Bạn đang xem bài viết Vài Gợi Ý Về Vật Trang Sức May Mắn Của 12 Chòm Sao được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
BẠCH DƯƠNG – TRANG SỨC ĐÍNH HỒNG NGỌCLà cung vốn thuộc nguyên tố lửa, bởi vậy những vật phẩm có biểu tượng mặt trời hoặc ngôi sao sẽ đem lại may mắn cho cung hoàng đạo này trong năm mới. Ngoài ra, những trang sức đính hồng ngọc cũng sẽ mang lại nhiều may mắn cho Bạch Dương. Hồng ngọc chắc chắn đem lại cho bạn nhiều điều may mắn mà bạn không ngờ tới đó, Bạch Dương ạ. Bạn cũng có thể tìm kiếm những phụ kiện có hình sét trượng của các vị thần linh.
KIM NGƯU – VẬT PHẨM BẰNG ĐỒNGVốn thuộc quyền cai trị bởi sao Kim nên cung Kim Ngưu hợp với các vật phẩm bằng đồng, chúng có thể mang lại may mắn cho những người thuộc chòm sao này. Nếu bạn là Kim Ngưu bạn có thể mua các vật phẩm trang trí bằng đồng đặt trong phòng để tăng thêm sức khỏe, tiền tài trong năm mới. Một điều mà cung hoàng đạo này nên biết là người ta tin rằng treo một móng ngựa bằng kim loại trước cửa nhà sẽ đem lại may mắn tài lộc cho gia đình cung Kim Ngưu.
SONG TỬ – VẬT PHẨM HÌNH CÓ CÁNHSong Tử là biểu tượng của không khí nên cực kỳ phù hợp với những thiết kế có hình dáng các loài có cánh như chim, bướm hoặc rồng rất phù hợp với Song Tử. Các vật phẩm này sẽ mang đến cho Song Tử sự thịnh vượng, sáng tạo và tự do. Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực sáng tạo và khả năng giao tiếp, hãy luôn để một chiếc lông chim ở văn phòng và ở nhà. Để tránh những điềm xấu bạn nên mang theo một chiếc gương nhỏ bên mình.
CỰ GIẢI – CHUỖI VÒNG NGỌC TRAI SƯ TỬ – TRANG SỨC BẰNG VÀNGCác thiết kế hình mặt trời, trăng và sao là những biểu tượngtrang sức may mắn của 12 chòm sao. Tuy nhiên, Sư Tử là biểu tượng của lửa nên chọn những trang sức bằng vàng. Biểu tượng hình mèo cũng rất tốt cho Sư Tử, đặc biệt trong sự nghiệp. Điều bạn cần lưu là khi đi xa bạn nên đeo vòng tay may mắn vì Sư Tử là chòm sao kém thận trọng nhất.
XỬ NỮ – ĐÁ QUÝ TỰ NHIÊNThuộc nguyên tố của đất, cho nên “ bùa” may mắn nhất của Xử Nữ là đá quý tự nhiên. Bởi vì chúng có liên hệ mật thiết với năng lượng của mặt đất nên sẽ tăng cường thêm sức mạnh cho Xử Nữ. Chòm sao này nên chọn những vật phẩm tượng trưng cho đất, có thể là vật trang sức hoặc đồ trang trí nội thất. Để tăng thêm phần thịnh vượng, Xử Nữ có thể đeo những phụ kiện có hình biểu tượng của trái cây như táo, mận, đào.
THIÊN BÌNH – TRANG SỨC CÓ GẮN THẠCH ANH TÍM THẦN NÔNG – BIỂU TƯỢNG CỦA NƯỚCThần Nông là một trong 3 chòm sao biểu tượng của nước. Mặt trăng và nước là hai thứ giúp cho Thần Nông gặp nhiều may mắn trong năm mới. Mặt dây chuyền ngôi sao bằng bạc sẽ mang lại thành công trong công việc cho Thần nông. Còn biểu tượng con rắn và quả táo sẽ giúp cho chuyện tình duyên có hồi kết tốt đẹp mỹ mãn.
NHÂN MÃ – TRANG SỨC NGỌC TRAITheo quan niệm tử vi thì vật phẩm may mắn của Nhân Mã trong năm mới chính là mặt dây chuyền hình trái tim có mũi tên xuyên qua. Chiếc vòng này sẽ giúp Nhân Mã tìm thấy nửa kia của mình. Để có hạnh phúc trong chuyện tình yêu, lời khuyên cho Nhân mã là hãy đeo ngọc trai.
MA KẾT – THẠCH ANH HỒNGVốn thuộc nhóm nguyên tố đất nên Ma Kết cần có một viên đá bên mình mọi lúc mọi nơi, đá quý hoặc đá thường đều được. Trong đó, đá quý tốt nhất cho Ma Kết là thạch anh hồng, giúp giữ tập trung và kiên định để đạt được ước mơ. Bên cạnh đó, có thể bạn chưa biết thạch anh tím giúp Ma Kết tránh được những cạm bẫy trong kinh doanh và tình yêu.
BẢO BÌNH – VẬT PHẨM ĐỘNG VẬT CÓ CÁNHLà một cung hoàng đạo thuộc nhóm nguyên tố khí nên Bảo Bình cần “kết thân” cùng những vật phẩm có hình động vật có cánh. Để tránh xa những tai nạn không theo ý muốn, Bảo Bình nên mang trang sức bạc có mặt hình cánh cam. Hình ảnh những chú ong, chuồn chuồn được thiết kế một cách ngộ nghĩnh sẽ bảo vệ Bảo Bình khỏi những tai nạn bất ngờ, những rắc rối về tài chính và tăng cường sự sáng tạo.
SONG NGƯ – BIỂU TƯỢNG HOA TUYẾTThuộc nhóm nguyên tố nước nên biểu tượng may mắn của chòm sao Song Ngư là đại dương, sông biển, sông hồ, và thác nước. Trong số các kim loại, bạc là tốt nhất cho Song Ngư và ngọc lục bảo là đá may mắn nhất. Một chú cá heo sẽ giúp Song Ngư dễ dàng tìm thấy được một nửa của mình. Hay biểu tượng hoa tuyết, san hô… cũng mang đến cho Song Ngư nhiều thành công trong cuộc sống. Nếu Song Ngư muốn đeo trang sức thì hãy chọn chất liệu bạc kết hợp cùng ngọc lục bảo vì bộ đôi này sẽ giúp Song Ngư có được rất nhiều may mắn.
Đăng bởi: Nguyễn Quỳnh Nhi
Từ khoá: Vài gợi ý về vật trang sức may mắn của 12 chòm sao
Bạn Có Phải Là Mẫu Người Vợ Lý Tưởng Của 12 Chòm Sao?
BẠCH DƯƠNG (21/3 – 19/4)
KIM NGƯU (20/4 – 20/5) SONG TỬ (21/5 – 21/6)12 chòm sao thích kiểu người như thế nào? Với Song Tử giao thiệp rộng và có tính cách tinh quái thích làm trò thì mẫu người vợ lý tưởng của 12 chòm sao mà Song Tử mong muốn sẽ thuộc tuýp “cô nàng lắm chiêu” mới có thể trị được nổi anh chàng. Song Tử cần một nửa phải tạo được những bất ngờ thú vị hoặc cùng nhau thực hiện những ý tưởng điên rồ để tình yêu luôn mới mẻ và đầy kích thích, nhưng đồng thời lại không muốn bị kiểm soát quá chặt, vẫn có được không gian riêng của mình. Trở thành mảnh ghép còn thiếu của Song Tử, nàng có làm được không đây?
CỰ GIẢI (22/6 – 22/7)Với một người coi trọng tình cảm gia đình như Cự Giải thì việc tìm kiếm hình mẫu người vợ tương lai cũng không phải là quá khó. Cự Giải không đặt mong muốn quá cao cho người phụ nữ của mình. Bạn không cần phải quá xinh đẹp hoặc tài giỏi nhưng nhất định nên là một cô gái tốt bụng và biết đối nhân xử thế, yêu thương mọi người. Phải mang đến cảm giác an toàn và ấm áp, có như thế thì trái tim của chàng trai Cự Giải mới thuộc về bạn được. Đừng quên nha!
SƯ TỬ (23/7 – 22/8)Nếu thấy một chàng trai Sư Tử thường xuyên xuất hiện trước mặt với dáng vẻ bảnh bao hết chỗ chê và có những hành động quan tâm, chứng tỏ bản lĩnh phái mạnh của mình thì biết gì không? Có thể đó chính là những biểu hiện khi 12 cung hoàng đạo nam thích bạn mà Sư Tử đang ngầm gửi “ám hiệu” đấy. Sư Tử mạnh mẽ, kiêu ngạo là thế nên mẫu người vợ lý tưởng của 12 chòm sao mà cung hoàng đạo này muốn hướng tới thường là những cô nàng dịu dàng, đảm đang và biết quán xuyến việc gia đình giúp họ. Có như thế mới có thể giúp Sư Tử yên tâm tỏa sáng được cơ mà?
XỬ NỮ (23/8 – 22/9) THIÊN BÌNH (23/9 – 22/10)Chàng trai Thiên Bình thuộc tuýp người sống hướng ngoại, có mối quan hệ giao thiệp với nhiều người nhưng kỳ thực trong trái tim của họ lại luôn muốn có được một gia đình với bầu không khí ấm áp và tràn đầy tình cảm. Hình mẫu mà nam Thiên Bình hướng đến là những người phụ nữ có trái tim lương thiện, nhạy cảm và tinh tế trong việc nắm bắt cảm xúc, đồng thời giỏi tề gia nội trợ để mang đến cho Thiên Bình nhiều bữa cơm gia đình. Nếu nàng còn có thể hòa nhập được với vòng tròn bạn bè và đồng nghiệp xung quanh chàng thì nhất định sẽ khiến anh ấy tự hào về bạn lắm cho xem.
BỌ CẠP (23/10 – 21/11) NHÂN MÃ (22/11 – 21/12)12 chòm sao nam thích con gái như thế nào nếu đó là một anh chàng thích đi mây về gió như Nhân Mã? Tất nhiên phải là một người phụ nữ có tấm lòng bao dung và đủ kiên nhẫn để tha thứ, chờ đợi chú ngựa hoang Nhân Mã về nhà rồi nè. Và tốt hơn hết, bạn nên là một cô gái độc lập và cũng có những sở thích không kém phần táo bạo thì mới có thể thu hút đồng thời khiến chàng ta phục sát đất.
MA KẾT (22/12 – 19/1)Đàn ông Ma Kết rất coi trọng những mục tiêu trong cuộc sống của mình. Cô gái trong mộng của Ma Kết cũng phải có tính cách thẳng thắn và khéo léo mới có thể khiến anh chàng xiêu lòng. Ma Kết đánh giá rất cao mẫu người phụ nữ độc lập, tự chủ nhưng biết hâm nóng tình cảm của hai người theo một cách rất riêng. Như thế thì Ma Kết cứ phải gọi là tan chảy mất thôi.
BẢO BÌNH (20/1 – 18/2) SONG NGƯ (19/2 – 20/3)Người phụ nữ mà đàn ông Song Ngư tìm kiếm thường là những người sống thiên về cảm xúc nhiều hơn. Họ mong muốn một nửa phải có tình yêu đủ lớn và lòng bao dung cũng như trái tim thấu hiểu để cùng mình vượt qua mọi bão giông trong cuộc sống. Chỉ có đáp ứng được những điều kiện này thì Song Ngư mới có thể tin cậy và trân trọng người phụ nữ đi bên cạnh mình.
Sơ lược về mẫu người vợ lý tưởng của 12 chòm sao là thế, còn mọi sự biến chuyển như thế nào là do bạn. Cố gắng lên nào!
Đăng bởi: Sơn Phạm
Từ khoá: [GÓC HOROSCOPE] Bạn có phải là mẫu người vợ lý tưởng của 12 chòm sao?
Ảnh Chúc Ngày Mới May Mắn ❤️ Chúc Buổi Sáng May Mắn
Ảnh Chúc Ngày Mới May Mắn ❤️ Chúc Buổi Sáng May Mắn ✔️ Tham khảo những hình ảnh chào đón ngày mới thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Một ngày mới bắt đầu bằng tâm trạng vui vẻ sẽ giúp bạn có một ngày thật trọn vẹn và ý nghĩa. Bộ ảnh chúc ngày mới may mắn và hạnh phúc, thành công sẽ tiếp thêm động lực, tinh thần giúp bạn hăng hái trong công việc và học tập.
Video chúc ngày mới an lành và may mắn:
Chào đón ngày mới tươi tắn với những bộ hình đẹp và vui vẻ nhất. chúng tôi chia sẻ ảnh chúc ngày mới may mắn ấn tượng nhất.
Trọn bộ hình ảnh chúc ngày mới may mắn và thành công đẹp nhất.
Kiểu ảnh chào đón ngày mới thêm may mắnẢnh chào ngày mới may mắn và vui vẻMẫu ảnh chúc ngày mới thêm may mắn
Ngọt ngào và lãng mạn với những 💕Hình Ảnh Chúc Ngày Mới Cho Người Yêu, Vợ💕
Giới thiệu đến bạn đọc bộ hình ảnh chúc ngày mới vui vẻ, tươi tắn và ngập tràn những điều mới mẻ.
Kiểu ảnh đón chào ngày mới đẹp với những bông hoa hướng dương tươi thắmBức ảnh đẹp cho một ngày trọn vẹnẢnh bình minh chào ngày mới tuyệt đẹpẢnh đẹp chào ngày mới
Tuyển chọn những Thơ Chào Ngày Mới Hay và ấn tượng nhất
Tổng hợp những hình ảnh chào ngày mới đẹp và đặc sắc để bạn có một ngày thật trọn vẹn.
Ngày mới thành công và vui vẻHôm nay là ngày tuyệt vời nhất nếu bạn cảm thấy như thếHình ảnh đẹp cho một ngày trọn vẹnGửi bạn mẫu hình ảnh chào ngày mới đẹp và dễ thương
Top 1001 lời 📌Chúc Ngày Mới Bằng Tiếng Anh Cho Bạn Bè📌 hay nhất
Gửi tặng bạn bộ thiệp chúc ngày mới tốt lành với những câu nói ý nghĩa, sâu sắc.
Thiệp chào ngày mới tuyệt đẹpHình ảnh thiệp đón chào ngày mới siêu xinhBắt đầu một ngày tuyệt vời với những tấm thiệp xinh xinhChào ngày mới với những tấm thiệp xinh xắn và tươi tắn
Không thể bỏ lỡ những lời 🔰Chúc Buổi Sáng Tiếng Trung🔰 siêu hay và độc lạ
Top các hình ảnh chúc ngày mới thứ 4 hăng say học tập và làm việc để một ngày trôi qua thật tuyệt.
Thứ 4 thành công, gặt hái được nhiều dự địnhMẫu ảnh chúc thứ 4 ấn tượngChào thứ 4 vui vẻ và may mắnHình ảnh chào ngày mới thứ 4 đẹp
Tổng hợp 999 Lời Chúc Ngày Mới Thành Công để tiếp thêm động lực cho bạn
Nạp năng lượng cho ngày mới thêm tươi vuiĐón chào ngày mới thêm năng lượng, thêm hứng khởiẢnh động lực để tiếp thêm năng lượng cho bạnẢnh chào ngày mới tràn đầy năng lượng tích cực
Khởi động ngày dài với những 🌹Lời Chúc Buổi Sáng Ý Nghĩa🌹
Khởi động ngày mới thật tươi và vui vẻ với hình ảnh chào ngày mới hài hước.
Mẹo Phong Thủy Hồ Bơi Của Bạn Đem Lại May Mắn
Phong thủy hồ bơi của bạn để đem lại may mắn và tài lộc
Phong thủy chi phối bên ngoài cũng như bên trong ngôi nhà của bạn. Hãy xem xét các nguyên tắc cơ bản khi lập kế hoạch cho một hồ bơi sân sau và đưa tính năng nước đó hoạt động cho bạn – thay vì chống lại bạn. Nơi bạn đặt hồ bơi, hình dạng của nó và môi trường xung quanh có thể nhân lên vận may của bạn và giữ năng lượng tích cực chảy về phía bạn.
1.Vị trí hồ bơi sử dụng phong thủyMặc dù giới luật cảnh quan của Trung Quốc là “ngọn núi phía sau, nước phía trước”, bạn có thể xác định vị trí một hồ bơi ở sân sau một cách an toàn. Trên thực tế, bằng cách tuân theo các nguyên tắc phong thủy, một hồ bơi sân sau có thể không chỉ là một khoản đầu tư tốt; nó có thể thu hút năng lượng giàu có mạnh mẽ đến ngôi nhà của bạn. Black Hat Sect bài viết phong thủy bậc thầy rằng một yếu tố nước năng động trong cảnh quan là điều cần thiết để thu hút năng lượng chi tiền. Chỉ cần thiết kế hồ bơi và khu vực xung quanh để nó không bị dốc ra khỏi ngôi nhà, và vì vậy nó tương xứng với kích thước của ngôi nhà.
Các mẹo bổ sung để đặt hồ bơi sân sau của bạn bao gồm:
Một hồ bơi nên được nhìn thấy từ các cửa sổ nhưng không quá gần nhà. Bạn cần không gian để năng lượng lưu thông và cân bằng năng lượng nước mạnh có thể xua tan năng lượng lửa hỗ trợ sự giàu có.
Nó rất hữu ích nhưng không bắt buộc phải đặt hồ bơi ở góc giàu có của sân là góc phần tư phía đông nam thẳng hàng với cửa trước. Điều này quan trọng nhất nếu góc giàu có thực sự bị mất khỏi nhà; trong trường hợp đó, hồ bơi là một phương thuốc mạnh mẽ để thu hút năng lượng thịnh vượng.
Trong phong thủy cổ điển, phía sau của ngôi nhà nên được “bảo vệ” bởi đất được nâng lên, giống như một ngọn núi hoặc hàng rào cao.
Xây dựng một ranh giới bất động sản phía sau hồ bơi như một biện pháp bảo vệ và bộ đệm tiếng ồn – để nâng cao vận may của bạn và người hàng xóm biết ơn của bạn.
2.Hình dạng hồ bơi an toànMột hồ hình bầu dục hoặc hình quả thận là thích hợp hơn bởi vì dòng chảy chi xung quanh nó là nhẹ nhàng và không bị cản trở. Khi hồ bơi cong về phía ngôi nhà, nó đang hướng sự giàu có và năng lượng may mắn đến với bạn.
Biện pháp khắc phục cho bể hình chữ nhậtĐừng tuyệt vọng nếu bạn đang ngồi trong bể bơi hình chữ nhật. Kiểm tra các góc. Nếu bất kỳ ai đang chỉ về phía ngôi nhà, họ đang gửi một “mũi tên độc” có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và phúc lợi. Làm mềm những cạnh khắc nghiệt với những người trồng cây tròn lớn tươi tốt với những bông hoa, những bông hoa trang trí hoặc những cây thường xanh. Tiếp tục đi quanh năm.
Thực hiện theo hướng dẫn đó để sắp xếp đồ đạc trong hiên cũng sẽ ở gần hồ bơi. Tránh quá nhiều cạnh sắc – bàn tròn và ô thị trường là tốt – và điều chỉnh cấu hình đồ nội thất để năng lượng chảy xung quanh khu vực chỗ ngồi và không có mũi tên độc nhắm vào nhà.
3.Sự đình trệ và lấp lánhNước vẫn còn bẫy năng lượng và đi bằng phẳng. Giữ cho bơm hồ bơi đi và nước chảy cho hồ bơi tích cực ổn định. Để giữ cho chi chảy:
đến hồ bơi. Âm thanh vừa sống động vừa êm dịu và thác nước làm tăng vẻ ngoài của hồ bơi.
Một bộ lọc đang chạy cũng đang làm sạch nước và hồ bơi của bạn phải được làm sạch thường xuyên để duy trì sức khỏe của nó và của chính bạn. Không bao giờ cho phép hồ bơi phát triển quá mức với tảo hoặc bộ lọc bị tắc với lá.
Cây đổ cao và cây lộn xộn biến hồ bơi của bạn thành một cái ao tù đọng. Xác định vị trí hồ bơi trong một khu vực rõ ràng, cắt tỉa cây cối và tránh định vị hệ thực vật rụng lá và hoa quá gần hồ bơi.
4.Màu sắc và kết cấuPhong thủy là tất cả về sự cân bằng và sự thống trị của yếu tố nước trong hồ bơi sân sau đòi hỏi một số thiết lập ngoài.
Yếu tố đất là sự cân bằng mạnh nhất cho nước, vì vậy hãy xem xét một hồ bơi bao quanh bằng xi măng, đất nung hoặc máy lát gạch, hoặc đá phiến.
Người trồng đất sét hoặc gỗ, đồ nội thất hồ bơi bằng gỗ tếch và đệm trong bóng râm của bột yến mạch, cát, màu vàng chìm, và một loạt các màu nâu và beig là đất, chìa khóa thấp và thanh thản.
Khu vực hồ bơi hoàn hảo chứa một cái gì đó của mọi yếu tố. Bắt đầu với đất nhưng sau đó thêm cây gỗ và đồ gỗ cho yếu tố gỗ, đồ nội thất bằng kim loại và hàng rào, và một hố lửa kim loại cho kim loại.
Đừng quên lửa. Hồ bơi của bạn nên được chiếu sáng đẹp – không có góc tối và không có ánh sáng sân vận động khắc nghiệt. Nến, đuốc, và thịt nướng đều mang lại năng lượng lửa mà không áp đảo.
Hình dạng của lửa cũng có hình tam giác, do đó, một cánh hiên bằng vải bạt tự nhiên có hình dạng như hình bình hành, hình tam giác, hình thang hoặc hình ngũ giác rất thú vị và làm dịu năng lượng mạnh mẽ của nước.
5.Cống nước vô cựcBể bơi vô cực tuyệt đẹp. Nhưng chúng được thiết kế để nước dường như (và) chảy ra khỏi nhà, ra ngoài không gian. Trong phong thủy, đây là sự giàu có của bạn, ngày 24 tháng 7. Điều này, tự nhiên, để tránh. Nếu bạn phải có một bể bơi vô cực, bạn phải định vị nó cách xa ngôi nhà, lý tưởng nhất là nghỉ giải lao để tách khu vực hồ bơi khỏi tòa nhà. Khi bạn đang tạo một bản thiết kế cho một hồ bơi vô cực, có lẽ nên tham khảo ý kiến của một bậc thầy phong thủy để giảm thiểu bất kỳ hiệu ứng tiêu cực nào từ thiết kế của hồ bơi.
6.Lập kế hoạch hồ bơi của bạnHãy đối xử với một hồ bơi trên mặt đất với cùng một sự chăm sóc mà bạn sẽ dành cho một hồ bơi dưới mặt đất. Yếu tố nước mạnh có tác dụng tương tự, ngay cả khi hồ bơi của bạn theo mùa, không vĩnh viễn. Chắc chắn trì hoãn hương vị tốt và ý thức chung khi tìm kiếm sự cân bằng. sẽ giúp bạn thu hẹp vô số lựa chọn mà bạn gặp phải khi lập kế hoạch cho một hồ bơi – hoặc khắc phục những gì cảm thấy “tắt” về một hồ bơi thất bại trong thiết kế tốt.
8 Vị Phật Hộ Mệnh Cho 12 Con Giáp Mang May Mắn Thịnh Vượng Bình An
Theo quan niệm tử vi phong thủy, vận mệnh mỗi người được dựa trên ngày giờ sinh (Âm lịch) ứng với đó là Âm Dương Ngũ Hành và 12 con giáp. Trong đó, mỗi con giáp đều có Phật hộ mệnh riêng.
1.Phật bản mệnh là gì? Tại sao cần biết Phật hộ mệnh cho 12 con giáp?Mặt Phật hộ mệnh cho 12 con giáp
Phật bản mệnh hay Phật hộ thân gồm 8 vị chủ tôn mang nhiệm vụ bảo hộ và độ mệnh cho 12 con giáp. Mỗi con giáp đều tương ứng với một Phật bản mệnh và được nhận phúc khí, vận may từ vị Phật đó.
Phật bản mệnh không phân biệt giới tính, giàu nghèo và không thay đổi trong suốt cuộc đời mệnh chủ. Do vậy, nếu muốn được thành công, mọi sự thuận lợi tốt lành, mệnh chủ nên làm nhiều việc thiện và hướng tới Phật hộ mệnh cho con giáp của mình để cầu phúc. Hoặc đeo vòng, mặt dây chuyền hình Phật giúp tinh thần luôn an yên, gặp nhiều may mắn.
2.8 vị Phật hộ mệnh cho 12 con giáp? 1/ Thiên Thủ Thiên Nhãn hộ mệnh người tuổi TýThiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát bảo hộ cho người tuổi Tý
Thiên Thủ Thiên Nhãn hay Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt là một trong Tứ Đại Bồ Tát. Nghìn mắt của Quan Âm có thể nhìn khắp nhân gian. Nghìn tay tỏa ra bốn phương tám hướng, mỗi tay cầm một loại pháp khí để phổ độ cứu giúp chúng sinh.
Đức Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn là hiện thân của sự bao dung, thấu đạt tất cả khổ đau. Người tuổi Tý được Đức Phật phù hộ cần giữ lòng thành kính, sống lương thiện, làm ăn chân chính. Như vậy tất sẽ vượt qua sóng gió nhân sinh, gặp dữ hóa lành.
2/ Hư Không Tạng Bồ Tát hộ mệnh người tuổi Sửu và tuổi DầnHư Không Tạng Bồ Tát tượng trưng cho sự bảo vệ và thông tuệ
Hư Không Tạng Bồ Tát hay Khố Tàng Kim Cương là hiện thân của sự bảo vệ và thông tuệ. Một tay của Đức Phật cầm kiếm liệt hỏa rực sáng, tay kia mang ngọc hoặc nhành sen. Ánh mắt của Ngài chiếu rọi tất cả kho tàng quý giá của thế gian, nhưng Ngài lại chưa bao giờ xem trọng tiền tài, của cải.
Do vậy, những người tuổi Sửu và tuổi Dần được Hư Không Tạng Bồ Tát hộ mệnh sẽ tránh xa được cám dỗ trên đường đời. Đầu óc không bị lu mờ bởi tiền tài mà bất chấp tất cả. Ngăn chặn được kẻ tiểu nhân và tà ma quấy nhiễu. Đường tài vận hanh thông, thịnh vượng và được hưởng cuộc sống hạnh phúc.
3/ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hộ mệnh người tuổi MãoVăn Thù Sư Lợi Bồ Tát trừ yêu diệt ma, phổ độ chúng sinh
Văn Thù Bồ Tát là một trong ba “Hoa Nghiêm Tam Thánh” (cùng với Phật Thích Ca Mâu Ni và Phổ Hiền Bồ Tát). Hình ảnh của Đức Phật gắn với thanh kiếm trừ yêu diệt ma, cưỡi trên lưng con nghê hoặc sư tử. Ngài là biểu tượng cho sức mạnh của trí tuệ, hàng yêu diệt ma phổ độ chúng sinh.
Người tuổi Mão được Đức Phật hộ mệnh cực kì tốt trong đường khoa cử. Đầu óc, kiến thức mở mang, nhất là trong những dấu mốc thi cử quan trọng. Bên cạnh đó, cuộc sống của người tuổi này cũng rất tốt đẹp, không có quá nhiều trắc trở.
4/Phổ Hiền Bồ Tát hộ mệnh người tuổi Thìn và tuổi TỵPhổ Hiền Bồ Tát là Phật hộ mệnh tuổi Thìn và tuổi Tỵ
Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, một tay mang nhành hoa sen, tay kia mang ngọc như ý. Đức Phật biểu tượng cho sức mạnh vượt qua thử thách, sự kiên trì bền bỉ và mãn nguyện, như ý.
Người tuổi Thìn và người tuổi Tỵ thành tâm hướng Phật và làm nhiều việc tốt sẽ được Ngài che chở. Đi đến đâu cũng có quý nhân phù trợ, tài vận hanh thông, cuộc đời an yên, hạnh phúc.
5/ Đại Thế Chí Bồ Tát hộ mệnh người tuổi NgọĐại Thế Chí Bồ Tát là Phật bản tôn hộ mệnh tuổi Ngọ
Đại Thế Chí Bồ Tát là một trong ba vị “Tây Phương Tam Thánh”. Ngài có đôi mắt sáng, hiền hòa, mang theo nhành sen xanh mới nở. Dùng ánh sáng trí tuệ chiếu tỏ nhân gian, giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau, hướng tới điều tốt đẹp.
Người tuổi Ngọ được Đại Thế Chí Bồ Tát hộ mệnh, dẫn dắt chỉ bảo để đưa đến thành công.
6/ Như Lai Đại Nhật hộ mệnh người tuổi Mùi và tuổi ThânNhư Lai Đại Nhật là hóa thân của Đức Phật Tổ Như Lai
Như Lai Đại Nhật là pháp thân (hóa thân) của Đức Phật Tổ Như Lai – đứng đầu trong Ngũ Phật Tổ Như Lai. 5 vị này là đại diện cho 5 tính cách và 5 con đường để con người tu thành chính quả.
Như Lai Đại Nhật đại diện cho niềm tin và trí tuệ, giúp tinh thần của người tuổi Mùi và tuổi Thân luôn được minh mẫn, công việc sự nghiệp có những bước tiến chắc chắn, mạnh mẽ. Nhờ vậy mà cuộc đời sáng lạn, hạnh phúc, bớt chuyện thị phi, đau buồn.
7/ Bất Động Minh Vương hộ mệnh người tuổi DậuPhật bản mệnh người tuổi Dậu là Bất Động Minh Vương
Bất Động Minh Vương được mô tả là một vị Phật với ngoại hình dữ tợn, có phần đáng sợ. Trên tay ngài cầm kiếm và xích, phía sau là ngọn lửa cháy rực, đại diện cho pháp lực mạnh mẽ.
Tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật lại bền vững không chút dao động. Đủ sức mạnh chống lại cám dỗ, đề phòng tà ma và kẻ tiểu nhân làm hại.
Người tuổi Dậu cầu nguyện thành tâm, cách sống cao đẹp sẽ được Ngài hộ mệnh. Bản mệnh dồi dào sức khỏe, vượt qua khó khăn, gia đạo êm ấm hòa thuận.
8/ Đức Phật A Di Đà hộ mệnh người tuổi Tuất và tuổi HợiHình ảnh Phật A Di Đà – hộ mệnh cho người tuổi Tuất và tuổi Hợi
Đức Phật A Di Đà là chủ giới Tây Phương cực lạc, được tôn sùng nhất trong các nhánh của Phật Giáo. Hình tượng của Đức Phật gắn với ánh mắt hiền từ, nụ cười hòa ái. Ngài mặc áo cà sa và thượng tọa trên đài sen.
Đức Phật A Di Đà cũng là Phật hộ mệnh của những người tuổi Tuất và tuổi Hợi. Mệnh chủ gặp được nhiều may mắn, bỏ bớt phiền não, cơ nghiệp xây dựng thuận lợi, gia đình được hưởng đời an lạc.
Tóm lại, mỗi con giáp đều có số mệnh riêng, thời vận thăng trầm, có may có hạn. Nhưng nếu chăm chỉ làm việc thiện, tích nhiều công đức, ắt sẽ được Đức Phật phù hộ. Bản mệnh không còn khó khăn trắc trở, cuộc sống viên mãn hạnh phúc, giàu sang.
Đăng bởi: Trương Bách Phương Nam
Từ khoá: 8 vị Phật hộ mệnh cho 12 con giáp mang may mắn thịnh vượng bình an
Văn Mẫu Lớp 12: Cảm Nhận Về Nhân Vật Tràng Trong Vợ Nhặt Của Kim Lân 2 Dàn Ý &Amp; 8 Bài Văn Mẫu Lớp 12
Cảm nhận về nhân vật Tràng hay nhất
Dàn ý cảm nhận về nhân vật Tràng
Cảm nhận nhân vật Tràng trong Vợ nhặt
Cảm nhận về nhân vật Tràng
Cảm nhận nhân vật Tràng
Dàn ý cảm nhận về nhân vật TràngI. Mở bài
Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn chuyên nghiệp, ông tập trung viết về cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân lao động.
Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc viết về người nông dân trong nạn đói năm 1945, nhân vật Tràng là hình tượng đại diện cho số phận của những người nông dân giai đoạn này.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh
Hoàn cảnh gia đình: dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, mẹ già, nhà ở tồi tàn, cuộc sống bấp bênh, …
Hoàn cảnh bản thân: xấu xí, thô kệch, “hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, thân hình to lớn vập vạp, trí tuệ ngờ nghệch, vụng về, …
*Tâm trạng và hành động
Gặp gỡ và quyết định nhặt vợ
– Lần gặp 1: lời hò của Tràng chỉ là lời nói đùa của người lao động chứ không có tình ý gì với cô gái đẩy xe cùng mình.
– Lần gặp 2:
+ Khi bị cô gái mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời cô ta ăn dù không dư dả gì. Đó là hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng.
+ Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng trợn nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi “chậc, kệ”. Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.
+ Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ: diễn tả sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ.
– Trên đường về:
Vẻ mặt “có cái gì phơn khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh tự đắc”. Đó là tâm trạng hạnh phúc, hãnh diễn.
Mua dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng sủa.
– Khi về đến nhà:
Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà. Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.
Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vi gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay.
Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ. Đây là biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.
Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lí do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.
Sáng hôm sau khi tỉnh dậy:
Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo, …), Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.
Lúc ăn cơm trong suy nghĩ của Tràng là hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới. Đó là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi mới.
– Nhận xét: Từ khi nhặt được vợ nhân vật đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Qua sự biến đổi này, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của những con người trong cái đói.
III. Kết bài
Nêu suy nghĩ về nhân vật Tràng.
Khái quát giá trị nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống éo le, độc đáo để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tích cách; miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ bình dị, gần gũi.
Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh chân thực tình cảnh người nông dân trong nạn đói, mặt khác cũng phản ánh bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của họ.
Cảm nhận nhân vật Tràng trong Vợ nhặtKim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê , lam lũ hồn hậu , chất phác mà giàu tình yêu thương . Vợ nhặt là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông . Tác phẩm đã khắc hoạ thành công nhân vật Tràng , một người lao động nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương , luôn khao khát hạnh phúc gia đình giản dị , biết hướng tới tương lai tươi đẹp.
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân bộc lộ một quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình. Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai. Tiêu biểu cho những con người đó là nhân vật Tràng.
Đọc lướt qua câu chuyện ta ngỡ như việc “nhặt vợ” của Tràng là tình cờ nhưng nghĩ cho kĩ ta sẽ thấy rằng việc làm ấy xuất phát từ tình yêu thương của con người chân chính. Tình thương người đã cho anh quyết định dứt khoát là đưa người đàn bà xa lạ về chung sống. Hành động ấy của Tràng còn tiềm ẩn khát vọng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình mà trước đây anh không dám ao ước.
Chính khát vọng và tình thương đã làm cho Tràng biến đổi từ dáng vẻ bên ngoài đến bên trong tâm hồn. “ Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường . Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. Với cách miêu tả ấy dường như trước mắt người đọc là một anh Tràng khác hẳn. Từ một con người mang mặc cảm về thân phận, một trái tim cằn cỗi nay lại hồi sinh .
Về đến nhà, lúc đầu Tràng thấy ” ngượng nghịu” rồi cứ thế ” đứng tây ngây ra giữa nhà, chợt hắn thấy sờ sợ”. Nhưng đó chỉ là cảm giác thoáng qua thôi. Hạnh phúc lớn lao quá khiến Tràng lại lấy lại được thăng bằng nhanh chóng. Lúc sau Tràng tủm tỉm cười một mình với ý nghĩ có phần ngạc nhiên sửng sốt, không dám tin đó là sự thật: “hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư ?”. Đó là sự ngạc nhiên trong sung sướng.
Khi đã có vợ rồi niềm vui sướng trong anh tràn ngập. Dường như anh đã quên đi cuộc sống tối tăm thường nhật và cảm nhận một sự thay đổi. Tràng ý thức được trách nhiệm, bổn phận của người chồng, người chủ gia đình “ Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng…Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”.
Từ một con người cục mịch, sống vô tư, chỉ biết việc trước mắt, Tràng đã là người quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời. Khi tiếng trống thúc thuế ngoài đình vang lên vội vã, dồn dập, Tràng đã thần mặt ra nghĩ ngợi, đây là điều hiếm có đối với Tràng xưa nay. Trong ý nghĩ của anh lại vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi để cướp kho thóc của Nhật và đằng trước là lá cờ đỏ. Tràng nhớ tới cảnh ấy và lòng ân hận, tiếc rẻ và trong óc vẫn thấy đám người đói và lá cờ bay phấp phới…
Tràng được khắc hoạ nổi bật trong bối cảnh ngày đói vô cùng thê thảm ở nông thôn Việt Nam do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra năm 1945. Cái đói huỷ diệt cuộc sống tới mức khủng khiếp. Trong một bối cảnh như thế Kim Lân đặt vào đó một mối tình thật là táo bạo , dở khóc , dở cười giữa Tràng và Thị , một mối duyên bắt nguồn từ bốn bát bánh đúc giữa ngày đói.
Cảm nhận về nhân vật Tràng Bài làm mẫu 1Kim Lân thuộc tốp những nhà văn viết ít, trong khi một số tác giả như Tô Hoài có đến hàng trăm tác phẩm, thì số tác phẩm của Kim Lân có thể đếm được trên đầu ngón tay. Nhưng những gì mà ông để lại nhớ nhiều , nhớ mãi. Chỉ một “vợ nhặt”, một “làng” cũng đủ để đưa ông lên hàng những tác giả nổi tiếng.
“Vợ Nhặt” chỉ có 3 nhân vật, mà nhân vật nào cũng có ấn tượng. Có những nhân vật không tên nhưng lại có khả năng lưu danh muôn thuở. Nói vậy là để thấy tài sáng tạo của Kim Lân và sức sống tiềm tàng của tác phẩm.
Tràng là một thanh niên đứng tuổi, hình hài thô tháp, lại còn là kẻ nghèo nhất trong xóm ngụ cư. Nhà tràng chỉ là một căn lều dúm dơ, xiêu vẹo mà có thể gió thổi bay lúc nào không biết.
Mẹ Tràng đã già lại yếu “đôi mắt nhòe”, “đôi tai nghễnh đãng, dáng đi lỏng thỏng, cử chỉ lập cập, lóng ngóng”. Nói cách khác, bà trụ lại với đời như thể đang chờ đợi tử thần đến rước đi. Trong cái đói khủng khiếp năm Ất Dậu -1945, mẹ con Tràng lê lết cầm hơi, tồn tại từng ngày nhờ vào công việc kéo xe của Tràng. Tính tình của Tràng ngay cả trẻ con cũng bỡn cợt, trêu chọc chứng tỏ anh có lớn mà trí khôn không lớn. Trong mắt mọi người Tràng luôn luôn có thể bị khinh thường, giễu cợt.
Từ cái hoàn cảnh ấy, có thể khẳng định: Tràng sẽ không bao giờ mơ đến chuyện lấy vợ.
Nhưng điều đáng quý ở Tràng là ngay cả trước thực trạng ấy, một thực trạng bi thảm anh vẫn tếu táo, tự trào, cần biết bông đùa. Thế rồi trong một lần tình cờ đang gò lưng kéo xe thóc vào dốc tỉnh. Tràng tự hò một câu để an ủi mình cho đỡ mệt. Điều quan trọng là câu hò ấy có cụm “ cơm trắng mấy giò” và dĩ nhiên mấy tiếng ấy lập tức làm cho những người phụ nữ đã mấy ngày ngồi vêu ra ở chợ không thể không để ý, và đã có một ả sán lại gần,biến sự đùa của Tràng thành sự thật. Tràng không ngờ mình đói lại còn có kẻ đói hơn mình. Tràng cho người phụ nữ ấy ăn, tình thương người đã dẫn Tràng đến với nghĩa cử hào hiệp trong cơn đói khát. Tràng không chỉ cho người phụ nữ ấy ăn như là cách bố thí mà Tràng còn cho Thị ăn bằng của tình yêu thương, sự đồng cảm và bằng sự cưu mang, chia sẻ. Nhưng rồi một tình huống không ngờ rằng người phụ nữ ấy không những cần tràng một bựa ăn mà còn muốn tìm ở Tràng một điểm tựa suốt đời. Khi biết Tràng chưa có vợ, người phụ nữ đã dũng cảm tiến lên để được làm vợ Tràng. Vậy là với Tràng lúc này,không còn là chuyện bông lơn, bỡn cợt nữa mà là trở thành chuyện hệ trọng của cả cuộc đời người. Tràng ứng xử hoàn toàn khác, một cách nghiêm túc, đứng đắn và anh đã chủ động vào chợ sắm cho Thị mấy thứ và “ ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê”. Với Tràng đó có thể là những thứ dẫn cưới, một cỗ cưới chăng? Từ giây phút này Tràng đã sống với Thị như những người đang yêu và được yêu, cũng cho thấy cũng từ tình thương mà chuyển đến tình yêu là chuyện quá bất ngờ và đột ngột. Nhưng Tràng không hề lúng túng, bối rối trước tình huống đó. Rồi chính anh cũng chủ động dắt người con gái ấy về để tình mẹ một cách đàng hoàng, nghiêm túc.
Thú vị thay, con đường từ chợ về nhà vốn dĩ là con đường tử thần ngự trị, con đường của sự chết chóc, nay đã trở thành một con đường xôn xao, rạo rực của ái tình. Mà Tràng là một nửa làm nên sự xôn xao, rạo rực ấy.
Về đến nhà, tuy chưa tin được rằng là mình đã có vợ, nhưng Tràng đã biết làm tròn nhiệm vụ của một người chồng. Tràng đã biết cùng với vợ làm nên một tổ ấm trong cảnh cơ hàn. Tràng đã cảm nhận được cái đẹp của tình yêu, cái giá của ái ân, hạnh phúc “phởn phơ hư…” Chính Tràng trong cơn đói khát như một thân phận, bèo bọt đã dạt trôi đến với một thân phận bèo bọt khác, nhưng cả hai đã không làm cho nhau bèo bọt hơn nữa. Ngược lại đã biết nương tựa vào nhau để sống, để hướng tới tương lai.
Kim Lân đã có những trang viết rất hay để miêu tả tâm lý nhân vật. Tràng giống như một đứa con tinh thần của Kim Lân. Tình huống nhặt vợ đầy bất ngờ và đặc biệt nhưng đã thể hiện được tư tưởng sâu sắc của tác phẩm đó chính là dù người nghèo đói, cùng cực nhưng họ luôn nghĩ đến sự sống chứ không phải là cái chết, luôn có niềm tin vào tương lai tươi đẹp. Qua Tràng ta cũng đã cảm nhận được một tâm hồn trong sáng đẹp đẽ của người dân lao động nghèo, đó chính là tình người và hi vọng.
Bài làm mẫu 2Nhà văn Nga I.Bônđarep từng có ý tưởng rằng “Nghệ thuật sinh ra từ những thái cực và xung đột”. Ý kiến này quả đúng khi bàn về truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Với tác phẩm Vợ Nhặt nhà văn đã làm hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh sinh động về hiện thực thê thảm ấy và lạ thay, giữa khoảng trống lay lắt,tối tăm của cuộc sống đói nghèo nhà văn đã cho ta thấy được tấm lòng của những con người đói khổ dù đang bị cái đói, cái chết rình rập nhưng họ vẫn cưu mang, đùm bọc, yêu thương và san sẻ, cùng hướng về sự sống, về hạnh phúc và tương lai. Nó được thể hiện như thế nào qua hình tượng nhân vật Tràng?
Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân viết không lâu sau nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nhà văn đã tái hiện lại thời khắc lịch sử ghê rợn thê lương, nó hòa nhập giữa cõi âm và cõi trần , giữa sự sống và cái chết , giữa người và ma. Tất cả hình ảnh, âm thanh, con người hiện lên đều rất chân thực, không một chút cường điệu. Qua truyện ngắn, người đọc mang đầy đủ những xúc cảm vừa độc đáo, éo le lại đầy cảm động và tin yêu. Đi sâu vào nhân vật Tràng ta sẽ thấy tất cả hiện thực và nhân đạo mà tác giả gửi gắm.
Nhắc đến Tràng là nhắc đến nhân vật được hóa công đẽo gọt quá sơ sài. Tràng- nhân vật chính của truyện được Kim Lân cho xuất hiện trên nền của cái đói với bóng người “xanh xám như những bóng ma”, người sống “nằm ngổn ngang khắp lều chợ”. Tràng có cái tên đặc biệt, một thứ đồ của thợ mộc- cái tràng. Anh được ngòi bút Kim Lân vẽ sơ sài với “hai con mắt gà gà, nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, mặt thì thô kệch, thân hình “vập vạp”. Không những vậy đến nơi ở của anh thì cành dong dấp cổng, tấm phên vách che nhà, mảnh vườn lổn nhổn là cỏ dại. Hơn hết, Tràng lại là dân ngụ cư, một loại người mà lúc bấy giờ bị ruồng bỏ như một thứ cỏ rác của hương thôn. Rõ ràng, trong hoàn cảnh ấy Tràng chỉ có thể cùng mẹ già nương tựa nhau qua nạn đói mà khó có thể lấy một cô vợ.
Mang ngoại hình thô kệch, xấu xí nhưng Tràng có trái tim nhân hậu, phóng khoáng. Bản thân dù đói nhưng không ngần ngại bỏ tiền mời người đàn bà hai bát bánh đúc. Anh vui vẻ đưa ba câu hò trêu chọc mà cô Thị sẵn sàng theo về làm vợ. Tràng có vợ, như một anh chàng tốt số đào hoa, chỉ buông đôi lời tán tỉnh mà đã có cô nàng vội vã theo không. Giữa cảnh trời đất tối sầm vì đói khát, những ngày nghèo đói, hai thân phận bọt bèo đã đạt đến với nhau vì khát vọng hạnh phúc lứa đôi, vì mong hơi ấm gia đình. Dẫn người vợ nhặt về nhà, Tràng ngổn ngang những suy nghĩ thời buổi này còn đèo bòng, không biết nuôi nổi không rồi lại tặc lưỡi cho qua và gương mặt hiện rõ niềm vui. Trong tác phẩm, hơn một lần nhà văn nói về hạnh phúc, nụ cười của Tràng từ e lệ cười tủm tỉm đến bật cười đầy thỏa mãn, khi thì hai mắt sáng lên lấp lánh, có lúc mặt vênh lên tự đắc với mình. Dường như anh quên hết cảnh sống ê chề hàng ngày, quên cả đói khát ghê gớm đang rình rập.
Từ khi có vợ, Tràng nhận ra trách nhiệm của bản thân với gia đình. Anh biết chăm lo cho đêm tân hôn có chút dầu đèn cho sáng sủa để hạnh phúc không tối xùm trong hoàn cảnh bi đát. Ta thấy Tràng hết sức trân trọng hạnh phúc của mình. Đặc biệt trong buổi sáng đầu tiên khi đã nên vợ nên chồng, nhìn người vợ mới quét dọn sân nhà, Tràng cảm thấy ngập tràn niềm yêu thương và thấy bản thân như “lớn hẳn”, cũng như trách nhiệm cùng lớn dần lên.
Trong bữa cơm đầu tiên, Tràng nghe chuyện vui mẹ kể về tương lai, biết được việc nhân dân phá kho thóc Nhật và khi ấy hình ảnh lá cờ đỏ bỗng phấp phới trong óc Tràng. Đây không phải một ước mơ viển vông, một ảo tưởng cổ tích mà nó cơ sở hiện thực, chính nhà văn đã nhìn thấy mà mở ra cho nhân vật của mình một hướng đi. Rõ ràng, Tràng đã có được hạnh phúc gia đình, có hơi ấm của tình thương. Quả đúng, dù trong túng đói tột cùng thì tình cảm vẫn quý hơn manh áo nó khiến con người được sống là chính mình, được nên người.
Tràng cũng chính là chân dung của những người lao động sống trong nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu. Họ nghèo mà không hèn, nghèo bạc chứ không nghèo tình. Họ luôn sống với nhau bằng chữ “tình”, bằng chân thành, bằng yêu thương, san sẻ và đùm bọc. Con người là biểu trưng của hy vọng, lạc quan, hướng về ánh sáng, nhìn đến tương lai và tin tưởng tuyệt đối vào Cách mạng.
Bài làm mẫu 3Văn là đời. Chuyện văn là chuyện đời. Qua một cảnh ngộ, một tình huống, một nỗi lòng của nhân vật, nhà văn muốn mang đến cho bạn đọc những vấn đề nhân sinh. “Vợ nhặt” của Kim Lân là một tác phẩm như thế. Tất cả những gì nhà văn muốn gửi gắm có chăng đều được sáng ngời qua nhân vật Tràng- một gã nông dân nghèo, thô kệch nhưng nhân hậu và luôn giàu khát khao sống.
Tôi nhớ nhà thơ Buy-phông ở đâu đó từ nhận định: “Phong cách chính là người”. quả thật vậy. Kim Lân là con người mang đậm cốt cách dân tộc. Đó là lí do vì sao văn ông luôn chan chứa một mùi quê hương, giản dị, hồn hậu, dân dã như chính cuộc đời bụi bặm hàng ngày của những người dân thuần phác. Tô Hoài cũng từng nhận xét Kim Lân là “nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với những gì thuần hậu, nguyên thủy của làng quê Việt Nam”. Với tư cách là một nhà văn, ông không chen lấn ai và cũng không phải đỏ mặt với bất kỳ người nào. Kim Lân giống như một loại đồ cổ quý hiếm cất giữ trong đó nhiều bụi vàng văn hoá thẳm sâu của nền văn minh sông Hồng.Và thực tế, các tác phẩm của ông đã minh chứng rõ nét nhất cho điều đó.
“Vợ nhặt” là một truyện ngắn xuất sắc có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, Kim Lân viết ngay sau cách mạng tháng Tám, nhưng bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn. Ta đã từng bắt gặp một ông Hai trong “Làng”, một con người đậm chất “Kim Lân”, đậm chất làng quê. Nhân vật Tràng trong “Vợ nhặt” cũng là một con người như thế.
Có thể nói, Kim Lân đã rất tài tình khi “đặt nhân vật kề bên nanh vuốt của cái chết” (Nguyễn Đăng Mạnh). Bối cảnh là một xóm ngụ cư những năm nạn đói năm 1945. Khi mà cái chết hiện lên thành hình những người chết “nằm còng queo, nằm ngổn ngang, đi lại dật dờ”, cái chết vẫn lên thành mùi “ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của xác người. mùi khét lẹt khi đốt đống rấm”. Cái chết hiện hình trong cả những âm thanh người hờ khóc tỉ tê, tiếng quạ trên cành cây gạo… Thậm chí là trong cả màu “xanh xám”, gợi cái cảm giác “heo hút, ngăn ngắt”, lạnh lẽo trong cảm nhận của mỗi người. Đặc biệt hơn cả là cảm quan hiện thực sắc sảo của nhà văn khi miêu tả “những người sống đi lại dật dờ như những bóng ma”. Ta thấy ở đó rùng rợn một bức tranh mà ranh giới giữa sự sống và cái chết vô cùng mỏng manh, cõi âm nhập nhòa trong cõi dương, trần gian mấp mé miệng vực của âm phủ.
Giữa cái nền ấy xuất hiện anh cu Tràng. Như bao nhân vật khác trong truyện ngắn Kim Lân, Tràng là một gã nông dân “khố rách áo ôm”. Hắn sống với mẹ già trong một “cái nhà vắng teo, đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”. Đã nghèo, nhưng bên trong nhà còn bừa bãi, lộn xộn: một tấm phên rách, những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất, mấy cái quần rách như tổ đỉa vắt khươm mươi niên, cái ang nước khô cong, đống rác mùn không buồn quét… Kim Lân đã thật tài tình khi chọn lọc một loạt những chi tiết đắt giá làm nổi bật tình cảnh éo le nhà Tràng, chắt chiu từng “hạt bụi vàng” làm nên “bông hồng vàng” danh giá.
Tràng không có người yêu, nói một cách hóm hỉnh, Tràng “ế vợ”. Không chỉ bởi nhà hắn nghèo, cái đáng nói ở chỗ hắn là một gã ngờ nghệch, thô kệch và hết sức xấu xí. “Hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, quai hàm bạnh ra, cái đầu trọc nhẵn cứ chúi về phía trước”. Đã vậy, hắn còn hay lẩm bẩm một mình. Cuộc đời của một người đàn ông còn gì éo le hơn thế? Nam Cao cũng từng gửi nỗi niềm tâm sự ấy trong lời nói của Chí Phèo, giãi bày nỗi bất hạnh của giới trượng phu: “Tỉnh dậy, hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Đói rét, ốm đau và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn cả đói rét và ốm đau” (Chí Phèo).
Tôi nhớ Thạch Lam từng nói: Cái đẹp nằm trong cuộc sống, “cái đẹp len lỏi khắp các hang cùng ngõ hẻm, cái đẹp ở những chỗ không ai ngờ tới, cái đẹp tiềm tàng che lấp sự vật”. Và quả thật như vậy. Bề ngoài đói rách, khó ưa không có nghĩa là tâm hồn héo úa. Đến người đàn bà xấu “ma chê quỷ hờn” như Thị Nở còn có lúc động lòng thương đối với một con quỷ mất hết tính người, huống chi Tràng? Và ta nhận thấy khuất lấp đằng sau cái vẻ ngờ nghệch, thô kệch của hắn là một trái tim nóng bỏng yêu thương, một tấm lòng nhân hậu vô bờ cho người, cho đời.
Sở dĩ tôi có thể chắc chắn được như thế là bởi giữa cái năm “đói mòn đói mỏi” ấy (Bằng Việt), đến cái ăn cái mặc của mình Tràng còn không lo được, nhưng hắn lại sẵn sàng dang rộng đôi bàn tay của mình để cưu mang, giúp đỡ một người phụ nữ hoàn toàn xa lạ, lại thêm cái tính “Chao chát, cong cớn, chỏng lỏn”. Nói một cách công bằng, Tràng không hề có chủ ý muốn cưới người “vợ nhặt”, tất cả chỉ là bông đùa. Một lời mời chào xã giao (“muốn ăn cơm trắng mấy giò này, lại đây mà đẩy xe bò với anh nì!), một lời hứa hẹn xuông, một lời rủ rê “chưa chính thức”. Thế là có vợ thật.
Ban đầu hắn xông xênh bỏ hẳn tiền túi ra mua một chập bốn bát bánh đúc cho người đàn bà khốn khổ kia. Rồi từ một câu nói tầm phơ tầm phào: “này đùa chứ có về ở với tớ một nhà cho vui”. Ấy vậy mà người “vợ nhặt” đồng ý thật. Hắn cũng đã thấy “chợn” bởi hắn lo sợ cho tương lai, đến bản thân mình còn không nuôi nổi mình huống chi cưu mang người khác? Tôi nghĩ, nếu lúc này gã đàn ông kia bỏ mặc người “vợ nhặt” thì cũng là dễ hiểu. Nhưng tình người trong gã thì chắc mất mát đi nhiều lắm, và Tràng cũng chẳng khác một thứ “bèo bọt” là bao. Nhưng rồi hắn đã “Chậc, kệ!”. Cái tặc lưỡi ấy nghe có vẻ bất cẩn, vô tâm và nguội lạnh quá. Nhưng thực chất đằng sau cái vẻ bỗ bã, tạm bợ ấy luôn nóng bỏng một tình yêu thương vô bờ. Đến nỗi, dẫu cho có biết bao đôi mắt đang nhìn chằm chằm vào đôi tình nhân mới “cưới”, họ rì rầm, bàn tán, chê bai: “chao ôi, thời buổi nào còn rước cái của nợ ấy về, có nuôi nổi nhau sống qua ngày không?”. Nhưng Tràng vẫn mặc kệ, giờ đây với hắn chỉ còn “tình nghĩa với người đàn bà đi kế bên”, hắn “tủm tỉm cười, hai mắt sáng lấp lánh”… Đó chính là niềm hạnh phúc vô bờ Tràng hằng ao ước bấy lâu. Có được nó, hắn sẵn sàng từ bỏ tất cả.
Nảy nở từ một trò đùa nhưng bên trong thực chất là một cái mầm nghiêm túc xây đắp hạnh phúc. Trên đường về, còn bao nhiêu tiền hắn dồn hết vào ba việc: đãi người vợ một bữa cơm, mua cho vợ cái thúng đựng mấy đồ lặt vặt và mua lấy ba hào dầu. Hai hành động đầu tiên nghe có vẻ thiết thực. Nhưng hành động thứ ba xem chừng xa xỉ, bởi lẽ không có đèn dầu, cuộc sống vẫn tốt, Hơn nữa, giữa cái thời buổi chết dần chết mòn vì đói ấy ai lại thèm để tâm đến chút ánh sáng nhỏ nhoi? Nhưng Tràng thì không thế, Dẫu cho có “nhặt” được vợ giữa đường giữa chợ như nhặt một cái rơm, cái rác nhưng không vì thế mà hắn thấy kinh thường người đàn bà đi kế bên. “Vợ mới vợ miếc thì cũng phải sớm sủa cái chứ chẳng nhẽ chưa tối mà đã rúc ngay vào?”. Ngọn đèn dầu chính là minh chứng cho trái tim nhân hậu, tấm lòng trân trọng của mình đối với một người đàn bà nghèo khổ. Ngọn đèn đã thắp lên tình yêu, hạnh phúc cho cặp vợ chồng son.
Đã là người, ai chẳng có bản năng ham sống? Nhưng tôi thấy ở Tràng, đó không chỉ là bản năng, đó còn là khát vọng. Khát khao sống, khát khao hạnh phúc. Hành động nhặt vợ chính là một biểu hiện như thế. Không khao khát, làm sao hắn dám dẫn một người đàn bà không tên không tuổi về làm vợ? Nhất là ở buổi sáng hôm sau, khi mặt trời lên cao bằng con sào, hưởng đêm trăng mật đầu tiên, lòng hắn thấy “êm ái, lửng lơ” lạ thường. Tràng thấy như không tin vào mắt mình. Ra là hắn đã có vợ đấy ư? Cái hạnh phúc nó tìm đến bất ngờ quá mà chưa kịp cảm nhận. Thấy mẹ và vợ đang cần cù quét tước, dọn dẹp nhà cửa, hắn thấy “thấm thía, cảm động”, như thêm “gắn bó với cái nhà hắn hơn”. “Một nguồn vui sướng, phấn chấn tràn ngập trong lòng” Ngôi nhà mà hắn đã từng gắn bó rất lâu, giờ đây đã thực sự trở thành tổ ấm nhờ bóng dáng người vợ hiền lành kia.
“Nhà”- chỉ một từ ấy thôi nhưng vô cùng ý nghĩa. “Nhà” không đồng nghĩa với “bình yên”, nhưng chúng ta ai cũng mong nó gắn với “bình yên” dẫu phải đánh đổi mọi thứ. Và Tràng cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Khao khát hạnh phúc lớn lao thúc giục hắn có ý nghĩa muốn làm một cái gì đó cho tổ ấm của mình. Quả thật, người vợ luôn có ý nghĩa đối với mỗi người chồng. Như một nhà vĩ nhân xưa từng nói: “Tôi sẵn sàng đánh đổi toàn bộ sự nghiệp nếu biết ở đâu đó trong ngôi nhà kia, có một người vợ luôn chờ tôi về ăn bữa tối”.
Khát khao tình yêu, khát khao hạnh phúc, và giờ đây Tràng đã có được. Ai bảo cứ Rô-mê-ô và Ju-li-ét mới là tình yêu? Dẫu cho người đàn ông kia có thô kệch, nghèo nàn, dẫu cho người đàn bà kia có rách nát “như tổ đỉa” thì đó vẫn là tình yêu. Họ vẫn lo lắng, quan tâm nhau, tôn trọng nhau đó thôi. Người có khao khát hạnh phúc xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Chính niềm khao khát cháy bỏng ấy đã xua tan đi mọi “u tối, hốc hác, bủng beo” của cuộc sống bụi bặm, xua đi cái lạnh lẽo của nạn đói tử thần năm 1945.
Xây dựng thành công nhân vật Tràng, Nhà văn đã vận dụng thành công đặc trưng thể loại truyện ngắn: Cốt truyện đơn giản nhưng nhiều chi tiết nghệ thuật sắc nét, đa nghĩa. Bút pháp miêu tả tâm lý tài tình, bắt nhạy từng chuyển biến trong tâm trạng nhân vật. Ngôn ngữ cá thể hóa cao độ mang đến sự giản dị, gần gũi của làng quê Việt Nam… Qua “vỏ mỏng” nhưng Kim Lân đã dựng được một lớp “lõi dày” cho tác phẩm. Hình tượng nhân vật Tràng chính là tấm chìa khóa mở ra tư tưởng của toàn bộ câu chuyện, nhà văn như muốn nói: Dẫu cho hoàn cảnh có đè nén, có “bèo bọt hóa” con người, nhưng con người vẫn không chịu làm kiếp bèo bọt mà vẫn kiên nhẫn làm Người. Những người đói, họ không nghĩ đến cái đói mà nghĩ đến cái sống. Xuất thân trong cái cảnh chết chóc nhưng sự sống vẫn kiên định chống chọi. “Sự sống chưa bao giờ chán nản” (Xuân Diệu), sự sống vươn lên trên cái chết, sự sống chiến thắng cái chết. Đó chính là thông điệp nhân sinh sâu sắc nhất mà Kim Lân muốn mang đến cho chúng ta qua nhân vật Tràng.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng nói: “Thời gian có thể phủ bụi một số thứ, Nhưng có những thứ càng rời xa thời gian, càng sáng, càng đẹp”. Tôi cho rằng “Vợ nhặt” của Kim Lân là một tác phẩm như thế. Ra đời cách đây gần nửa thế kỉ nhưng sức sống của nó vẫn sẽ tồn tại đến muôn đời.
Bài làm mẫu 4Kim Lân nhà văn thường viết về người nông dân, truyện ngắn Vợ nhặt mang giá trị tư tưởng nhân đạo lớn dù cuộc sống nghèo khổ, cơ cực nhưng vẫn yêu thương đùm bọc nhau. Trong đó nhân vật Tràng là một trong những con người tốt bụng, nhân hậu.
Truyện Vợ nhặt được tác giả viết vào thời điểm khi mà nạn đói đang hoành hành dữ dội và cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Tràng và gia đình của mình cũng đang vật lộn để mưu sinh.
Trong truyện nhân vật Tràng được tác giả miêu tả với bề ngoài xấu xí, thô kệch, nghèo khó, rách rưới. Anh Tràng làm nghề kéo xe bò thuê. Tràng có đủ các yếu tố để trở nên ế vợ. Điều làm cả xóm bất ngờ đó chính là Tràng có vợ mà là vợ nhặt, ai cũng ngạc nhiên và xen lẫn lo lắng khi thời buổi này nuôi thêm người sẽ túng quẫn hơn.
Tràng và gặp người vợ của mình khi thấy cô ta sắp chết đói, với lòng nhân hậu Tràng cho ăn và quyết định cưu mang về làm vợ. Bắt đầu từ đây diễn biến tâm lý của nhân vật có nhiều thay đổi từ suy nghĩ ăn uống không có mà còn đèo bòng cho đến “chậc, kệ”, anh mong muốn một mái ấm gia đình nhiều hơn là lo sợ về cái đói trước mắt.Lòng nhân hậu, khát khao hạnh phúc của nhân vật này đã lấn áp nghịch cảnh đen tối.
Từ một kẻ xấu xí, thô kệch nay đã có vợ, Tràng có nhiều sự thay đổi đáng kể, “Tràng quên hết cảnh sống ê chè, tăm tối phía trước”, “trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên”, sau khi cưới trong lòng thấy khác lạ nhà cửa, sân vườn sạch sẽ, mẹ và nàng dâu cùng nhau làm lụng sự đoàn kết yêu thương nhau làm cậu ấm lòng. Giờ đây nhân vật Tràng thấu hiểu được giá trị của tình cảm gia đình trọn vẹn, Tràng càng yêu vợ và thấy có trách nhiệm với mẹ. Trong cảnh ngặt nghèo của cuộc sống những con người như Tràng vẫn hướng đến tình cảm gia đình, đùm bọc, che chở người thân vượt qua ranh giới sống chết.
Hình ảnh cảm động nhất có thể kể đến là cả nhà cùng ăn nồi cháo cám đắng ngắt, khó nuốt nhưng cả nhà vẫn vui vẻ ăn ngon lành. Tràng hiểu rõ tình cảnh hiện tại và bằng lòng với nghèo khổ để hướng đến hạnh phúc, sự nghèo đói không thể ngăn con người khát khao hạnh phúc.
Nhân vật Tràng được tác giả tập trung miêu tả trước trong và sau khi lấy vợ, diễn biến tâm lý thay đổi thể hiện nhân phẩm của nhân vật dù nghèo đói, bần hàn nhưng vẫn yêu thương,đùm bọc nhau và khát khao hạnh phúc gia đình như bao con người khác.
Cảm nhận nhân vật Tràng Bài làm mẫu 1Kim Lân viết văn từ trước Cách mạng, ông chuyên viết về đề tài nông thôn và người nông dân. Lấy bối cảnh nạn đói năm 1945, Kim Lân đã cho ra đời tác phẩm “Vợ nhặt” để cho thấy sự cùng cực, nghèo đói cũng như niềm hạnh phúc bình dị của người nông dân đương thời. Trong đó, cách miêu tả tâm lý nhân vật Tràng đã giúp Kim Lân hoàn thành được một nửa ý đồ của mình và gửi đến người đọc bao thế hệ những giá trị nhân văn sâu sắc, có sức sống trường tồn cùng thời gian và không gian.
Tràng là một trong hai nhân vật chính của truyện (ngoài Tràng còn vợ nhặt), anh chính là người “nhặt” được vợ. Qua nhân vật này, ta hiểu hơn về người nông dân nơi làng quê ngày xưa về những phẩm chất tốt đẹp và suy nghĩ giản đơn, chân chất vốn có.
Kim Lân miêu tả khiến Tràng như một gã đàn ông được đẽo gọt sơ sài: cặp mắt ti hí, quai hàm bạnh ra, lưng vậm vạp như lưng gấu, đầu trọc nhẵn lại vừa đi vừa nói lảm nhảm những điều chỉ có anh ta hiểu. Đã thế lại còn nghèo và là dân ngụ cư (ngày xưa dân ngụ cư thường bị khinh rẻ) nên không ai thèm để ý cả. Vậy mà trong nạn đói 1945 lại có người theo không về nhà. Kim Lân đã miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật trước biến cố ấy của cuộc đời.
Khi người đàn bà vợ nhặt biến lời nói đùa của Tràng thành lời nói thật “…có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.” thì Tràng lo lắng (chợn nghĩ) “thóc gạo đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng” vì dẫu có vô tư đến mấy thì chàng cũng không thể vô lo. Xác chết đầy đường, Tràng nuôi mình và mẹ đã khó, nay thêm người là thêm một miệng ăn. Nhưng rồi Tràng lại tặc lưỡi:”Chậc, kệ!” rồi quyết định dắt người đàn bà về, đó chính là khao khát về một gia đình hạnh phúc cách cháy bỏng của Tràng.
Trên đường dắt vợ về nhà, Tràng tỏ ra khoái chí lắm vì vừa có vợ cách nhưng không, lại vừa nhận được cái nhìn ngạc nhiên lẫn ngưỡng mộ của bao nhiêu người hàng xóm, anh “tủm tỉm cười” còn đôi mắt thì “sáng lên lấp lánh”. Tác giả mượn điểm nhìn là người dân xóm ngụ cư vì chỉ có họ mới phát hiện được sự khác lạ hôm nay của Tràng, mọi hôm hắn về có một mình nhưng hôm nay lại dắt thêm một người đàn bà khác về chung.
Mạch truyện “Vợ nhặt” là một chuỗi ngạc nhiên, khi Tràng dắt vợ về thì cả xóm ngạc nhiên, tiếp đó là bà cụ Tứ (mẹ Tràng) ngạc nhiên đến mức không tin nổi vào mắt mình. Song đáng nói hơn cả là Tràng, người trong cuộc mà không khỏi ngạc nhiên, dắt vợ về rồi mà vẫn còn “đứng tây ngây giữa nhà một lúc”, đến sáng hôm sau vẫn còn “ngỡ ngàng”.
Khi đã có vợ và một gia đình thực thụ thì Tràng được sống trong tâm trạng lâng lâng sảng khoái như từ giấc mơ đi ra. Mái ấm gia đình đã nhen lên trong Tràng khát vọng tốt đẹp của con người: sống có trách nhiệm hơn với gia đình, nghiêm túc như một người đàn ông thực thụ, một người chủ gia đình.
Bằng cách xây dựng tình huống truyện bất ngờ nhưng hợp lý, nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo và sử dụng khẩu ngữ trong truyện, Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật Tràng để thể hiện chất riêng của mình.
Nảy sinh trên mảnh đất chết chóc nhưng sự sống không bao giờ bị tuyệt diệt, vẫn vươn ra phía trước cách mạnh mẽ, Tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Tô Hoài là bài ca về sự sống. Đó cũng là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện ngắn này. Thời gian có chảy trôi, vạn vật có đổi thay, nhưng những tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ còn mãi với bạn đọc muôn đời, vượt qua mọi quy luật băng hoại của tạo hóa. Truyện ngắn này đã làm được điều đó và cũng chính vì lẽ đó mà chúng ta, bạn đọc ngày hôm nay, vẫn không ngừng tìm kiếm và sẵn sàng đón đọc những đứa con tinh thần của người truyền lửa – Tô Hoài.
Advertisement
Bài làm mẫu 2
Kim Lân là nhà văn có sở trường về những người nông dân, nông thôn trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến tác phẩm Vợ nhặt. Vợ nhặt là bức tranh chân thực về nạn đói năm 1945, thế nhưng, giữa sự lay lắt đói khát ấy, người ta lại thấy le lói thứ ánh sáng của sự yêu thương, đùm bọc, của sự san sẻ, khát khao hạnh phúc cùng hướng về sự sống của con người. Thông qua hình tượng nhân vật Tràng, ta có thể thấy được vẻ đẹp của tình thương cùng sức sống mãnh liệt bên trong con người trong nạn đói.
Vợ nhặt được in trong tập Con chó xấu xí năm 1962, nghĩa là sau nạn đói 1945 không lâu. Thiên truyện là sự dung hòa của giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, tất cả được biểu hiện qua nhân vật Tràng.
Nói tới Tràng, người ta nhắc tới một con người mà cả ngoại hình hay tính cách, gia cảnh đều thuộc hạng “cùng đinh”. Về ngoại hình, người ta thấy Tràng là một anh chàng vừa thô kệch vừa xấu xí “cái mặt thô kệch”, “đôi mắt nhỏ tí”, “thân hình to lớn vập vạp”, “cái lưng to rộng như lưng gấu”. Không chỉ thế, Tràng còn là người dân xóm ngụ cư sống bằng nghề kéo thóc thuê, ngôi nhà của mẹ con Tràng lụp xụp, rách nát xung quanh mọc đầy cỏ dại . Đến tài ăn nói, Tràng cũng không có, Tràng chỉ biết nói thô lỗ, cộc cằn, lại còn cái tật “vừa đi vừa nói”, “lảm nhảm những điều hắn nghĩ”. Với những điều này, thật khó để Tràng có được một người vợ ngay cả trong điều kiện thường, càng trở nên xa vời khi nạn đói xảy ra.
Thế nhưng, cuộc đời không khỏi có những bất ngờ, Tràng nghèo đến vậy, lại xấu xi đến thế, lại đang giữa những năm tháng đói khát ấy thế mà Tràng lại có “vợ”, thậm chí là “nhặt” được vợ. Thật quá bất ngờ!
Tình huống ấy xảy ra khi Tràng kéo xe thóc đi qua và gặp Thị đang ngồi bên lề đường chờ “nhặt hạt rơi vãi”. Lúc ấy, hắn chỉ chợt “hò một câu cho đỡ nhọc” rằng: “Muốn ăn cơm trắng mấy giò này! Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”, dứt câu thì Thị đã “ton ton” chạy ra đẩy xe với Tràng, còn “liếc mắt, cười tít” với hắn. Chính điều đó đã làm Tràng ấn tượng với Thị, bởi “từ cha sinh mẹ để đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ thế”.
Qua thời gian sau, hắn gặp lại Thị, nhưng lúc ấy Thị đã gầy guộc, tiều tụy hơn” áo quần tơi như tổ đỉa, Thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Thị đã “sưng sỉa” lên với Tràng, đòi Tràng mời ăn, nhận được sự đồng ý của Tràng, Thị đã “ăn một chặp bốn bát bánh đúc”. Trong cuộc gặp gỡ tình cờ ấy, Tràng đùa với Thị rằng: “Này nói đùa có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”. Ấy vậy mà Thị theo Tràng về thật. Chỉ với hai lần gặp, bốn bát bánh đúc, cùng câu nói nửa đùa nửa thật của hắn, hắn đã có “vợ”.
Câu nói của Tràng là đùa, nhưng ẩn chứa trong đó là khao khát có được mái ấm của riêng mình, khao khát tình yêu và hạnh phúc, và Thị có lẽ chính là người giúp hắn được điều ấy.
Hắn nói đùa mà Thị thì đồng ý thật, đến lúc ấy hắn mới “chợn” nghĩ: “Thóc gạo này đến thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Thế nhưng “sau không biết nghĩ thế nào”, liệu có phải là cái khao khát hạnh phúc trong lòng hắn bừng lên mà hắn “chặc lưỡi một cái: chậc, kệ” hay chăng?
Tràng và Thị đến với nhau giữa lúc cái đói đang hoành hành khắp nơi, “người chết như ngả rạ”. Biết rõ rằng đến với nhau là một gánh nặng giữa lúc đói khát này, thế nhưng anh chàng Tràng lại rất vui vẻ đón nhận, sẵn sàng san sẻ sự sống vốn đã ít ỏi cho Thị. Bởi trong lòng anh luôn khao khát hạnh phúc, khao khát về mái ấm đã len lỏi trong anh từ rất lâu rồi, và giờ đây, nó có thể đã trở thành hiện thực.
Trên đường Tràng và Thị trở về, niềm vui hiện rõ trên mặt Tràng, hắn hớn hở “có một vẻ gì phởn phơ khác thường. Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”, khác hẳn với hình ảnh “đi từng bước mệt mỏi” như ngày trước. Trong niềm vui ấy, Tràng đã quên đi hết tất cả, “quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả đói khát ghê gớm đang đe doạ, quên cả những ngày tháng trước mắt”, bởi trong lòng hắn chỉ có niềm hạnh phúc và “tình nghĩa giữa hắn và người đàn bà đi bên”. Cái cảm giác ấy mơn man da thịt hắn, “tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng” hắn, mà hắn chưa bao giờ cảm nhận được. Tràng không định nghĩa được nó, nhưng niềm vui sướng thì hiện rõ trên gương mặt, tràn ngập trong tâm hồn hắn, khiến hắn “thích chí ngửa cổ cười khanh khách”. Cái cảm giác hạnh phúc, niềm vui khi có gia đình, có được một người vợ để yêu thương, hắn chưa từng được hưởng cái cảm giác sung sướng, hạnh phúc ấy một lần.
Đến khi về tới nhà, lần đầu tiên trong đời, ở chính trong căn nhà mình, hắn lại trở nên ngượng nghịu, lúng túng, hắn gắt lên khi bà cụ Tứ – mẹ hắn đi đâu về muộn. Hắn còn cảm thấy “sờ sợ”, mà “chính hắn cũng không hiểu sao hắn sợ”. Ở người đàn ông này, ta cảm nhận được những thái cực trái ngược sau khi anh ta “nhặt” vợ. Cảm giác vui sướng, nhưng cũng lo sợ, hạnh phúc nhưng cũng lo lắng, anh vui bởi lẽ cái niềm khao khát bấy lâu của mình đã thành hiện thực, còn lo lắng bởi lẽ anh không biết cái đói sẽ còn hành hạ con người ta đến bao giờ, liệu họ có còn sống qua cái giai đoạn này chăng?
Bao nhiêu lo lắng, hỗn độn trong tâm trí người đàn ông ấy, hắn còn chưa thật sự tin rằng hắn đã có vợ. Hắn còn đang mơ màng, còn “ngờ ngợ như không phải thế”. Phải chăng niềm vui quá bất ngờ khiến Tràng chưa thể nào tin ngay được điều đó? Đến khi nói chuyện với mẹ, được bà cụ dặn dò, Tràng cũng vâng dạ vô cùng ngoan ngoãn – những điều mà lần đầu tiên có được trong ngôi nhà ấy.
Kim Lân đã khéo léo dựng lên một tình huống éo le nhưng cũng thật bất ngờ, rất hợp lý, bao hàm cả giá trị nhân đạo và giá trị nội dung sâu sắc. Đây chính là sự yêu thương mà Kim Lân dành đến cho những người nông dân nghèo, những người lao động chất phác.
Sáng hôm sau, hắn tỉnh dậy khi “mặt trời lên bằng con sào”, thế nhưng, hắn không thấy sự mệt mỏi mà chỉ thấy “trong người êm ái, lơ lửng như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”. Niềm hạnh phúc với hắn dường như vẫn còn mơ hồ, niềm vui có vợ, có gia đình khiến hắn “vẫn còn ngỡ ngàng như không phải”.
Lần đầu tiên Tràng nhận ra ngôi nhà của mình thực sự là một mái ấm chở che cuộc đời con người, hắn chợt thấy mình có trách nhiệm hơn, trở nên thâm trầm sâu sắc hơn “Bỗng nhiên hắn thấy cần có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”. Từ bao giờ, Tràng đã nghĩ tới những việc xa hơn, có con cái, có gia đình êm ấm, hạnh phúc? Điều ấy càng khiến trong lòng hắn vui hơn bao giờ hết!
Bữa cơm đầu tiên của nhà ba người, hắn bỗng trở thành đứa con ngoan khi bà cụ Tứ nhắc tới tương lai, một tương lai mà họ có đàn gà, tương lai sáng sủa, tốt đẹp hơn. Lúc ấy, “Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm , hoà hợp như thế”. Sự xuất hiện của Thị trong đời Tràng đã biến đổi con người hắn, biến hắn trở thành một người con ngoan, một người chồng có trách nhiệm. Mặc dù là bữa cơm đầu của người con dâu, thể nhưng cùng chỉ là cháo loãng, là món “chè khoán” bằng “cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”.
Tiếng trống thúc thuế vọng lại khiến Tràng giật mình, hắn “thần mặt ra nghĩ ngợi” khi thấy vợ nói rằng “ở mạn Thái Nguyên, Bắc Giang, người ta không chịu đóng thuế nữa đâu”. Hắn cũng nghĩ tới những người đi phá kho thóc Nhật mà hắn đã từng gặp trên đường đi kéo thóc, “tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu”. Đây phải chăng là những nhem nhó đầu tiên của ý thức Cách mạng mà Kim Lân muốn đưa vào trong tác phẩm của mình?
Kim Lân đã dựng lên hình tượng người lao động nghèo trong nạn đói 1945 vô cùng xuất sắc. Ông đã tái hiện bức tranh chân thực nhất về nạn đói khiến hai triệu đồng bào ta phải chết, những người sống phải vật vờ như những bóng ma. Diễn biến nhân vật Tràng cũng được thể hiện rất sinh động, rất chân thật.
Tràng là nhân vật điển hình cho những người lao động nghèo trong nạn đói 1945. Họ nghèo đói về vật chất, nhưng không hề nghèo đói về tình thương. Họ sẵn sàng san sẻ cho người khác, đùn bọc những người yếu đuối hơn để cùng nhau hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.
…………..
Cập nhật thông tin chi tiết về Vài Gợi Ý Về Vật Trang Sức May Mắn Của 12 Chòm Sao trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!