Xu Hướng 9/2023 # Ý Nghĩa Và Công Dụng Tượng Hổ Trong Phong Thủy # Top 15 Xem Nhiều | Xikz.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ý Nghĩa Và Công Dụng Tượng Hổ Trong Phong Thủy # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Và Công Dụng Tượng Hổ Trong Phong Thủy được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đem lại may mắn, tài lộc

Hổ và rồng từ lâu đã là những linh vật có sức mạnh, chúng tiêu diệt tà khí, mang đến những điều may mắn. Hổ chính là biểu tượng của sức mạnh, sự thành công và thăng tiến, vì thế bày trí tượng hổ trong gia đình sẽ giúp thu hút tài lộc, may mắn về cho gia chủ.

Xua đuổi tà khí, trấn yểm vận đen

Tượng hổ không chỉ mang đến vẻ đẹp cho không gian ngôi nhà bạn mà hơn hết chúng tốt về mặt phong thủy đối với gia chủ. Tượng hổ được cho là có khả năng trấn trạch tốt, khi ngôi nhà của bạn phạm vào những điều đại kỵ hoặc sát tinh chiếu tướng thì tượng hổ sẽ có khả năng hóa giải tai ương, xua đuổi tà khí và vận đen.

Mang đến thành công cho sự nghiệp

Tượng hổ thường được gia chủ sử dụng để chế sát giúp hỗ trợ thăng tiến trong sự nghiệp đặc biệt là đối với người tuổi Dần. Tượng hổ sẽ tiếp thêm sức mạnh cho người tuổi Dần vượt qua chướng ngại, đạt được thành công trong sự nghiệp.

Tượng hổ hợp tuổi nào?

Nếu như bạn đang có ý định muốn tặng một tượng hổ cho người khác, hãy đảm bảo rằng người được tặng hợp với linh vật này. Hổ là linh vật của người tuổi Dần vì thế tặng tượng hổ cho gia chủ tuổi Dần (sinh năm 1962, 1974, 1986, 1988,…) là hợp lý nhất.

Ngoài ra, xét theo quy luật tam hạp thì bạn cũng có thể tặng linh vật này cho người tuổi Ngọ và Tuất bởi ba con giáp này là tam hạp. Bên cạnh đó, người mệnh Thuỷ (tuổi Hợi, Tý), mệnh Mộc (tuổi Dần, Mão), mệnh Hỏa (Ngọ, Tỵ) cũng có thể sử dụng linh vật này.

Tượng hổ không hợp tuổi nào?

Tuổi Thân là đối tượng không nên bày trí tượng hổ trong gia đình vì 2 tuổi này không hợp nhau. Nếu sử dụng, gia chủ sẽ gặp những điều xui rủi, không may mắn. Những tuổi còn lại cũng nên cân nhắc kỹ việc trưng bày linh vật này có hợp với tuổi của mình hay không. Ngoài ra, để khắc chế dã tính của hổ, bạn có thể buộc một sợi chỉ đỏ vào cổ hổ.

Đặt tượng hổ trên bàn làm việc

Đây là một vị trí thuận lợi, không chỉ khiến không gian bàn làm việc trở nên sang trọng mà còn giúp tăng vượng khí, thuận lợi cho công việc kinh doanh của gia chủ. Bạn hoàn toàn có thể để tượng ra cửa để trấn yểm những điều xui xẻo, tai ương. Chúng đặc biệt rất phù hợp đối với những người làm quản lý, lãnh đạo và làm các công việc kinh doanh.

Đặt tượng hổ ở phòng khách

Nếu bạn đang muốn thu hút ánh nhìn của người khác thì đặt tượng hổ ở phòng khách là một lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đặt tượng hổ hướng ra ngoài nhưng không được đối diện với cửa chính bởi ánh mắt và sức mạnh của chúng có thể là một mối đe dọa đối với khách đến nhà. Bạn nên đặt tượng hổ chếch sang một bên so với cửa chính sẽ đảm bảo không gian được thoáng và hài hòa hơn.

Advertisement

Vừa rồi chúng tôi đã gửi đến bạn những ý nghĩa và công dụng của tượng hổ trong phong thủy. Hy vọng bạn đã có thêm cho mình những kiến thức phong thủy thú vị.

Ý Nghĩa Và Cách Trồng Cây Khế Trong Phong Thủy

Người ta thường chia khế thành khế chua và khế ngọt.

Cây khế ngọt kích thước nhỏ hơn, hoa màu hồng, cánh rủ xuống, thường có màu xanh nhạt.

Cây khế chua thì đọt màu nâu sẫm, lúc chín màu vàng đậm, hoa đỏ sẫm và lá tối màu hơn.

Lá cây khế thường có kích thước vừa phải, tán lá có thể che bóng mát, quang hợp không khí tạo không gian thoáng đãng và mát mẻ cho cả ngôi nhà.

Bên cạnh các cây khế ăn quả hay đại thụ thì còn cây khế bonsai trồng trong chậu để làm cảnh trang hoàng cho nhà thêm đẹp.

Khế còn có công dụng trong y học khi là loại trái cây bồi bổ cơ thể, dùng làm thuốc chữa bệnh như để hạ sốt, cầm máu, giảm bệnh trĩ, lợi tiểu,..

Cây khế cũng có ý nghĩa phong thủy. Cây lớn khỏe, cành lá xum xuê và quả màu vàng chín là tượng trưng cho những may mắn, phát triển, thịnh vượng của gia chủ. Gia chủ trồng khế ở khuôn viên nhà sẽ gặp điều tài lộc, phú quý.

Loại cây này cũng dễ trồng, không cần mất nhiều thời gian chăm sóc. Bạn vì thế cũng không cần lo vận lụi đi, mà luôn phát triển tươi tốt.

Cây khế mang lại nhiều lợi ích là thế nhưng không phải có thể tùy tiện trồng ở bất cứ vị trí nào cũng đem lại tài lộc. Nhiều người sẽ nghĩ trồng cây ăn quả ở đâu cũng được vì thực chất chỉ để lấy quả và bóng mát. Nhưng thực ra nên xem xét vị trí trồng cây để đảm bảo vận may cho gia chủ, đặc biệt là vị trí lối ra, cửa nhà.

Cửa nhà trong phong thủy là nơi đón vận khí, rước tài lộc may mắn vào nhà nên nếu trồng cây ở ngay lối đi sẽ chắn lối, cản trở luồng khí tốt vào trong. Lối đi không được thông thoáng và ánh sáng không chiếu được vào trong nhà.

Khế cũng là loại cây đại thụ nên tán lá lớn, trồng trước cửa sẽ che đi tầm nhìn, khiến nhà thiếu khí trời, u ám hơn. Các hệ thống rễ cây dày bám vào tường nhà, lan qua những vị trí khác gây nứt nẻ bề mặt và hỏng lớp sơn. Lá khế rụng sẽ làm mặt tiền mất đi tính thẩm mỹ.

Nếu vẫn muốn trồng khế trong nhà thì có thể tham khảo 1 số vị trí khác như ngay sân vườn hoặc sau nhà. Nhiều người cho rằng cây khế không đẹp mắt nên không thể hiện sự may mắn. Nhưng thực chất thì khế được người Việt ưa chuộng trồng ở sân nhà giúp gọi tài lộc vào, cũng 1 phần vì “ăn khế trả vàng”.

Trong tín ngưỡng Việt, cây khế cũng là loại cây “chánh pháp” gắn với những người phúc hậu, hiền lành.

Cách trồng cây khế

Cây khế rất dễ trồng và nhanh đậu quả, chỉ khoảng sau 100 ngày từ lúc gieo hạt là cây sẽ xuất hiện quả ngay. Bạn có thể mua cây sẵn bán ở cửa hàng để về trồng trực tiếp xuống đất cũng được.

Đất phù hợp để khế phát triển là loại đất mùn tơi xốp với pH 5.5. Ngoài ra có thể trộn cùng phân chuồng và các vỏ xơ dừa, mùn hữu cơ,… để đất thêm dinh dưỡng giúp nuôi cây phát triển nhanh chóng.

Thời điểm thích hợp cho khế sinh trưởng là mùa xuân khi có khí hậu mát mẻ. Bạn cũng cần làm tơi xốp đất trước khi trồng để dễ dàng gieo hạt và cây hấp thụ chất dinh dưỡng được tốt hơn. Trồng cây trong chậu cũng cần có lỗ để cây thoát nước.

Advertisement

Cách chăm sóc cây khế

Cây khế khá dễ chăm. Bạn chỉ cần đảm bảo cung cấp đủ nước và ánh sáng vào đúng thời điểm cho cây thì cây sẽ lớn và đậu quả nhanh. Cây cao lên tầm khoảng 1 mét thì cắt tỉa cành sâu bệnh, khô héo.

Bạn cũng nên quét vôi bão hòa vào gốc cây để ngăn bọ đục khoét khi tới mùa hanh khô. Từ ngày 20 trở đi, cách vài tháng thì bón thêm phân hữu cơ và phân chuồng 1 lần.

Ý Nghĩa Của Cá Koi Trong Phong Thủy

Cá koi (phát âm cá coy) là phổ biến trong cả văn hóa Trung Quốc và, được miêu tả trên tác phẩm nghệ thuật, quần áo, và thậm chí với cá sống được sử dụng trong. Khi biết ý nghĩa của cá koi và lịch sử lâu dài, bạn có thể dễ dàng hiểu được lý do tại sao mọi người tôn sùng loài cá xinh đẹp này sâu sắc đến vậy.

Bật mí về sự tích cá koi và ý nghĩa của chúng trong phong thủy 1.Cá Koi là gì?

Koi là từ tiếng Nhật của cá chép, một loại cá nước ngọt có màu sắc rực rỡ thường được sử dụng ở châu Á, bao gồm cả phong thủy Trung Quốc. Cá có nhiều màu sắc và có ý nghĩa tượng trưng trong phong thủy.

2.Ý nghĩa cá Koi – Biểu tượng chung

Sự thành công

Tuổi thọ

Lòng can đảm

Tham vọng

Kiên trì

Huyền thoại cá Koi

Nhiều ý nghĩa tượng trưng được mô tả ở trên về cá koi bắt nguồn từ truyền thuyết Trung Quốc về Cổng Rồng, trong đó một con cá koi bơi ngược dòng, qua thác nước và các chướng ngại vật khác để lên đến đỉnh núi. Trên đỉnh núi là “Cổng rồng”. Truyền thuyết nói rằng khi cuối cùng cá koi đạt đến đỉnh, nó đã trở thành một trong những sinh vật tốt lành nhất trong văn hóa Trung Quốc.

3.Ý nghĩa màu sắc cá Koi Ý nghĩa cá Kohaku trắng và đỏ

Koi này có một cơ thể màu trắng với những đốm đỏ. Nó tượng trưng cho sự thành công trong sự nghiệp của bạn.

Ý nghĩa cá Koi đen Kumonryu

Có hai biến thể chính của cá koi này. Một biến thể là một con cá koi có thân màu trắng và các đốm đen, và biến thể khác là một thân màu đen. Koi Kumonryu này tượng trưng cho sự thay đổi và biến đổi cuộc sống.

Biểu tượng Cá Koi bạc Ogon

Koi rắn, màu bạc này tượng trưng cho sự thành công trong kinh doanh và sự giàu có.

Kuchibeni màu trắng và đỏ “Son môi” Ý nghĩa cá Koi

Cá koi có hoa văn màu trắng và đỏ này thường được gọi là cá “son môi”, bởi vì màu đỏ xung quanh miệng của nó làm cho nó xuất hiện như thể cá đang mặc son môi. Kuchibeni koi đại diện cho tình yêu và các mối quan hệ lâu dài.

Biểu tượng cá koi vàng Yamabuki

Cá koi Yamabuki có màu vàng và tượng trưng cho sự giàu có và giàu có.

4.Cá Âm Dương Koi

Trong phong thủy, cá koi được buộc vào. Trên thực tế, những giọt nước mắt đen trắng của biểu tượng âm dương được cho là đại diện của hai cá koi, một nam và một nữ. Con mắt của mỗi giọt nước mắt là biểu tượng của con mắt quan sát liên tục của cá koi. Cặp cá này thường được nhìn thấy bên ngoài bối cảnh của biểu tượng âm dương. Ví dụ, một cặp cá koi thường được sử dụng như một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Koi Hài hòa và Hạnh phúc

Koi đồng nghĩa với sự hài hòa và hạnh phúc. Hai âm dương và cá koi hoàn thiện lẫn nhau và tạo ra một sự cân bằng hoàn hảo của năng lượng tiêu cực và tích cực của năng lượng chi, đó là sức sống của tất cả mọi thứ trên trái đất.

5.Cá Koi tượng trưng gì trong phong thủy

Koi có thể được thể hiện trong thiết kế nội thất với các tác phẩm nghệ thuật như tranh vẽ, hình vẽ, ảnh hoặc điêu khắc. Vị trí của nó được cho là thu hút sự phong phú và thịnh vượng tốt lành vào nhà và cuộc sống của bạn và một số lựa chọn để có nhiều đại diện của loài cá này.

6.Đặt cá Koi trong thiết kế phong thủy

Koi có thể được bao gồm trong một ngôi nhà hoặc trong một cái ao hoặc rất lớn. Nếu bạn đang tự mình cân nhắc, hãy chắc chắn rằng bạn luôn sử dụng năng lượng tốt lành theo cách của mình bằng cách giữ cho nước sạch và được lọc tốt và bằng cách đảm bảo chúng có nhiều không gian để bơi và phát triển.

Những Điều Cần Biết Về Đá Mắt Hổ Trong Phong Thủy

Một vài nét về đá mắt hổ

Đá mắt hổ hay có tên gọi khác là ngọc mắt hổ, là một biến thể thuộc nhóm đá thạch anh và là một loại đá biến chất có màu sắc từ vàng đến nâu đỏ, trên bề mặt đá có hiệu ứng “ánh lụa” vô cùng bắt mắt.

Đá mắt hổ có thành phần hóa học là SiO2, với độ cứng là 7/10, có ánh thủy tinh rất bắt mắt.

Đá mắt hổ có nhiều biến thể với nhiều màu sắc khác nhau như mắt hổ đỏ nâu, mắt hổ vàng nâu, mắt hổ vàng tươi, mắt hổ xanh đen.  Loại phổ biến nhất là loại màu vàng nâu.

Ý nghĩa và công dụng của đá mắt hổ

Đá mắt hổ được coi là một viên đá hộ thân tuyệt vời, nó được mọi người mang đi trong các chuyến công tác xa, du lich để cầu bình an và may mắn. Còn với những người làm nghề đánh bắt cá, các thủy thủ thì thường mang theo bên mình để giúp tăng cao khả năng tập trung tầm nhìn.

Trong thạch trị liệu học, chúng được cho là vật phẩm mang đến cảm xúc vững vàng, tâm lý ổn định cho con người. Từ các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chúng có thể tác động đến hệ thống thần kinh, làm tăng cảm giác tự tin, sẵn sàng trong mọi hoạt động, giúp đầu óc minh mẫn hơn trong việc quyết định, giải quyết các vấn đề.

Trong phong thủy, đá mắt hổ được coi là vật mang đến may mắn, thịnh vượng, sự dũng mãnh và giúp phòng trừ tiểu nhân, hóa giải sát khí cho gia chủ.

Đặc biệt, theo quan niệm xưa đá mắt hổ rất hữu ích trong các trường hợp sau:

-Nếu như bạn luôn có rất nhiều dự định, hay phải trải qua nhiều vấn đề rắc rối nhưng lại không có lòng tin thực hiện, vượt qua thì bạn nên đeo các trang sức làm từ đá mắt hổ, nó sẽ kích thích lòng tin và dũng khí hành động.

-Đối với những người có trí nhớ kém, hay quên thì nên đeo đá mắt hổ ở vùng gần thái dương, như vậy sẽ giúp bạn tăng cường khả năng tập trung cho trí não.

-Đối với những người hay ốm vặt, thân thể bị suy nhược, thì nên cầm mỗi tay một viên đá mắt hổ tương đối to rồi đi dạo, chạy, vận động cho đến khi ra mồ hôi thì dừng lại, cứ làm như vậy mỗi tuần làm từ hai đến bốn lần sẽ cải thiện được sức khoẻ.

-Đối với những người bị suy yếu dạ dày và đường ruột, thì nên cầm quả cầu đá mắt hổ xoa vào vùng bụng, sẽ giúp cho chức năng của các bộ phận vùng bụng khoẻ lên.

-Đá mắt hổ có thể sử dụng để chữa các bệnh về cổ họng, về mắt và sinh sản. Đồng thời, nó có thể làm xương cốt trở nên cứng cáp, loại bỏ mệt mỏi và giảm đau.

Tuy nhiên, đây là các kinh nhiệm có tính truyền miệng, vì vậy bạn không nên bắt buộc làm theo mà chỉ nên tham khảo.

Ứng dụng của đá mắt hổ trong làm đồ trang trí

Vì đá mắt hổ có độ bền cao, có ánh thủy tính bắt mắt và ẩn chứa rất nhiều công dụng, nên người ta thường dùng nó làm nguyên liệu cho các đồ trang sức.

Đá mắt hổ là một loại đá biến chất có màu sắc từ vàng đến nâu đỏ, vì vậy bạn có thể lựa chọn chúng dựa trên màu sắc phù hợp với cung mệnh của mình để phát huy hết công năng của nó.

-Đối với các loại trang sức có đá mắt hổ đỏ nâu: trong ngũ hành, màu đỏ nâu thuộc hành Hỏa vì vậy nó rất thích hợp với những người mang mệnh Hỏa và mệnh Thổ.

-Đối với các loại trang sức có đá mắt hổ vàng nâu: trong ngũ hành, màu vàng nâu thuộc hành Thổ vì vậy nó rất thích hợp cho những người thuộc mệnh Thổ và mệnh Kim.

-Đối với các loại trang sức có đá mắt hổ vàng tươi: trong ngũ hành, màu vàng nâu thuộc hành Thổ vì vậy nó rất thích hợp cho những người thuộc mệnh Thổ và mệnh Kim.

-Đối với các loại trang sức có đá mắt hổ xanh đen: trong ngũ hành, màu vàng nâu thuộc hành Thủy vì vậy nó rất thích hợp cho những người thuộc mệnh Thủy và mệnh Mộc.

Một số lưu ý giúp bạn tránh chọn những viên đá mắt hổ kém chất lượng

Do nó khá là hiếm trong tự nhiên, dẫn đến giá thành của nó khá là cao. Vì vậy, xuất hiện một số kẻ xấu vì chuộng lợi mà làm giả đá mắt hổ. Đương nhiên, với những viên đá mắt hổ giả này sẽ không mang đến lợi ích cũng như tác hại gì cho bạn nhưng bạn cũng có thể thử các cách sau đây để chọn mua viên đá đảm bảo chất lượng phù hợp với mình:

-Đối với những viên đá có màu sắc không có trong tự nhiên như hồng, xanh lục, cam,… thì nó chính là hàng giả được nhuộm màu.

-Đối với những viên đá có màu sắc trong tự nhiên, để chắc chắn nó là thật hay giả bạn có thể thấm một ít dung dịch axeton ra một miếng vải nhỏ, sau đó lau vào viên đá, nếu màu của viên đá xuất hiện trên miếng vải thì đó cũng chính là hàng giả được nhuộm. Cách này khá hay, tuy nhiên nó chỉ có thể phát hiện ra đối với những viên đá được xử lý khá nhiều lần.

Đăng bởi: Uyên Thụy

Từ khoá: Những điều cần biết về đá mắt hổ trong phong thủy

Giải Mã Ý Nghĩa Màu Nâu Trong Cuộc Sống, Phong Thủy, Tình Yêu

Định nghĩa màu nâu

Màu nâu là gam màu gần nhất với tự nhiên giống với màu của đất, của lò sưởi, gỗ cây,… Màu nâu được tạo ra bởi sự kết hợp màu sắc giữa màu da cam và màu xanh lam, màu đỏ và màu xanh lá cây hay màu vàng và màu tía với một tỉ lệ nhất định.

Nguồn gốc màu nâu

Nguồn gốc đầu tiên của màu nâu là khi người ta phát hiện ra nó xuất hiện trong những lăng mộ tiền sử và ứng dụng trong các tranh chạm khắc. Trong tiếng Việt, tên gọi “màu nâu” có nguồn gốc từ tự nhiên do màu này rất gần với màu của chất tanin chứa trong chiết suất của củ nâu, dùng để nhuộm quần áo.

Ý nghĩa của màu nâu trong tình yêu

Trong tình yêu nếu người mình yêu là một người thích màu nâu thì thường họ sẽ có tính cách khá bảo thủ và đôi khi có phần hơi cứng nhắc và độc đoán. Chính vì vậy mà màu nâu ít khi được nhắc đến trong tình yêu.

Song, những người yêu màu nâu lại có một lối sống tối giản, mộc mạc mà rất đỗi bình dị. Vậy nên trong tình yêu, người yêu thích màu nâu sẽ thường nghiêng về lối sống khá truyền thống và luôn coi trọng các mối quan hệ trong gia đình.

Ý nghĩa của màu nâu trong thiết kế

Màu nâu là màu của thiên nhiên, là màu của đất mang đến sự mộc mạc. Màu nâu cũng tượng trưng cho sự bền bỉ và cả tính an toàn. Trong thiết kế kiến trúc, nhà cửa màu nâu sẽ giúp nâng cao cảm giác an toàn cũng như bình yên cho công trình.

Bên cạnh đó, màu nâu là một gam màu ấm nên nó thường được sử dụng để thiết kế các sản phẩm nội thất, cửa ra vào hay tường,…

Ý nghĩa của màu nâu trong phong thủy

Màu nâu phù hợp với gia chủ mệnh Hỏa và Thổ giúp mang đến nhiều vận khí tốt lành. Ngược lại đây lại là gam màu kỵ với gia chủ có mệnh Mộc, bởi mệnh Mộc khắc Thổ.

Sử dụng gam màu này sẽ mang đến năng lượng tích cực cho gia chủ, đồng thời mang đến nhiều tài lộc, sự may mắn và phát triển ổn định. Gia chủ có thể sử dụng gam màu nâu cho cả không gian nội thất và ngoại thất của ngôi nhà.

Ý nghĩa của màu nâu trong văn hóa

Trong văn hóa người Hồi giáo coi màu nâu là biểu tượng cho sự tàn phá, thiếu hiểu biết, suy đồi tinh thần và cả xã hội. Người Kitô gắn màu nâu với sự tôn thờ các thế lực đen tối, đặc biệt là màu nâu là sự ra đời của phong trào phát xít, được gọi là “bệnh dịch nâu”. Còn với văn hóa người Công giáo, họ gắn liền tông màu này với sự nghèo đói, suy đồi đạo đức và đồi trụy.

Cách chọn đồ màu nâu hợp thời trang

Có rất nhiều cách chọn đồ có thể phối với màu nâu cho ra một tổng thể màu sắc hài hoà. Để mang cho mình một set đồ thời trang trông khỏe mạnh, trẻ trung bạn nên phối màu nâu kết hợp với màu đen, màu xanh dương, màu xanh lục, màu be, màu đỏ,… đây là những màu phù hợp nhất với màu nâu.

Bên cạnh đó, các bạn muốn bộ trang phục giúp bạn trở nên trưởng thành và thanh lịch hơn, bạn nữ có thể phối theo set đồ ton sur ton: Mix quần nâu với áo có tông màu nâu, các bạn nam có thể mix quần nâu với những chiếc áo sơ mi caro hoặc áo vest có cùng tông màu nâu.

Cách chọn màu nâu phù hợp trong thiết kế đồ họa

Mang trong mình sự cổ điển, trầm lặng, màu nâu thực sự rất thích hợp với những sản phẩm thiết kế mang phong cách vintage. Ngoài ra, gam màu nâu là màu truyền thống toát lên vẻ mộc mạc, đơn giản, bền bỉ và ổn định, màu nâu trên tà áo của người Việt xưa mang lại cảm giác thân thiện, chân chất mà gần gũi. Màu nâu rất phù hợp với các ngành dịch vụ như quán cafe, quán ăn,…

Cách chọn màu nâu phù hợp trong phong thủy

Trong ngũ hành, màu nâu tượng trưng cho Mộc, do đó tương thích với những gia chủ có mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa. Do Mộc khắc Thổ, nên cần lưu ý tránh sử dụng màu nâu đối với những gia chủ mang mệnh Thổ.

Nên sử dụng màu nâu ở hướng Đông Nam hoặc hướng Đông và Nam, tránh sử dụng tại các hướng Tây và Tây Nam. Việc sử dụng màu nâu tại các hướng phù hợp giúp gia tăng vận khí cho gia chủ, đồng thời tránh được những điều xấu có thể xảy đến.

Màu nâu hoàn toàn có thể sử dụng ở cả nội và ngoại thất. Song, nếu chỉ sử dụng một màu nâu sẽ rất dễ gây cảm giác đơn điệu, do đó cần biết cách kết hợp màu khác để tạo được hiệu quả thẩm mỹ cho không gian. Màu nâu kết hợp tốt với các màu như da cam, vàng hay xám,…

Phong Thủy Trái Cây Là Gì? Ý Nghĩa Của Các Loại Trái Cây Phong Thủy Phổ Biến

Mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của gia đình Việt mỗi độ Tết về. Tuy nhiên, khái niệm phong thuỷ trái cây cũng như cách sử dụng trái cây phong thuỷ vào mâm ngũ quả để đem tài lộc cả năm về nhà không phải ai cũng biết. Tuổi Trẻ Bộ Xây Dựng sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi phong thuỷ trái cây là gì và ý nghĩa của từng loại trái cây đặt trên bàn thờ để nguyện cầu được chứng giám.

Trái cây là kết tinh cuối cùng từ cây cối, từ sức lao động bỏ ra mà con người thụ hưởng. Theo quan niệm, “kết quả” thể hiện sự viên mãn, đủ đầy, biểu tượng của lời nguyện cầu muốn dâng lên bàn thờ gia tiên, thần linh. Theo phong thuỷ, việc chọn lựa trái cây nên chú ý đến màu sắc, số lượng và ý nghĩa của từng loại.

Trong những ứng dụng của phong thuỷ truyền thống, trái cây được phân loại từ các văn bản cổ dựa trên các đặc trưng về tuổi thọ, sự giàu có, thịnh vượng, khả năng sinh sản… Lựa chọn trái cây như một phương pháp chữa bệnh phong thuỷ và đòi hỏi bạn phải thấu hiểu được năng lượng của mỗi loại để đạt được ý nguyện.

Đào

Quả đào là loại trái cây phong thuỷ phổ biến nhất. Loại quả này biểu tượng cho sức khỏe, tuổi thọ và sự giàu có. Ngoài ra, trái đào cũng biểu trưng cho phong thuỷ tình yêu và hôn nhân.

Lựu

Lựu đặc trưng bởi hạt nhiều, bọng nước nên loại trái cây phong thuỷ này tượng trưng cho khả năng sinh sản. hoá giải và thúc đẩy vận may cho con cái. Những cặp vợ chồng hiếm muộn có thể xem lựu như “loại thuốc” giúp họ mau chóng sinh con đẻ cái.

Nho

Nho trong phong thuỷ biểu tượng cho sự phong phú về của cải vật chất và đại diện cho sự thành công ở hiện tại hoặc ở tương lai gần. Đôi khi nho được dùng để làm phương thuốc hoá hung thành cát.

Táo

Trái táo trong tiếng Trung có phát âm gần với từ “hoà bình”. Đây là loại trái cây phong thuỷ biểu tượng cho sức khỏe và gia đình hoà hợp. Táo có màu đỏ mang ý nghĩa rất tốt, nhưng các quả táo xanh hoặc vàng cũng được sử dụng phổ biến tuỳ theo thuộc tính màu.

Dứa

Phát âm từ “dứa” trong tiếng Hoa cũng gần với âm thanh của từ “may mắn đến theo cách của bạn”. Do đó, dứa trở thành biểu trưng phong thuỷ về sự thịnh vượng, phát đạt và may mắn.

Cam

Cam được ứng dụng trong phong thuỷ truyền thống bởi sự tươi mát và sắc cam chất lượng. Nếu đặt 9 trái cam trong phòng khách hoặc phòng bếp được tin rằng sẽ gặp được may mắn, thịnh vượng. Ngoài ra, nhiều người tin rằng các loại trái cây có múi có thể giúp xua đuổi xui xẻo.

Xoài

Phát âm của người miền Nam thì xoài sẽ đọc thành “xài” nên những trái xoài đặt trên bàn thờ mang ý nghĩa mong cầu cho một cuộc sống đầy đủ, sung túc, không thiếu thốn về vật chất.

Chuối

Trong phong thủy, chuối là loại trái có ý nghĩa sự thu hút nên việc đặt chuối trên bàn thờ có mục đích thu hút tiền tài, vận may trong cuộc sống. Tuy nhiên, người ta khuyên không nên đem đi tảo mộ hoặc trong tháng cô hồn bởi ám chỉ “chào đón” các vị khách không mời.

Bưởi

Trong tiếng Trung, bưởi đọc gần giống từ “con trai”. Vì vậy, người người bày bưởi với ý nghĩa xin lộc về cho con cái. Dịp lễ Tết, người Việt hay đặt bưởi trên nải chuối xanh với mong muốn phúc lộc tìm đến nhà.

Thanh long

Sung

Nghe tên gọi thì có lẽ nhiều người cũng có thể đoán được ý nghĩa phong thuỷ của loại trái này. Sung biểu trưng cho sự sung mãn cả về tình cảm, sức khỏe lẫn tiền bạc.

Đu đủ

Giống như tên gọi, đu đủ được dùng trong phong thuỷ trái cây với ước muốn thịnh vượngđủ đầy trong cuộc sống và tình cảm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Và Công Dụng Tượng Hổ Trong Phong Thủy trên website Xikz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!