính ấm; vào các kinh phế và tỳ; có tác dụng hạ khí, tiêu đờm dùng chữa cảm cúm không ra mồ hôi và ho tức ngực, nôn, đầy bụng, tiêu hóa kém, thai động không yên, còn được dùng để giải độc tôm cua, mật cá.
Đậu Ván, Thực Phẩm Rất Tốt Cho Sức Khỏe Đừng Nên Bỏ Qua
Đậu ván là gì?
Cây đậu ván là một loại cây họ đậu, leo giàn và sống được nhiều năm. Đậu ra hoa rất nhiều, thành từng chùm. Hoa có màu tím và quả cũng có màu tím hoặc xanh tím dài 5-8cm và có hình dẹt, rộng 1,5-2cm. Mỗi quả chứa 3-4 hạt có thể chế biến thành các món ăn như xào, luộc…
Giống đậu ván
Đậu ván có 2 loại là đậu ván trắng và đậu màu tím. Giống đậu ván trắng phổ biến còn giống đậu ván tím ít phổ biến hơn. Về giá trị dinh dưỡng và dược liệu giữa hai giống gần tương đương với nhau. Trong bài viết này đề cập chuyên về giống đậu ván trắng (bạch biển đậu).
Thành phần dinh dưỡng của đậu ván
Giá trị dinh dưỡng của đậu ván trắng rất cao. Qua phân tích người ta thấy trong hạt đậu ván trắng chứa một tỷ lệ protid cao tới 22,7%, nghĩa là nhiều hơn cả thịt lợn nạc (19%) và thịt bê nạc (20%). Lượng tinh bột có trong đậu ván trắng cũng nhiều tới 57%, tương đương với nhiều loại lương thực thường dùng.
Hạt đậu ván trắng là loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng, trong đó có chừng 22,70% chất protein, 1,8% chất béo, 57% cacbon hydrat, 0,046% canxi, 0,052% photpho, 0,001% sắt. Trong protein của Bạch biển đậu có nhiều loại axit amin như trytophan, acginin, lyzin và tyrozin…
Ngoài ra còn men tyrosinaza, axit xyanhydric, nhiều vitamin B1, vitamin A, B2, C, caroten, đường sacaroza, glucoza, maltoza và raffinoza.
Tác dụng của đậu vánTheo Đông y:
Đậu ván có tác dụng kiện tỳ, hòa trung, trừ thấp và giải độc. Dùng làm thuốc bổ tỳ vị, trị tả lỵ, chữa các chứng đau bụng, giải độc rượu, thịt, cá có độc…
Khi dùng trừ thấp thì dùng sống khi để bồi bổ và tăng cường chức năng tiêu hóa thì nấu chín. Quả non làm rau ăn, quả già phơi khô tách hạt.
Theo dược lý hiện đại:
Đậu ván có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lị. Giải độc, chống nôn mửa do bị ngộ độc thức ăn. Ngoài ra còn có tác dụng trong điều trị viêm dạ dày và viêm ruột cấp tính.
Các món ăn chế biến từ đậu vánĐậu ván trắng được coi là loại thức ăn ngon, bổ, đặc biệt đối với trẻ em. Từ đậu ván trắng, bà con ta đã chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ngoài những món xào, nấu thường dùng, chúng ta có thể chế biến thành nhiều món khác nhau:
Quả non dùng làm rau
Quả non có vỏ mềm, luộc hoặc xào làm rau ăn rất giàu đạm như đậu cove. Cây trồng lấy quả non và hạt ăn, hạt già làm thực phẩm và làm thuốc.
Sữa đậu ván trắng
Quả đậu ván trắng phơi khô, bóc hạt rang như rang lạc, xát, bóc vỏ, cho vào cối xay bột, xay với nước sẽ thu được sữa đậu ván trắng. Đem sữa này đun sôi để nguội rồi lọc qua, trước khi uống cho thêm đường. Sữa đậu ván trắng thơm ngon có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe, giải khát và giải nhiệt, chống mệt mỏi.
Bột dinh dưỡng
Tán hạt đậu ván trắng thành bột, bỏ vào lọ sạch dùng dần. Hàng ngày nấu bột cho trẻ em, cho thêm vài thìa bột đậu ván trắng để tăng thêm giá trị dinh dưỡng của bát bột.
Tương và đậu phụ
Có thể dùng đậu ván trắng làm tương và đậu phụ thay cho đậu nành. Hạt đậu ván già được dùng để nấu chè (chè đậu ván) là món ăn ngon và phổ biến.
Advertisement
Ở Nam Bộ hạt đậu ván được dùng trong các món nấu thịt hầm, hạt đậu ván hơi dai và béo.
Lưu ý khi sử dụng đậu vánTrong hạt đậu ván khô có chứa độc tố glucozit dưới dạng xyanua với nồng độ cao, do đó chỉ ăn được sau khi luộc hoặc nấu hạt đậu trong một thời gian dài để nhiệt phân hủy độc tố. Cần luộc hạt già và đổ bỏ nước trước khi dùng để nấu món ăn.
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho mọi người nhiều thông tin bổ ích về đậu ván. Đây quả là một loại thực phẩm cho sức khỏe phải không nào.
Đón xem nhiều thông tin thú vị về sức khỏe tại Khỏe đẹp mỗi ngày.
Cập nhật thông tin chi tiết về Top 4 Loại Trà Hoa Quả Tốt Cho Sức Khỏe Bạn Nên Biết trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!